Vân Đồn sẽ là thành phố đáng sống nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050. Theo đó, Vân Đồn sẽ thành nơi đáng sống nhất châu Á – Thái Bình Dương với trung tâm công nghiệp giải trí, trong đó có casino.
Vân Đồn sẽ có casino
Theo Quyết định số 232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/2/2019, quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến 2040, tầm nhìn đến 2050.
Mục tiêu của quy hoạch nhằm xây dựng Vân Đồn phù hợp với chiến lược phát triển biển Việt Nam, quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của Khu kinh tế Vân Đồn và các định hướng của tỉnh Quảng Ninh.
Theo đó, sẽ xây dựng Khu kinh tê Vân Đôn trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực châu Á – Thái Bình Dương; trung tâm kinh tế năng động, tập trung vào du lịch, sản xuất sản phẩm cao cấp và dịch vụ; trung tâm kinh doanhthương mại quốc tế của khu vực; nơi đây cũng sẽ có trung tâm công nghiệp giải trí, trong đó có casino.
Khu kinh tế Vân Đồn sẽ có trung tâm công nghiệp giải trí, trong đó có casino.
Trong tương lai, Vân Đồn sẽ là thành phố hiện đại, thông minh; một nơi hấp dẫn đến mọi người đến sinh sống, làm việc và vui chơi, đảm bảo môi trường sạch dựa trên nền tảng công nghệ xanh.
Đồng thời, xây dựng khu kinh tế Vân Đồn trở thành khu vực phòng thủ vững chắc nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội…
Phạm vi lâp quy hoạch khoảng 2.171,33 km2 bao gồm diện tích tự nhiên của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, trong đó diện tích đất tự nhiên khoảng 581,83 km2, diện tích vùng biển khoảng 1.589,5 km2.
Video đang HOT
Vân Đồn được quy hoạch có tính chất là đô thị kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển – đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; Là cửa ngõ giao thương quốc tế …
Hút gần 10 triệu lượt khách du lịch
Dự báo sơ bộ quy mô dân số: Đến năm 2030 khoảng 140.000 – 200.000 người; đến năm 2040 khoảng 300.000 – 500.000 người. Dự báo phat triên khach du lich: Đến năm 2030 khoang 2,5 triêu lươt khach; đến năm 2040 khoang 6,0 – 9,5 triêu lươt khach.
Về đất xây dựng, dự báo đến năm 2040: đất công nghiệp, dịch vụ logistic khoảng 1.500-2.000ha; đất xây dựng các khu chức năng đô thị khoảng 4.000-6.000ha; đất dịch vụ du lịch khoảng 5.000-8.000ha.
Mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, tổng GDP đạt khoảng 1,981 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 12.242 USD, gấp 3 lần so với dự kiến năm 2020.
Huyện đảo Vân Đồn.
Khu Kinh tế Vân Đồn sẽ phát triển dựa trên ba trụ cột chính: Du lịch, dịch vụ văn hoá và sáng tạo, sản xuất và hậu cần. Riêng về phát triển du lịch, Vân Đồn định hướng phát triển du lịch sinh thái và văn hoá cao cấp. Trong đó, đáng lưu ý, Vân Đồn sẽ có phát triển các dịch vụ giải trí có casino bên cạnh phát triển các khách sạn 3-5 sao, hay các gói du lịch từ bình dân đến cao cấp.
Khu kinh tế Vân Đồn được phát triển theo 5 khu vực. Cụ thể, khu vực phía Tây đảo Cái Bầu (thuộc các xã Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên) với lợi thế của sân bay Vân Đồn, đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái được định hướng phát triển các khu thương mại tự do, sản xuất công nghệ cao, dịch vụ hậu cần và đô thị. Khu vực này có quy mô đất xây dựng khoảng 6.000ha.
Khu vực phía Bắc đảo Cái Bầu (thuộc các xã Vạn Yên, Đài Xuyên) gắn với khai thác phát triển cảng biển Vạn Hoa, Mũi Chùa, đường trục chính phía Bắc, nối với quốc lộ 4D. Khu vực này có hướng phát triển các chức năng đô thị phức hợp, dịch vụ du lịch, sản xuất công nghiệp, cảng biển với quy mô đất xây dựng khoảng 5.000ha.
Khu vực phía Đông và Nam đảo Cái Bầu (thuộc các xã Đông Xá, Hạ Long, Vạn Yên và thị trấn Cái Rồng) với hướng phát triển các chức năng là trung tâm tài chính quốc tế và dịch vụ du lịch chất lượng cao dịch vụ văn hóa sáng tạo, vui chơi giải trí với quy mô đất xây dựng khoảng 5.000ha.
Khu vực phía Đông quần đảo Vân Hải gổm cảc đảo Trà Bản, Minh Châu – Quan Lạn, Ngọc Vừng, Phượng Hoàng, Vạn Cảnh… định hướng khai thác phát triển các khu du lịch biển cao cấp.
Khu vực các đảo thuộc hệ thống vườn quốc gia Bái Tử Long được ưu tiên bảo tồn, hạn chế hoạt động xây dựng, khai thác cho các mục tiêu sinh thái.
Theo kế hoạch dự kiến, khu kinh tế Vân Đồn sẽ sử dụng các chính sách huy động vốn đầu tư và chính sách xúc tiến đầu tư. Cụ thể, vốn đầu tư sẽ được huy động từ nguồn tư nhân và ngân sách quốc gia cũng như vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ đất đai. Trong đó, tại khu vực tư nhân, Sungroup được đánh giá là nhà đầu tư chiến lược xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn. Các nhà đầu tư khác được điểm tên như FLC, CEO, MBland, Crytal Bay và HD Mon…
Lan Anh
Theo Nguoi lao dong
Thu hồi các dự án bỏ hoang ở Vân Đồn
Theo yêu cầu, với dự án hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chậm triển khai, Ban quản lý Khu kinh tế rà soát, nếu nhà đầu tư không đáp ứng được yêu cầu thì thu hồi.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thắng tại cuộc họp rà soát các dự án có sử dụng đất, mặt nước sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn.
Theo đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế, các sở, ngành có liên quan và UBND huyện Vân Đồn tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để đề xuất xử lý cụ thể đối với từng dự án theo hướng đối với một số dự án quan trọng, có tính động lực, tạo sức lan tỏa, thu hút đầu tư; một số dự án đã tạm dừng triển khai theo chủ trương của tỉnh này qua rà soát vẫn phù hợp với quy hoạch và cần thiết triển khai thực hiện tiếp thì khẩn trương tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho tiếp tục triển khai thực hiện.
Đối với nhóm dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định nhưng chậm triển khai do nguyên nhân chủ quan từ phía nhà đầu tư: Ban quản lý Khu kinh tế chủ trì phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản đôn đốc, yêu cầu nhà đầu tư thực hiện dự án, trong văn bản nêu rõ các yêu cầu, điều kiện đối với nhà đầu tư (về tiến độ, tài chính,...), nếu nhà đầu tư không đáp ứng được các yêu cầu của tỉnh thì thực hiện các thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư, quy hoạch, địa điểm,... để xem xét, lựa chọn nhà đầu tư khác có đủ năng lực thực hiện.
Đối với các dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư (Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn tại xã Vạn Yên; Phân khu B8 thuộc Dự án Con đường di sản tại xã Hạ Long; Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City - Phân khu 2; Khu dịch vụ và nghỉ dưỡng khu vực đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn - Phân khu B), yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục liên quan (đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư) để sớm thực hiện dự án.
Đối với một số dự án lớn về phát triển dịch vụ, du lịch, đô thị khác đã tạm dừng triển khai hoặc có đề nghị điều chỉnh quy hoạch, tiến độ thực hiện,... ( Khu đô thị Ocean Park tại xã Hạ Long; Khu Du lịch sinh thái Làng nghề Bãi Dài tại xã Hạ Long; Khu Du lịch sinh thái VIT Hạ Long tại xã Quan Lạn; Khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái rừng, biển cao cấp Hòn Giai, xã Quan Lạn; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Phượng Hoàng I tại đảo Phượng Hoàng, xã Ngọc Vừng...): Ban quản lý Khu kinh tế rà soát từng dự án, báo cáo UBND tỉnh nghe, chỉ đạo cụ thể.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị đã và đang triển khai: Yêu cầu kiếm soát tiến độ chặt chẽ, hạn chế việc gia hạn tiến độ thực hiện dự án và thời gian kinh doanh; trường hợp phải thực hiện gia hạn tiến độ, yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế, các sở, ngành cần rà soát, đánh giá tổng thể tình hình triển khai thực hiện dự án, xác định rõ nguyên nhân phải gia hạn, căn cứ để đề xuất thời gian gia hạn và phải đi kèm các điều kiện để bảo đảm hoàn thành theo đúng thời gian đã được gia hạn, tránh việc gia hạn nhiều lần cũng như lợi dụng việc gia hạn cho các mục đích khác của chủ đầu tư dự án.
Theo yêu cầu, Ban quản lý Khu Kinh tế chủ trì cùng UBND huyện Vân Đồn tiếp tục rà soát các khu vực, quỹ đất chưa giao nhà đầu tư mà có lợi thế, tiềm năng phát triển trên địa bàn đảo Cái Bầu và khu vực quần đảo Vân Hải để giới thiệu, kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể xem xét, quyết định đầu tư ngay và không bị trùng chéo với các dự án hiện có; báo cáo UBND tỉnh trong tháng 2/2019.
Theo báo cáo, trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn đến thời điểm hiện nay có 124 dự án có sử dụng đất, mặt nước sử dụng vốn ngoài ngân sách, gồm: 42 dự án đã được giao đất, cho thuê đất (trong đó: 08 dự án đúng tiến độ, 24 dự án chậm tiến độ, 10 dự án đã thu hồi); 60 dự án chưa được giao đất và 22 dự án đã hoàn thành.
Đáng chú ý, trong 60 dự án chưa được giao đất có: 6 dự án đã được chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (nhưng chưa được phê duyệt quy hoạch, chưa lựa chọn chủ đầu tư); 18 dự án đã được phê duyệt quy hoạch, chưa lựa chọn chủ đầu tư (chưa chấp thuận chủ trương đầu tư/phê duyệt dự án đầu tư/giao chủ đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư); 17 dự án đã lựa chọn chủ đầu tư (Chấp thuận chủ trương đầu tư/phê duyệt dự án đầu tư/giao chủ đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đầu tư) và 19 dự án đã chấm dứt hoạt động đầu tư/Hủy bỏ quy hoạch/Thu hồi chủ trương nghiên cứu quy hoạch.
Theo Vạn Xuân
BizLive
Lộ diện những siêu dự án tỉ USD sẽ bùng nổ trong năm 2019 Bức tranh thị trường bất động sản năm 2018 ghi nhận nhiều dự án lớn được đầu tư, trong đó Nhật Bản đứng đầu trong danh sách các quốc gia, khu vực có dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 8,6 tỉ USD trong năm 2018. Dự báo những siêu dự án "lộ diện" trong năm 2019...