Vận động thể lực ở người đái tháo đường
Vận động thể lực rất tốt cho sức khỏe, nó cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường.
Lợi ích của vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường:
Giảm đường huyết tốt hơn: khi vận động thể lực, cơ thể cần tiêu hao năng lượng. Do đó, nếu tập đúng phương pháp có thể giúp bệnh nhân giảm đường huyết.
Cải thiện tuần hoàn ngoại biên của toàn bộ cơ thể (hệ tuần hoàn tới các cơ quan bên ngoài, tứ chi): làm hạn chế các biến chứng mạch máu và thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường.
Giảm cân nặng: tránh béo phì do đó hạn chế được hiện tượng đề kháng insulin.
Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn: góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Giúp kiểm soát tốt đường huyết: luyện tập kết hợp với chế độ ăn sẽ giúp cơ thể duy trì chỉ số đường huyết gần với chỉ số sinh lý nhất, nâng cao hiệu quả điều trị của các phương pháp dùng thuốc.
Những chú ý khi vận động thể lực: bệnh nhân bị đái tháo đường có độ tuổi khác nhau, cân nặng khác nhau, mức độ bệnh cũng như các biến chứng đi kèm khác nhau do đó:
Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập để có thể chọn được môn thể thao phù hợp nhất. Đặc biệt, với những bệnh nhân có các biến chứng tim mạch, biến chứng mắt, biến chứng bàn chân, biến chứng thận… cần được sự tư vấn chi tiết và cụ thể về thời gian tập luyện, cách thức tập luyện của các bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ tim mạch.
Video đang HOT
Cần chọn môn thể thao phù hợp, ưu tiên tập các môn ưa thích, tiện lợi phù hợp điều kiện cụ thể của bản thân để có thể duy trì lâu dài.
Cần vận động thể lực tăng dần, duy trì thường xuyên, mỗi ngày bệnh nhân nên dành tối thiểu từ 20 – 30 phút để tập luyện hoặc nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ.
Theo dõi đường huyết chặt chẽ trong những ngày đầu luyện tập. Chú ý tránh bị hạ đường huyết. Không luyện tập khi đường huyết lúc đói>14mmol/l và kết quả xét nghiệm nước tiểu có ceton niệu ( ).
- Cũng không được luyện tập khi đường huyết lúc đói>16mmol/l dù kết quả xét nghiệm nước tiểu ceton niệu (-).
- Nếu đường huyết lúc đói
- Nên thử đường huyết trước và sau khi luyện tập hàng ngày để có thể chọn được môn thể thao, thời gian luyện tập và chế độ ăn phù hợp nhất.
Nên tập theo nhóm hoặc với người thân: điều này giúp bạn có niềm vui và động lực để có thể tập hiệu quả hơn.
Tóm lại, vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường, bên cạnh việc đem lại những lợi ích trong việc điều trị còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần được tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
Theo VNE
Những kiểu chăm sóc da "nguy hiểm"
Nếp nhăn, vết chân chim, da khô... là những nỗi lo lắng vô cùng lớn của chị em, kể cả những người mới bước sang tuổi 30.
Chị em nào cũng tự ý thức được rằng việc chăm sóc da là hết sức cần thiết. Nhưng không phải cứ nói và chăm sóc da là bạn sẽ có làn da đẹp. Có những thói quen chăm sóc da không những không mang lại hiệu quả mà còn đe dọa sự khỏe mạnh của da, thậm chí đẩy làn da đứng trước huy cơ bị hủy hoại trầm trọng.
Chính vì vậy, chị em cần tránh những thói quen làm đẹp "nguy hiểm" này.
1. Vừa đắp mặt nạ vừa làm việc nhà
Điều này tuyệt đối phản khoa học. Bởi, lúc đắp mặt nạ là lúc các cơ và da mặt bạn cần được nghỉ ngơi, thư giãn để có thể hấp thụ được dinh dưỡng từ mặt nạ.
Còn nếu như vừa đắp mặt nạ vừa làm việc nhà thì có thể khiến mặt nạ bị nhiễm bẩn, các vi khuẩn xâm nhập vào trong mặt nạ, ảnh hưởng không tốt cho làn da.
2. Rửa mặt bằng nước nóng
Một số chị em nghĩ rằng rửa mặt bằng nước nóng sẽ giúp giãn nở các lỗ chân lông để các bụi bẩn có cơ hội thoát ra ngoài hoặc là rửa mặt bằng nước nóng sẽ giúp thư giãn da mặt. Nhưng thực tế, hiệu quả có khi lại đi ngược lại.
Dùng nước quá nóng để rửa mặt, da sẽ hấp thụ nhiệt, làm da khô ráp. Nếu sử dụng trong thời gian dài, làn da sẽ hình thành nếp nhăn. Đặc biệt, vào mùa đông, bạn càng hạn chế sử dụng nước nóng để rửa mặt.
3. Dùng khăn rửa mặt quá cứng hoặc thô ráp
Đừng nghĩ rằng, khăn rửa mặt cứng hoặc thô ráp thì sẽ càng làm cho da sạch hơn. Thực ra, khăn rửa mặt cứng có thể làm xước da, khiến cho da dễ dị ứng và mẩn đỏ.
4. Cả ngày chẳng cười
Bạn không dám cười vì sợ khi cười da mặt sẽ nhăn hơn, "nhầu nhĩ" hoặc có nhiều nếp gấp. Nhưng sự thực, tiết kiệm nụ cười mới là nguyên nhân phá hủy làn da của bạn.
Những căng thẳng, stress khiến bạn dễ cáu gắt, khó chịu... ảnh hưởng đến các cơ mặt, làm cho các nếp nhăn xuất hiện. Hơn nữa, khi tâm trạng không tốt, các chất chống oxy hóa và chất độc hại có cơ hội sản sinh ra nhiều, đe dọa gây ra hiện tượng lão hóa da.
5. Tẩy tế bào da chết quá nhiều lần
Nhiều chị em rất thích chăm sóc da bằng cách tẩy tế bào da chết. Nhưng chị em có biết rằng, nếu lạm dụng biện pháp tẩy da này sẽ khiến làn da mỏng dần và lão hóa sớm, xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Vì vậy, để có làn da đẹp, mịn màng, chị em nên quan tâm tới tần suất tẩy da chết tùy thuộc đặc điểm của các loại da khác nhau như: da dầu có thể thực hiện 1 lần/tuần, chú ý thực hiện ở khu vực chữ T; làn da khô tốt nhất 1 lần/3 tuần; làn da nhạy cảm tốt nhất 1 lần/tháng.
6. Dùng mỹ phẩm dưỡng da
Vì không có nhiều thời gian để chăm sóc da một cách tự nhiên, chị em thường sử dụng mỹ phẩm. Tuy nhiên, nếu chọn mỹ phẩm có chất lượng không tốt hoặc dùng liên tục có thể sẽ khiến các nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn và rõ hơn.
Theo VNE
Hội chứng serotonin do thuốc Các dấu hiệu hay gặp nhất là lú lẫn, mất định hướng, tình trạng hưng phấn, kích thích, chóng mặt, ảo giác, nặng hơn có thể co giật, hôn mê. Serotonin là một chất trung gian hóa học quan trọng của hệ thần kinh trung ương, có tác dụng trên các cơ quan đích như thần kinh, tim mạch, máu, tiêu hóa, tiết...