Vận dụng linh hoạt chủ nghĩa Marx-Lenin vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng chủ nghĩa Marx – Lenin một cách sáng tạo, linh hoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, không ngừng làm phong phú và hoàn thiện hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa ra những lý luận sáng tạo về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đó là khẳng định của các nhà khoa học chia sẻ với phóng viên phóng viên TTXVN tại Lào bên lề Diễn đàn quốc tế về Chủ nghĩa xã hội lần thứ XI được tổ chức tại thủ đô Viêng Chăn ngày 8/11.
PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Lào. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào
PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho biết trong gần 40 năm qua, Việt Nam đã dần hoàn thiện lý luận của chủ nghĩa Marx để phù hợp với đặc điểm của đất nước, trong đó gồm những thành tố chính, thứ nhất là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thứ hai là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thứ 3 là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ba cái này là ba điểm mấu chốt của lý luận phát triển trên con đường xã hội chủ nghĩa của đất nước Việt Nam hiện nay.
PGS. TS. Tạ Minh Tuấn nhấn mạnh, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta thấy là một nước do dân, vì dân, lấy nhân dân làm chủ, làm gốc, mọi sự phát triển đều hướng tới nhân dân.
Phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa là điều rất quan trọng, làm sao để cho nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo vật chất, tinh thần cho nhân dân, chứ không phải chăm chú vào việc phát triển kinh tế để tạo ra lợi nhuận hay thu lợi cho một nhóm người nhỏ nào đó, mà ở đây là cho toàn dân. Do vậy, việc định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam cũng khác so với các nước khác.
Theo PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng vậy, Quyết định 27 và 28 của Bộ Chính trị cũng chỉ rõ việc nhân dân được làm chủ như thế nào, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng và trong Nghị quyết 13 của Đảng cũng đã nói. Trên thực tế, đất nước Việt Nam có sự đoàn kết được cũng là nhờ phát huy dân chủ, dân chủ cũng phát huy sức mạnh của toàn dân tộc thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội.
Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, nhờ có việc dẫn dắt bởi lý luận mới của Việt Nam, cách nhìn của Việt Nam như vậy, đất nước của chúng ta trong gần 40 năm qua có thể nói vượt bậc. Như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã tổng kết “chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày nay”. Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã nói đến định hướng đất nước ta đủ điều kiện để chuyển sang một thời kỳ mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Video đang HOT
PGS. TS. Tạ Minh Tuấn khẳng định, tất cả ước vọng, ước mơ của Việt Nam trở thành nước công nghiệp, trở thành nước dân giàu, nước mạnh dân chủ công bằng, văn minh thì phải có lý luận dẫn đường. Đây chính là đóng góp rất lớn của Việt Nam trong việc cập nhật của chủ nghĩa Marx và cập nhật mô hình chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã có những đóng góp nhất định của đất nước đối với lý luận chung của nhân loại, đặc biệt là lý luận về chủ nghĩa Marx.
Trong khi thế giới đang đi tìm kiếm một mô hình phát triển thì mô hình chủ nghĩa xã hội không những đang tồn tại mà thường xuyên được đổi mới phát triển mạnh mẽ, cụ thể là tại các nước như Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Điều này cho thấy chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn đang tồn tại và đang phát triển, phát triển rất mạnh mẽ và hoàn toàn tiếp cận, tiệm cận và đồng hành cùng sự phát triển thời đại, không bị lạc hậu, tụt hậu lại đằng sau.
Theo PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, chính những điều này đã cho chúng ta niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa, vào mô hình phát triển xã hội chủ nghĩa của từng nước. Đối với sự hợp tác của các quốc gia có mô hình phát triển xã hội chủ nghĩa, Việt Nam luôn chia sẻ giá trị chung, chia sẻ những cái mà chúng ta hướng tới, nhờ đó chúng ta hợp tác được với nhau. Đồng thời, chúng ta còn học hỏi được những kinh nghiệm phát triển của nhau.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Lào, Giáo sư Hà Khâm, Phòng Nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội thế giới đương đại thuộc Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Marx – Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, cho biết từ khi được thành lập, Diễn đàn quốc tế về chủ nghĩa xã hội luôn bám sát tiến trình xây dựng và cải cách của các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội, thảo luận chuyên sâu về tinh thần mới nhất của các hội nghị quan trọng như đại hội đảng, các kỳ họp quốc hội ở các nước, cũng như tư tưởng của các lãnh đạo quốc gia.
Bà Hà Khâm chia sẻ, kể từ khi Việt Nam cải cách mở cửa, dựa trên việc tổng kết các kinh nghiệm và bài học của thực tiễn chủ nghĩa xã hội trên thế giới, thông qua việc tăng cường trao đổi và học hỏi lý luận với các nước xã hội chủ nghĩa và đấu tranh chống lại các tư tưởng sai lầm, Việt Nam đã đạt được những thành quả sáng tạo lý luận về bản địa hóa và hiện đại hóa chủ nghĩa Marx mang đặc sắc Việt Nam.
GS. Hà Khâm, Phòng Nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội thế giới đương đại thuộc Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Marx – Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Lào. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào
Giáo sư Hà Khâm nhấn mạnh Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng làm phong phú và hoàn thiện hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa ra những lý luận sáng tạo về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này đã đóng góp trí tuệ và kinh nghiệm của Việt Nam cho sự phát triển sáng tạo lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học trong thế kỷ XXI và thực tiễn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Việt Nam có được những thành tựu to lớn, đáng tự hào như hiện nay là do Đảng đã kiên định vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam; thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam cho phù hợp với thực tiễn phát triển của từng thời kỳ, dẫn dắt dân tộc ta vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không ngừng đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.
Công ty tài chính Mỹ tìm cách giảm thiểu rủi ro ở Trung Quốc sau chiến thắng của ông Trump
Dưới thời Chính quyền Trump 2.0, nhiều công ty tài chính Mỹ được cho là sẽ tìm cách "bỏ chạy" hoặc tách rời với các cơ sở kinh doanh hoặc tạm dừng kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro vì lo ngại về căng thẳng địa chính trị giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Giao dịch viên làm việc tại sàn chứng khoán New York, Mỹ ngày 31/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trung Quốc là thị trường "béo bở" cho các ngân hàng đầu tư Phố Wall và các công ty quản lý tài sản lớn của Mỹ mở rộng trong thập kỷ trước đại dịch COVID-19. Đây cũng là giai đoạn mà Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế tới 2 con số.
Tuy nhiên, với việc ông Trump quay trở lại nắm quyền, các công ty trên sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington. Khi đó, các chi nhánh, văn phòng kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp sẽ phải vật lộn trong tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc và những thay đổi về quy định liên quan sẽ ảnh hưởng đến doanh thu trong tương lai. Bên cạnh đó, trong các cuộc vận động tranh cử trước đây, ông Trump cũng đề xuất áp thuế nhập khẩu lên tới 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, dự báo sẽ gây khó khăn hơn cho nền kinh tế này.
Các nhà phân tích lo ngại về các biện pháp mà ông Trump có thể thực hiện để từng bước hạn chế, ngăn chặn dòng vốn của Mỹ chảy vào Trung Quốc và khiến các công ty tài chính Mỹ khó khăn hơn khi hợp tác với đối tác Trung Quốc.
Giám đốc nghiên cứu Joe Jelinek của công ty tư vấn Kapronasia có trụ sở tại Singapore cho biết ông Trump có thể sẽ áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, làm tăng rủi ro về mặt pháp lý đối với các công ty tài chính Mỹ đang hoạt động tại đây.
Theo ông Jelinek, với việc tăng cao hoặc thiết lập mới các mức thuế quan và kiểm soát vốn có thể sẽ khiến nhiều công ty Phố Wall không còn muốn mở rộng sang thị trường Trung Quốc do lo ngại đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn và các những quy định khác. Ông Jelinek cho biết: "Nhiều khả năng các công ty Mỹ sẽ xem xét lại các chiến lược của mình tại Trung Quốc để giảm thiểu những rủi ro này" và điều đó có thể dẫn đến việc rút lui hoặc trì hoãn đầu tư.
Theo một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty tài chính lớn của Mỹ đã được cấp phép tại Trung Quốc, công ty của ông đã phải đắn đo và trải qua một vài vòng thảo luận về "vấn đề quản lý rủi ro" trong nhiều tháng trước thời điểm bầu cử Mỹ. Vị giám đốc này cho biết sau khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, công ty hiện tập trung vào việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc thành một đơn vị hoạt động độc lập "tự duy trì". "Sẽ là một chặng đường rất gập ghềnh đối với các công ty tài chính Mỹ đang kinh doanh tại Trung Quốc", vị giám đốc điều hành trên đã cho biết.
Ông Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach, bang Florida. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Một số công ty Phố Wall đã thu hẹp hoạt động tại Trung Quốc do nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại và đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý nước này trong hoạt động giao dịch và huy động vốn vài năm qua. Điều này cũng đã làm giảm tiềm năng doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc.
Theo dữ liệu của Dealogic, trong năm 2024, doanh thu của 5 ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ tại Trung Quốc gồm Goldman Sachs, Morgan Stanley, JPMorgan, Bank of America và Citigroup đạt mức 454 triệu USD. Mức doanh thu này tăng so với năm 2023 (276 triệu USD), nhưng giảm đáng kể so với mức đỉnh điểm 1,6 tỷ USD vào năm 2020. Ngay cả vấn đề căng thẳng địa chính trị Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Joe Biden cũng đã khiến một số công ty phải xem xét lại chiến lược kinh doanh tại Trung Quốc.
Một số nguồn tin cho biết công ty quản lý tài sản của Mỹ Van Eck đã hủy bỏ kế hoạch thành lập chi nhánh tại Trung Quốc vào năm 2023 do căng thẳng Trung-Mỹ. Cùng năm này, tập đoàn Vanguard cũng đã rút khỏi liên doanh tại Trung Quốc.
Theo truyền thông, hơn 10 công ty luật của Mỹ đã đóng cửa một phần hoặc toàn bộ các văn phòng tại Trung Quốc kể từ năm ngoái. Công ty luật Mayer Brown cho biết họ sẽ tách riêng các hoạt động tại Hồng Công trong năm nay, trong khi công ty Dentons cũng đã tách khỏi Trung Quốc đại lục vào năm ngoái.
Ông Christopher Beddor, Phó giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, cho biết các công ty tài chính Mỹ sẽ đang tập trung dõi theo chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Trump và cách Bắc Kinh phản ứng với động thái này. Ông Beddor nói: "Tôi nghĩ chúng ta đang phải đối mặt với sự bất ổn nhất trong quan hệ Mỹ-Trung trong nhiều năm".
Tuy nhiên, giám đốc điều hành cấp cao của một công ty tài chính Mỹ khác tại Trung Quốc lại cho biết một số doanh nghiệp Phố Wall có thể sẽ tận dụng được cơ hội khi Bắc Kinh có thể "trao tặng" quyền tiếp cận thị trường tài chính mức cao hơn.
Đức có Bộ trưởng Tài chính mới Ngày 7/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bổ nhiệm ông Joerg Kukies, một quan chức cấp cao đảng Dân chủ Xã hội (SPD) cầm quyền, trở thành Bộ trưởng Tài chính mới của nước này. Ông Joerg Kukies. Ảnh: bloomberg.com Động thái này diễn ra chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner thuộc đảng Dân chủ Tự do...