Vân Hồ – Sơn La với vẻ đẹp hoang sơ và những địa điểm không thể bỏ lỡ
Huyện Vân Hồ là một huyện vùng cao ở Sơn La, được cắt ra từ huyện Mộc Châu vào năm 2013.
Là một vùng đất còn khá mới mẻ, chưa được khai thác nhiều, nhưng hiện nay Vân Hồ, với vẻ đẹp hoang sơ, đang là một trong những nơi hấp dẫn hàng chục ngàn lượt du khách ghé thăm mỗi năm.
Dự đoán sẽ trở thành địa điểm thu hút khách du lịch trong tương lai không kém gì người bạn láng giềng Mộc Châu.
Hãy cùng điểm qua những địa điểm du lịch mà các bạn nhất định không được bỏ lỡ khi đến với mảnh đất Vân Hồ xinh đẹp này nhé!
Những bản làng bình yên và thơ mộng
Cảnh quan bình yên tại Vân Hồ, Sơn La
Đến với Vân Hồ bạn sẽ bị làm cho choáng ngợp bởi sự xinh đẹp và giản dị ở nơi đây. Cảnh tượng núi non hùng vĩ, không khí trong lành lại mát mẻ, thích hợp cho những bạn năng động, ưa thích khám phá, đang muốn tìm nơi để “refresh” lại bản thân, thì làng Vân Hồ là điểm đến bạn không nên bỏ lỡ.
Bạn có thể tham gia vào các tour du lịch cộng đồng tại các bản đang được yêu thích như tại bản Phụ Mẫu, Bản Áng, bản Hua Tạt, xã Ngọc Chiến,… cùng ăn, cùng ở và trải nghiệm cuộc sống, những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc tại đây như: giã bánh dày, giã gạo, vẽ sáp ong trên vải,… hơn nữa, du khách còn được thưởng thức hoặc có thể tận tay chế biến ẩm thực “cây nhà lá vườn” với những rau củ quả được trồng quanh nhà, gà đồi (gà thả đồi), lợn cắp nách (là giống lợn lai giữa lợn rừng và lợn Mường),…
Đặc biệt hơn, du khách còn trực tiếp tham gia đội văn nghệ, biểu diễn những điệu nhạc truyền thống như múa khèn, sáo Mông, đàn môi, những bài hát dân tộc,… tham gia các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, kéo co, đi cà kheo,…
Ngoài các trò chơi dân gian, còn có các lễ hội như:
Lễ hội chọi trâu Phù Yên (10 và 11 tháng Giêng Âm lịch)
Lễ hội Mợi dân tộc Mường huyện Phù Yên (Mồng 5 tết)
Lễ hội cầu an (Cuối tháng giêng)
Lễ hội dâng hoa măng của dân tộc La Ha (trước ngày rằm hàng tháng trong mùa xuân)
Nghệ thuật vẽ bằng sáp ong trên vải của người H’mong
Thác Tạt Nàng
Nằm tại Bản Phụ Mẫu I, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ Thác Tạt Nàng nằm cách trung tâm tỉnh Sơn La khoảng 60 km và được bao quanh bởi núi rừng rậm rạp. Thác bắt nguồn từ suối Tà Xam và Tà Piu, chảy từ bản Phụ Mẫu 2 dồn về bản Phụ Mẫu 1 tạo thành. Thác nước phân thành ba tầng, cao hơn 100m.
Video đang HOT
Tên gọi của Thác Tạt Nàng bắt nguồn từ một câu chuyện tình buồn của một cô gái xinh đẹp tại đây. Vào thời lập bản Mường, cô nàng đã trót đem lòng yêu thương một chàng trai. Trớ trêu thay chàng lại chảy cùng dòng máu với kẻ có thù với gia đình của mình. Chính vì nguyên do đó hai người không thể đến với nhau.
Buồn bã với số phận trớ trêu của mình, cô đã gieo mình từ trên đỉnh Tát Nặm nhân lúc cha đi vắng. Cái tên Tát Nàng cũng được ra đời từ đó. Dịch theo tiếng Thái Tạt có nghĩa là thác, Nàng là người con gái xinh đẹp đã gieo mình tại đây.
Suối khoáng nóng Chiềng Yên
Về Chiềng Yên tắm nước suối nóng, ăn đặc sản Vân Hồ.
Suối khoáng nóng chiềng Yên nằm ngay dưới chân núi Bò Ui là một điểm du lịch thú vị với du khách. Nước ở đây không quá nóng, trung bình từ 40-50 độ C rất tốt cho sức khỏe.
Thời điểm tắm khoáng nước nóng hoàn hảo nhất là sáng sớm và chiều tối, trước hoặc sau khi ăn tối. Tắm khoáng nóng giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng sự trao đổi chất của cơ thể, diệt vi rút,… vậy nên tắm buổi sáng sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng cho ngày dài, tắm buổi chiều giúp cơ thể, đầu óc thư giãn, giảm mệt mỏi. Du khách có thể đến đây ngâm mình trong dòng nước ấm, tinh khiết thư giãn và cùng hòa mình vào thiên nhiên sau những hành trình dài mệt mỏi.
Hồ sông Đà
Chắc hẳn chúng ta ai cũng quá quen thuộc với hình ảnh sông Đà qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân vừa hung bạo vừa trữ tình. Sông Đà chảy ngang qua tỉnh Sơn La tạo thành một hồ nước lớn được nối bởi phà Vạn Yên giữa huyện Phù Yên và Vân Hồ, được ví như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ của núi rừng Tây Bắc. Nếu tới Vân Hồ, đừng quên làm một chuyến đến hồ Sông Đà để chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt sắc và thơ mộng nhé!
Hồ sông Đà tại Vân Hồ, Sơn La
Suối cá Bản Bướt
Suối cá Bản Bướt
Con suối này có độ dài hơn 3km với khoảng 100 loài cá khác nhau nhưng không ai được phép đánh bắt vì bà con ở đây gọi là cá thần với 3 màu sắc sực sỡ xanh, đen, vàng. Vào mùa mưa, nước lũ dâng lên cuồn cuộn, cuốn trôi tất cả mọi thứ nhưng chỉ có loài cá này là không bị dòng nước cuốn đi, thậm chí nếu có bị cuốn trôi thì nó cũng sẽ quay về con suối này. Ở giữa suối có một cái hang kỳ lạ nằm dưới tảng đá, khoảng hai gang tay, vừa một người chui xuống, nhưng đến nay vẫn chưa có ai dám chui vào đó. Có lẽ vì có cái hang kì lạ này nên chúng mới không bị nước lũ cuốn trôi.
Đồi chè Shan Tuyết
Chè Shan Tuyết là một đặc sản ở Vân Hồ
Chè Shan Tuyết là một loại chè đặc sản tại Sơn La, chúng phát triển tốt nhất và cho ra loại trà chất lượng nhất khi được trồng ở khu vực đồi núi cao. Những cây chè này trồng rất phổ biến ở xã Tô Múa, Vân Hồ có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm tuổi, chè càng lâu năm càng có giá trị đối với sức khỏe con người. Loại trà này rất thơm ngon, nước trà có màu vàng óng như mật ong, nhấp ngụm đầu tiên chỉ thấy vị chan chát, nhưng nuốt xuống đến họng sẽ cảm nhận được vị ngọt đọng lại nơi đầu lưỡi.
Vậy nên đừng bỏ qua cơ hội tham quan những đồi chè Shan Tuyết cổ thụ và mua một ít về làm quà cho gia đình và người thân nhé!
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha Với diện tích 27.000ha,Thuộc 4 xã Chiềng Xuân, Tân Xuân, Xuân Nha huyện Vân Hồ và xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu. Nơi đây có nhiều thực vật và động vật quý hiếm như: hổ, báo gấm, sóc bay, vượn đen, khỉ mặt đỏ…. Du khách tới đây có thể tham quan rừng nguyên sinh hoặc tham gia chương trình du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học
Ngọc Chiến - nơi lưu giữ sản phẩm du lịch độc đáo vùng Tây Bắc
Nghe gió kể chuyện, nghe suối tâm tình và nghe người dân quê tôi kể về câu chuyện đặc biệt của mảnh đất này,
Lời mời gọi của người con quê hương Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) như thôi thúc du khách gần xa lên đường ghé thăm miền quê cổ tích và hòa mình vào bản tình ca của núi rừng.
Sau gần 80 km từ thành phố Sơn La, vượt đỉnh Sam Síp cao gần 2.000 m, du khách sẽ đến với Ngọc Chiến, huyện Mường La.
Cổng chào bản Giạng Phổng - bản đồng bào dân tộc Mông ở Ngọc Chiến.
Mỗi công trình được tạo nên ở Ngọc Chiến đều nhờ sự đồng thuận và đóng góp của nhân dân.
Chiếc cổng chào của "Nhà thờ tổ - xủ công bản Lướt" được kết từ đá hết sức độc đáo, đẹp mắt.
Những tường rào được thiết kế độc đáo, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện.
Mái nhà lợp Pơ mu là một trong những điểm riêng có ở Ngọc Chiến
Điểm du lịch cộng đồng với suối khoáng nóng bản Lướt thu hút du khách.
Khu chong chóng khổng lồ - một trong những công trình "0 đồng" của đoàn thanh niên xã Ngọc Chiến.
Khu bãi đá Lầu Xá, người dân bản Kẻ xây dựng để đón khách du lịch.
Một ngày ở Ngọc Chiến, du khách còn có thể rảo bước trên những con đường bê tông "0 đồng" chạy dọc khắp các bản làng, ngõ xóm...
Mỗi gia đình đều có những bức tường và cổng chào độc đáo.
Khung cảnh nên thơ lúc hoàng hôn bên bờ suối cũng là trải nghiệm hấp dẫn du khách.
Cây đôi tình yêu ở Ngọc Chiến với những câu chuyện cổ tích thú vị.
Thời điểm này, màu xanh của lúa non đang dần phủ kín những mảnh ruộng ở Ngọc Chiến.
Và hoa sơn tra cũng bắt đầu nở trắng trên rẻo cao Nậm Nghiệp.
Vào mùa lúa chín, Ngọc Chiến như những dải lụa vàng chạy dọc chân trời.
Người dân Ngọc Chiến gìn giữ nhiều nghề truyền thống, gắn với tạo nên sản phẩm du lịch đón du khách ghé thăm.
Vẻ đẹp hoang sơ của hang Keeng Tao Được đánh giá là một trong những hang động có hệ thống nhũ đá tự nhiên kỳ vĩ đẹp nhất miền Bắc, hang Keeng Tao (thôn Hoan Trung 1, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) dễ dàng chinh phục du khách nhờ vẻ đẹp hoang sơ vốn có cùng khung cảnh đẹp lung linh, trữ tình. Hang Keeng Tao là...