Vẩn đục dịch kính – khi nào cần đến bác sĩ?
Vẩn đục dịch kính là bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, nữ nhiều hơn nam. Vẩn đục dịch kính thường chỉ gây vướng bận cho việc nhìn, nhưng cũng có khi gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực.
Dấu hiệu bệnh
Người bệnh thường có miêu tả phong phú về triệu chứng của vẩn đục dịch kính (VĐDK). Đó là trong trường nhìn có những đốm, dải, dây, đám mạng nhện…bay lên bay xuống. Có người mô tả cầu kỳ hơn, vật thể giống như quả tạ, giống như thả diều, xơ mướp thường có màu sẫm, cá biệt có màu óng ánh (cholesterol hay acid uric).
Bệnh nhân sẽ quan sát rõ hơn nếu có ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt và đồng tử co nhỏ lại, ví dụ như vào buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ hay khi ngắm bình minh lên. Có người sẽ thấy xuất hiện kèm cảm giác chớp sáng trong mắt hay thấy có liên quan rõ giữa 2 hiện tượng này.
Bác sĩ mắt cũng luôn hỏi người bệnh về bộ đôi triệu chứng: ruồi bay-chớp sáng trong mắt. Một vài ảo giác cũng đem lại cảm giác như bị bệnh VĐDK trong khi thực tế lại không. Đó là gỉ mắt hay bụi bẩn của phim nước mắt, đục thể thủy tinh dạng chấm…
Khai thác kỹ sẽ thấy khi chớp mắt nhiều hay rửa mắt bụi và gỉ sẽ tan biến, còn với đục thể thủy tinh thì chấm đen lại nằm cố định – liếc đi đâu chấm đen chạy theo đó. Các bác sĩ có thể nhỏ giãn đồng tử thăm khám kỹ đáy mắt hoặc cho thêm xét nghiệm siêu âm để xác thực bạn có bị VĐDK hay không?
Khi nào cần đi khám?
Vẩn đục dịch kính thường chỉ gây vướng bận cho việc nhìn, không kèm theo rối loạn thị giác hay đau nhức. Có 3 trạng thái tự nhiên của VĐDK:
Nhỏ đi và biến mất.
Giữ nguyên hình hài, số lượng và vị trí: quen quá nên nhiều người không lưu tâm nữa, sẽ có cảm giác giải phóng được nó ra khỏi tầm nhìn.
Video đang HOT
Vẩn đục dịch kính thường chỉ gây vướng cho việc nhìn, không kèm theo rối loạn thị giác.
Nặng lên và thêm các vấn đề khác: số lượng đốm chấm tăng, nhiều đám vẩn đục hơn, cảm giác chớp sáng dày hơn, thấy có màng chắn màu xám chạy dần vào giữa che lấp trường nhìn. Khi bạn có hiện tượng này nên đi khám chuyên khoa mắt ngay bởi đã có biến chứng đe dọa thị lực.
Biến chứng của vẩn đục dịch kính
Trong khám chữa bệnh hàng ngày, chúng tôi phát hiện được nhiều nhất VĐDK do bong dịch kính sau, căn bệnh khá phổ biến ở người trên 40 tuổi.
Đằng sau VĐDK còn là rất nhiều bệnh lý khác ảnh hưởng tới dịch kính – hắc mạc – võng mạc như tắc nhánh hay tắc toàn bộ tĩnh mạch trung tâm võng mạc, viêm hắc võng mạc do virus cự bào, bệnh võng mạc tăng huyết áp và đái tháo đường, u lympho nội nhãn, rách và bong võng mạc, viêm màng bồ đào sau, bệnh võng mạc trên bệnh nhân HIV, bệnh hắc võng mạc cận thị…
Khi phát hiện được các bệnh lý nền này trên bệnh nhân có biểu hiện VĐDK thì vấn đề điều trị sẽ phải nghiêm túc và quyết liệt hơn, bằng nhiều biện pháp hơn cũng như theo dõi và tầm soát bệnh toàn thân.
Cách ứng phó với vẩn đục dịch kính
Do có những diễn biến trên đây nên ít người phải cất công điều trị VĐDK, chỉ khi có biến chứng hay gây ảnh hưởng lớn đến thị lực, thị trường điều trị mới được đặt ra.
Ứng phó đơn giản có khi chỉ là chủ động uống nhiều nước, tránh những động tác mạnh hay xoắn vặn vùng đầu cổ (tập thể dục thái quá, một vài động tác khó của yoga), kiêng nhịn thở hay chơi thể thao mạnh gắng sức cũng làm VĐDK biến mất dần.
Một vài thuốc tra nhỏ mắt có thể cải thiện tình hình VĐDK do tác dụng chống viêm, giảm kết dính tế bào, làm lắng đọng đám vẩn đục.
Với bệnh nhân cận thị số cao nên dùng thêm vitamin uống A-C-E, kẽm, selene… để chống thoái hóa hắc võng mạc, nguồn gốc gây VĐDK trên nhóm bệnh nhân này.
Laser Yag tuy vẫn còn tranh cãi nhưng bắt đầu được dùng để điều trị VĐDK nặng trước khi tính đến phẫu thuật cắt dịch kính. Cuối cùng, cũng có thể coi là hạ sách nếu phải dùng phẫu thuật cắt dịch kính để điều trị VĐDK.
Chuỗi lây nhiễm HIV được kiểm soát như thế nào?
Việc kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV tương tự truy vết ca bệnh Covid-19, nghĩa là tìm kiếm F1, F2 từ nguồn xác định F0.
Tháng 12/1990, trường hợp đầu tiên nhiễm HIV tại Việt Nam được phát hiện tại TP.HCM, khởi đầu cho cuộc chiến liên tục và không ngừng nghỉ chống lại đại dịch AIDS trong suốt 30 năm.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), nhận định trong bối cảnh mới, TP.HCM đối mặt nhiều thách thức để đạt mục tiêu chấm dứt đại dịch. Trong đó, kiểm soát và chấm dứt chuỗi lây nhiễm HIV cấp là ưu tiên quan trọng.
3 bước để kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV cấp
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, vấn đề thách thức hiện nay trong việc cắt đứt chuỗi lây nhiễm HIV là việc phát hiện người có tải lượng virus cao nhưng bản thân họ không hay biết.
"Điều này khiến họ tiếp tục tiếp tục, có hành vi lây nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích, trở thành nguồn lây nhiễm HIV cấp (F0) trong cộng đồng. Do đó, nếu không can thiệp đúng đối tượng, chúng ta sẽ phải day dưa mãi không kiểm soát được đại dịch", ông Dũng lo ngại.
Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm cấp và nhiễm mới HIV là ưu tiên quan trọng. Ảnh: Times .
Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, việc kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV cấp được thực hiện thông qua mở rộng xét nghiệm, truy vết bạn tình, bạn chích và cuối cùng là điều trị ARV cho bệnh nhân, người chưa nhiễm để cắt đứt chuỗi lây truyền.
"Khái niệm truy vết chúng ta được biết đến rộng rãi khi dịch Covid-19 xuất hiện. Thực tế, khái niệm này đã được áp dụng từ lâu. Tương tự Covid-19, với HIV, việc kiểm soát chuỗi lây truyền bắt đầu từ xét nghiệm, phát hiện F0, sau đó truy vết các trường hợp F1, F2 đến khi kết thúc chuỗi lây truyền", bác sĩ Dũng cho biết thêm.
Các nghiên cứu cho thấy 50% trường hợp mắc HIV xảy ra trong 12 tháng đầu tiên sau nhiễm. Nồng độ virus ở giai đoạn này được xem là cao nhất nên mức độ lây nhiễm cao gấp 26 lần so với giai đoạn sau.
HCDC triển khai xét nghiệm chẩn đoán nhiễm cấp và nhiễm mới HIV thông qua xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể. Khi xét nghiệm sàng lọc nghi ngờ HIV dương tính, mẫu máu được chuyển đến phòng xét nghiệm đủ điều kiện để chạy PCR và xét nghiệm tải lượng virus. Kết hợp thông tin lâm sàng, cơ sở y tế sẽ kết luận trường hợp nhiễm mới hay nhiễm lâu.
Theo HCDC, việc tư vấn xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích (F1) là một trong các hoạt động trọng tâm nhằm phát hiện người nhiễm mới HIV. Theo thống kê, tỷ lệ này cũng có kết quả dương tính với HIV là 20%. Tuy nhiên, việc tăng cường xét nghiệm bạn tình, bạn chích của người nhiễm còn hạn chế. Trong hơn 6.800 người nhiễm HIV (gồm người nhiễm mới và người điều trị ARV dưới 6 tháng có tải lượng virus cao), chỉ 2.500 người (37%) được nhân viên y tế tư vấn xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích.
Sau khi xác định được chuỗi lây truyền F0 và F1, ngành y tế tiến hành điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV và dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) để cắt đứt chuỗi lây nhiễm.
TP.HCM sẽ tập trung vào nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Chia sẻ với Zing bên lề hội nghị tổng kết "Hành trình 30 năm phòng, chống HIV.AIDS và cơ hội kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030", bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết ước tính TP.HCM có khoảng 5.000 người nhiễm HIV chưa được phát hiện trong cộng đồng, trong đó, khoảng 30% là người tải lượng virus cao.
Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm 50-60% ca nhiễm HIV mới mỗi năm. Ảnh: Flickr
Kết quả triển khai xét nghiệm tại thành phố cho thấy khoảng 22% người phát hiện nhiễm HIV là nhiễm mới trong vòng 6 tháng. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) chiếm 84%, chủ yếu thuộc giới trẻ. Đây là nguy cơ bùng phát dịch cấp tính trong cộng đồng do phần lớn những người này khó tiếp cận, có vị trí xã hội, nhiều thành phần, yêu cầu bảo mật cao.
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết thời gian tới, TP.HCM sẽ tập trung vào 30% nhóm người nhiễm có tải lượng virus cao mà chủ yếu là nhóm MSM. Bởi nếu không giải quyết triệt để nguồn lây nhiễm này, nguy cơ đại dịch lây lan và bùng phát trong cộng đồng rất cao.
"HIV có thể được xem như bệnh mạn tính và điều trị lâu dài, tuy nhiên, sự lây nhiễm của HIV là lây nhiễm cấp tính. Do đó, đòi hỏi ngành y tế phải truy vết được F1 là bạn tình, bạn chích để tư vấn, xét nghiệm. Nếu dương tính với HIV, chúng ta lại tiếp tục truy vết các F1 tiếp theo để tìm người nhiễm mới. Hiện tỷ lệ nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ sang con được kiểm soát tốt thông qua việc quản lý bà mẹ nhiễm virus. Vấn đề đáng lo ngại nhất là trường hợp nhiễm mới ở nhóm MSM", ông Hưng bày tỏ lo ngại.
TP.HCM đã kiểm soát đại dịch HIV, nhưng tỷ lệ lây nhiễm trong các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và nhóm chuyển giới có xu hướng tăng. Người nhiễm HIV mới chủ yếu tập trung trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Tệ nạn ma túy vẫn còn phức tạp do hiện nay chủ yếu sử dụng ma túy tổng hợp, tệ nạn mại dâm có xu hướng tiếp tục phát triển và biến tướng.
Mối tương hệ giữa bệnh ở hệ cơ xương khớp và da liễu Viêm khớp vảy nến (VKVN) là tình trạng viêm khớp có liên quan với bệnh vảy nến.Tỷ lệ này chiếm 10-30% bệnh nhân bị vảy nến. Do đó, nếu chỉ xem xét các bệnh vảy nến và viêm khớp ở góc độ đơn lẻ có thể dẫn đến chẩn đoán không chính xác, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như khả...