Văn hóa “đồ sát” cá voi ở Đan Mạch
Hòn đảo Faroe yên bình ở Đan Mạch cứ mùa hè lại nhuốm đỏ màu máu khi hàng trăm con cá voi bị giết man rợ theo một nét văn hóa đã tồn tại hàng trăm năm nay.
Đảo Faroe nằm ở phía bắc Đại Tây Dương thuộc chủ quyền Đan Mạch từ lâu đã nổi tiếng với văn hóa giết cá voi đầu tròn vây dài từ trăm năm nay. Bộ luật mang tên Sheep Letter đã được quy định thành văn từ năm 1298 cho phép người dân đánh bắt cá voi ở đảo.
Cứ đến mùa hè hằng năm, khoảng 800 cá voi đầu tròn vây dài sẽ bị giết hại dọc bờ biển Faroe. Những chú cá voi bị giết không nhằm mục đích thương mại mà chỉ phục vụ cho cư dân trên đảo. Bất kì cá nhân nào có chứng chỉ săn cá voi đều được phép hành nghề.
Gần đây, nhiều tổ chức và cơ quan bảo vệ động vật đã lên tiếng về văn hóa “đồ sát” cá voi quá khủng khiếp và man rợ này khiến chính quyền đảo Faroe bắt đầu phải xem xét lại. Người dân Faroe cũng đang tìm cách để việc giết những chú cá voi trở nên “nhân văn” hơn mà vẫn duy trì được nét văn hóa từ xa xưa để lại.
Năm 2015, luật định mang tên The Grind đã yêu cầu những cư dân học cách giết cá voi bằng một ngọn giáo dài đâm xuyên sống lưng nhằm giảm thiểu tối đa đau đớn cho những chú cá.
Video đang HOT
Với nhiều cư dân đảo, giết cá voi có một nền văn hóa và lịch sử lâu đời. Nhiều nhà khoa học khẳng định ăn thịt cá voi không hề tốt cho sức khỏe vì hàm lượng thủy ngân quá cao. Khuyến cáo được đưa ra với những phụ nữ có thai, trẻ em và người già chỉ nên ăn mỡ cá voi một lần trong tháng. Dù vậy, chính quyền đảo Faroe không cấm việc săn bắt loại cá này.
Người biểu tình phản đối giết hại cá voi bị bắt giữ.
Các tài liệu địa chất học cho thấy người Norse đã định cư ở đảo Faroe cách đây 1.200 năm. Họ thường ăn mỡ và thịt cá voi trong bữa ăn hằng ngày. Người dân cho biết mỡ cá voi có thể chế biến thành dầu nhiên liệu thắp đèn hoặc làm thuốc.
Một người biểu tình khác bị bắt giữ vì phản đối giết hại cá voi
Dù cá voi đầu tròn vây dài không phải là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng nhưng cách thức giết hại loài cá này khiến nhiều người không khỏi rùng mình.
Theo Danviet
Thụy Điển tính trục xuất 80.000 người tị nạn, Đan Mạch tịch thu tài sản
Thụy Điển đang tính trục xuất tới 80.000 người di cư trong thời gian tới, sau khi tiếp nhận 163.000 người xin tị nạn năm 2015. Trong khi đó, Đan Mạch tịch thu tài sản của người nhập cư để hạn chế lượng người đổ về.
163.000 người xin tị nạn đã đổ về Thụy Điển năm 2015. (Ảnh: AFP)
Thông tin được Bộ trưởng nội vụ Thụy Điển công bố. Theo đó các chuyến bay thuê riêng sẽ được sử dụng để trục xuất người nhập cư. Trong năm qua chỉ có khoảng 55% trong số 58.800 trường hợp xin tị nạn được giới chức nước này chấp thuận.
"Chúng tôi đang bàn thảo về con số 60.000 người, nhưng con số có thể lên tới 80.000", ông Ygeman khẳng định với báo giới địa phương.
Trong năm 2015, Thụy Điển là quốc gia tiếp nhận lượng người nhập cư lớn nhất châu Âu, tính theo tỷ lệ so với quy mô dân số nước này, với 163.000 người.
Trước đó cũng trong ngày thứ Tư, chính phủ Hy Lạp đã phản ứng trước tin đồn rằng, một dự thảo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định Athens đã "phớt lờ nghiêm trọng", nghĩa vụ của mình trong việc kiểm soát biên giới vòng ngoài của khối tự do đi lại Schengen.
Người phát ngôn chính phủ Hy Lạp Olga Gerovasili cáo buộc EC đang chơi trò "đổ lỗi", và cho biết chính EC đã không thực hiện một chương trình được thống nhất hồi năm ngoái, nhằm phân bổ hàng nghìn người nhập cư đang mắc kẹt tại Hy Lạp.
Châu Âu đang phải vất vả đối phó với cuộc khủng hoảng di cư, khi hàng chục nghìn người tiếp tục đổ tới các bờ biển Hy Lạp, bất chấp gió mạnh và băng giá.
Thụy Điển mới đây đã phải áp đặt tạm thời các biện pháp kiểm soát tại biên giới, để chặn dòng người di cư. Cùng với Đức, quốc gia vùng Bắc Âu này là điểm đến thu hút nhiều người xin tị nạn nhất.
Tuần này, Thụy Điển trở thành quốc gia mới nhất tại EU đối diện căng thẳng do vấn đề người nhập cư, khi bạo lực gia tăng. Một thiếu niên xin tị nạn 15 tuổi đã bị bắt tại thành phố Molndal, gần Gothenburg, sau khi một nhân viên trung tâm tị nạn 22 tuổi bị đâm chết.
Có tới 35.400 trẻ vị thành niên tới Thụy Điển một mình trong năm 2015, cao gấp 5 lần số lượng năm 2014.
Quốc gia láng giềng của Thụy Điển là Đan Mạch tuần này đã phải thông qua đạo luật gây tranh cãi, tịch thu mọi tài sản có giá trị của người tị nạn, với hy vọng chặn dòng người đổ về. Đạo luật này bị không ít người so sánh với việc phát xít Đức từng tịch thu tài sản của người Do Thái trong Thế chiến II.
Theo luật mới này, người xin tị nạn tới Đan Mạch chỉ được phép mang theo 10.000 kroner (1456 USD) tiền mặt và tài sản giá trị. Mọi tài sản vượt trên ngưỡng này sẽ bị tịch thu để trang trải cho chi phí lưu trú của những người này.
Thanh Tùng
Theo Dantri/BBC, Independent
Tấn công kẻ hiếp dâm, cô gái Đan Mạch đối mặt án phạt Cô gái trẻ 17 tuổi ở Đan Mạch đang phải đối mặt án phạt vì xịt hơi cay vào kẻ định hiếp dâm cô Tên "yêu râu xanh" kéo cô xuống đất và mưu đồ thực hiện hành vi đồi bại không chịu bất kì án phạt hoặc cáo buộc hình sự nào. Vụ việc xảy ra ở thị trấn nhỏ Sonderborg tại...