Vận hành 13km đường sắt đô thị cần tới 600 con người
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp báo Thành ủy Hà Nội chiều 9/9.
Tại đây, Ban Quản lý (BQL ) đường sắt đã báo cáo kết quả thực hiện và tiến độ triển khai Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông.
Theo đó, Dự án trên có chiều dài 13,05 km đường sắt trên cao với 12 nhà ga từ Cát Linh đến bến xe Yên nghĩa (Hà Đông); đường sắt đôi, khổ 1435mm; tốc độ chạy tàu tối đa 80km/h; thời gian chạy 1 chuyến khoảng 23,6 phút; lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/h tương đương hơn 1 triệu người/ngày.
Dự kiến, thời gian thực hiện dự án ban đầu là 5 năm (11/2008-11/2013) tuy nhiên tới nay, BQL Dự án khẳng định tới quý III năm 2015, mới hoàn thành toàn bộ dự án.
Về mức tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 435,7 triệu USD song thời điểm hiện tại, tổng mức điều chỉnh dự án gần 892 triệu USD, có nghĩa tăng thêm hơn 339 triệu USD.
Đường sắt đô thị là dự án do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận có số vốn phát sinh lớn nhất từ trước tới nay
Video đang HOT
Đây được coi là dự án ODA phát sinh nhiều nhất nhất từ trước cho tới nay. Với việc đội vốn này, ước tính chi phí để hoàn thiện đi vào vận hành 1km đường sắt đô thị sẽ tăng từ 33 triệu USD lên tới 68 triệu USD/1km.
Về nhậm chức được 2 tháng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Tổng giám đốc Ban Quản lý DA Đường sắt chia sẻ: “Ban đầu khi mới về, nhìn những con số phát sinh nâng mức tổng chi phí dự án tôi cũng cảm thấy choáng ngợp tuy nhiên khi đã nghiên cứu kỹ tình hình thì đều có thể lý giải được”.
Theo vị Tổng giám đốc, con số tổng điều chỉnh 892 triệu là dành cho tất cả các hạng mục của dự án chứ không chỉ riêng phần xây lắp. Nguyên nhân của việc đội vốn này phần lớn nằm ở khoản trượt giá 30% từ lúc ký hợp đồng cho tới thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, còn phải kể tới những chi phí phát sinh khác như: xây dựng nhà ga ; bổ sung xử lý nền yếu; thay đổi vỏ tàu sang inox; bổ sung đào tạo nhân lực chuyển giao công nghệ… đặc biệt tiền giải phóng mặt bằng cũng tăng rất nhiều so với dự kiến …
Riêng về khâu đào tạo nhân lực, theo tính toán, để vận hành tuyến đường sắt, cần tới 600 nhân lực với tổng mức chi phí đào tạo, tuyển dụng lên tới 2,9 triệu USD.
Trước câu hỏi, tuyến đường sắt chỉ dài 13km song lại cần tới 600 người phục vụ liệu có phải lãng phí? Ông Nguyễn Mạnh Hùng lý giải khẳng định: Số nhân lực trên được tính toán chi tiết theo định mức chuẩn của đường sắt đô thị. “Nếu Hà Nội mở thêm những tuyến khác, số nhân lực này cũng có thể đáp ứng. Ví như một hội đồng thi, dù 30 thí sinh hay 1 thí sinh tham dự nhưng cũng phải cần tới 4 cán bộ phục vụ công tác coi thi”, ông Hùng ví von.
Tại cuộc họp báo, phóng viên đặt câu hỏi: Một đặc điểm nổi bật của nhà thầu Trung Quốc là sau khi thắng thầu lại tìm cách đội số vốn so với tổng mức đầu tư ban đầu. Ban quản lý có chắc chắn dự án sẽ không tăng vốn trong giai đoạn tiếp theo?
Theo ông Hùng nhà thầu EPC được chỉ định là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc. Sở dĩ có chuyện chỉ định thầu là do điều kiện ràng buộc nằm trong hiệp định vay vốn ODA đã được ký trước đó giữa hai chính phủ Việt Nam-Trung Quốc.
“Từ nay cho tới lúc hoàn thiện dự án, chắc chắn sẽ không có chuyện tăng vốn. Mọi hạng mục phát sinh thì đã phát sinh rồi, tất cả đều đã được tính toán trong tổng mức đầu tư điều chỉnh. Con số này cũng đã được đóng khung.”, ông Hùng khẳng định.
Khi được hỏi về giá vé đi tàu, ông Hùng cho biết tới thời điểm này chưa thể đưa ra con số chính xác, song vị quyền Tổng giám đốc này khẳng định: “giá vé đi tàu chắc chắn sẽ rẻ”
Hoàng Vũ
Theo_Vietbao
Hà Nội thống nhất xây cầu mới cách cầu Long Biên 75m
Thành ủy Hà Nội vừa thống nhất đề xuất xây cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 75 mét về phía thượng lưu. Thành phố Hà Nội cần thống nhất phương án trên với các bộ, ngành liên quan để trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Đó là nội dung trong thông báo kết luận về việc chọn phương án xây dựng cầu đường sắt vượt sông Hồng, thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội của Thành ủy Hà Nội. Thông báo nêu rõ, tuyến đường sắt đô thị số 1 nằm trong Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030.
Hà Nội thống nhất xây cầu Long Biên mới cách cầu cũ 75m (Ảnh: Hữu Nghị)
Nội dung thông báo nêu rõ cầu đường sắt vượt sông Hồng được đặt trong mối quan hệ với cây cầu Long Biên lịch sử, cũng như yêu cầu bảo tồn không gian khu phố cổ, phố cũ và có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô trong thời gian tới.
Do vậy, Thành ủy Hà Nội cơ bản thống nhất đề xuất vị trí xây dựng cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 75 mét về phía thượng lưu. Tuy nhiên, thành phố Hà Nội cần thống nhất với các bộ, ngành liên quan để trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Dù đồng ý với phương án trên, Thành ủy cũng lưu ý Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội cần trình bày sâu hơn mối quan hệ giữa phương án xây cầu mới với việc bảo tồn cầu Long Biên, xem xét toàn diện các yếu tố như: yêu cầu bảo tồn khu phố cổ, phố cũ, giải pháp khắc phục hạn chế chiều cao thông thủy, bảo đảm thuận lợi giao thông thủy, an toàn đê điều, thoát lũ và sự an toàn của cầu Long Biên.
Theo Thành ủy Hà Nội, cây cầu mới phải bảo đảm thẩm mỹ, hài hòa với cầu Long Biên và cảnh quan khu vực. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, triển khai hạng mục công trình cầu mới và chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận cầu Long Biên là di tích quốc gia.
Quang Phong
Theo dantri
Báo cáo chi tiết vụ hợp đồng giết thuê 30 triệu Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho biết, trước khi giới thiệu đối tượng Nguyễn Kim Bình cho Nguyễn Quốc Văn để "thuê" hai sát thủ sát hại ông Kiều Ngọc Thành, Phó Ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy, ông Lê Trung Kiên đã được "nhờ" đến nói chuyện với nạn nhân để giãn nợ nhưng bất...