Vấn đề tên nước vẫn được tranh luận sôi nổi tại Quốc hội
Khác với kết quả tổng hợp các ý kiến góp ý sửa Hiến pháp của người dân, phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội hôm nay ghi nhận chủ yếu các ý kiến “can gián”. Không nhiều ý kiến cho rằng tốn kém vẫn phải đổi tên nước vì cần thiết.
Sáng 3/6, Quốc hội bắt đầu 2 ngày thảo luận về nội dung của dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Dù vấn đề đề xuất đổi tên nước đã được rút khỏi bản dự thảo mới nhất để trình Quốc hội, nội dung này vẫn nhận rất nhiều ý kiến phát biểu. Hầu hết các ý kiến đều tán thành quan điểm giữ nguyên tên nước hiện hành.
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa-Vũng Tàu) đồng ý với lý do tên nước hiện tại đã sử dụng ổn định suốt mấy chục năm qua, đã được ghi trong Hiến pháp. Thay đổi trong bối cảnh hiện nay sẽ gây ra những hệ lụy cũng như tốn kém không cần thiết.
Đại biểu Trần Văn Tư (Đồng Nai) thông tin: “Đổi tên nước hay không còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ở Đồng Nai, hơn 700.000 ý kiến nhân dân thì chỉ có 1 ý kiến đề nghị đổi tên nước là Việt Nam Dân chủ cộng hòa”.
Ông Tư cho biết, khi phỏng vấn người có ý kiến này, họ cũng chỉ đơn giản muốn trở về tên nước ngày đầu độc lập, không có kiến giải, ý nguyện nào khác.
Đại biểu Huỳnh Thế Kỳ phát biểu tại hội trường.
Theo đại biểu, tên nước hiện nay là sự lựa chọn của thời khắc lịch sử sau khi kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hơn 37 năm qua, tên nước vẫn bảo đảm theo đường hướng của Đảng, bảo đảm chế độ dân chủ của nhân dân. Đó là chưa kể, nếu đổi tên nước trong bối cảnh hiện nay thì cái không được nhiều hơn cái được, gây xáo trộn không cần thiết.
Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cũng chung nhận định này. Ông Châu cho rằng, khi chế độ chính trị vẫn ổn định, khi bản chất, mục tiêu Nhà nước và định hướng phát triển đất nước không thay đổi thì không có lý do gì để thay đổi tên nước.
Video đang HOT
“Cho nên, tôi hoàn toàn nhất trí với dự thảo về tên nước vẫn là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” – ông Châu phát biểu.
Trước đó, Đoàn thư ký kỳ họp đưa ra kết quả tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với các con số: có 81 ý kiến tại 19 tổ tán thành với tên nước như dự thảo. Chỉ có 3 ý kiến ở 3 tổ đề nghị đổi tên nước thành “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. 3 ý kiến này cũng đề nghị đưa 2 phương án về tên nước như trong bản trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để các đại biểu Quốc hội quyết định. Ngoài ra, có 1 ý kiến đề nghị nghiên cứu để có một tên nước đi vào lòng bạn bè trên thế giới.
Đại biểu Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận) nhấn mạnh, tên nước là vấn đề thiêng liêng, liên quan tới nhiều vấn đề, từ chế độ chính trị, kinh tế – xã hội cho tới định hướng cách mạng, phương hướng phát triển của đất nước, dân tộc. Nó còn liên quan tới bản chất, phương thức hoạt động của nhà nước, tư tưởng, tâm lý của người dân và nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng quốc tế.
Ông Kỳ lập luận, ý kiến đặt vấn đề đổi tên nước là không phù hợp. Bởi lẽ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là tên gọi đã được Quốc hội khóa 6 quyết định vào ngày 2/7/1976 sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng và được được sử dụng ổn định cho tới nay. Tên gọi này gắn với giai đoạn hòa bình, độc lập dân tộc của đất nước đồng thời khẳng định rõ con đường, mục tiêu mà Việt Nam đang đi và hướng đến là phấn đấu thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Còn tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phù hợp với giai đoạn cách mạng trước 1976, thời kỳ đất nước thực hiện cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ, cách mạng xã hội chủ nghĩa xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vị Giám đôc Công an tỉnh Ninh Thuận phân tích, tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đưa ra trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến kiến quốc, tạo dựng những nền tảng ban đầu để đi lên CNXH. Thể chế dân chủ cộng hòa đã được lịch sử kiểm nghiệm làm tròn nhiệm vụ lịch sử của nó và phát triển theo logic bởi thê chế mới là chủ nghĩa xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và câu chuyện bên lề mang về từ Đối thoại Shangri La (ảnh: Việt Hưng).
Vì vậy, theo đại biểu, quốc hiệu hiện nay phù hợp với nền chính trị hiện tại và mục tiêu định hướng phát triển của đất nước trong thời gian tới. Việc giữ tên nước sẽ tiếp tục khẳng định mục tiêu định hướng xây dựng đất nước và đảm bảo ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị của đất nước.
Ông Kỳ nhấn mạnh: “Giữ tên nước là giữ vững niềm tin của cán bộ, công chức và nhân dân vào chế độ, vào Đảng, Nhà nước; tránh những tác động bất lợi và thậm chí xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và có thể gây phức tạp về an ninh, chính trị, trật tự”.
Gần cuối buổi thảo luận sáng, đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) bấm nút phát biểu với quan điểm ngược lại. Ông Hà quả quyết, nhiều cử tri đã đề nghị lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì đây là quốc hiệu gắn với chính thể cộng hòa đầu tiên, là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập.
Việc ghi nhận trong bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945 và tiếp tục khẳng định trong các bản Hiến pháp 1946, 1959 thể hiện rõ thể chế chính trị của Việt Nam là cộng hòa, bản chất nhà nước dân chủ; là phù hợp điều kiện với đất nước trong giai đoạn hiện nay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.
Ông Hà khẳng định: “Cử tri nhận thấy, tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bền vững với thời gian và cho rằng nó rất thiêng liêng, là niềm tin của mọi công dân Việt Nam trong và ngoài nước. Chúng ta có cả một hệ thống truyền thông hùng mạnh cùng với bản lĩnh một dân tộc Việt Nam anh hùng thì không thể một thế lực nào có thể xuyên tạc, làm dân ta xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội”.
“Bác” lại lý do biện giải là đổi tên nước sẽ dẫn đến tốn kém, phức tạp, ông Chu Sơn Hà đặt câu hỏi lại, phải chăng lần đổi tên nước trước đó (năm 1976) không tốn kém? Đại biểu lập luận, nếu có tốn kém cho việc sửa đổi để cho ra đời một bản Hiến pháp phù hợp, cần thiết, đúng với lòng dân thì người dân vẫn đồng thuận cao.
Đại biểu Phạm Trọng Nhân tập trung vào nội dung Hội đồng Hiến pháp (ảnh: TTXVN).
Nội dung về Hội đồng Hiến pháp cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Một số đại biểu đề xuất không cần thiết thành lập hội đồng này mà giữ nguyên như cơ chế hiện nay, cùng với đó tăng cường thực quyền các cơ quan Quốc hội để bảo đảm vai trò giám sát.
Đại biểu Trần Văn Tư (Đồng Nai) cho rằng, sửa đổi lần này đề cập đến Hội đồng Hiến pháp, nhưng nếu như dự thảo thì hội đồng này cũng như hoạt động của các ủy ban khác. Vì vậy, không tán thành thành lập hội đồng này.
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cũng phát biểu, Ban soạn thảo đưa ra 2 phương án để lựa chọn với sự khác biệt lớn.
“Chọn gì đi nữa thì hội đồng này cũng phải bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, có sự phân công – phối hợp – kiểm soát giữa các quyền lực Nhà nước. Nếu không có Hội đồng Hiến pháp thì sẽ không bảo đảm được yêu cầu của cử tri cả nước, ai sẽ đứng ra để trả lời cho nhân dân những hành vi vi hiến. Từ trước đến nay không có tổ chức nào đứng ra mà chỉ có báo chí và dư luận lên tiếng. Cần thiết có một thiết chế đủ mạnh, có quyền lên tiếng về những hành vi vi hiến, những hành vi xâm phạm ngang ngược đối với Trường Sa, Hoàng Sa mà nhân dân cả nước đang phẫn nộ” – ông Nhân nói.
Nhưng nếu thành lập Hội đồng Hiến pháp mà như dự thảo đưa ra, ông Nhân cảnh báo là không đủ sức mạnh, chỉ dừng ở việc kiểm tra, kiến nghị. Đại biểu quả quyết: “Không thành lập Hội đồng Hiến pháp nếu vẫn giữ nguyên như dự thảo. Thay vào đó, phải tăng cường vai trò giám sát, hậu kiểm của các cơ quan như Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân”. Vì thế, theo đại biểu, cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét về chức năng, quyền của hội đồng này. Cần xác định quyền của hội đồng này thì mới hoàn thành được nhiệm vụ của Quốc hội giao cho.
Theo Dantri
Đốt đồ mã rằm tháng giêng: Tiền thật hóa thành... tro
Rải rác suốt cả năm, người Việt Nam có vô số dịp để đốt vàng mã, từ Mùng 1, hôm rằm thông thường, ngày giỗ chạp... Và đặc biệt dịp Tết, từ ngày 23 tháng chạp Âm lịch đến hết tháng Giêng là thời điểm vàng mã được hóa về trời nhiều nhất, với đủ lý do: Tiễn ông Táo về trời, đi tảo mộ tổ tiên, tất niên, hóa vàng, đi chùa đầu xuân, giải hạn và đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng...
Câu chuyện về vàng mã không mới và các nhà quản lý cũng nhận thấy nhiều bất cập từ vấn đề này, thậm chí đã ra những văn bản cấm nhưng xem ra những biện pháp hành chính vẫn chưa mang lại hiệu quả.
Tốn kém, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Hỏi chuyện một người quen sống ở làng nghề vốn nổi tiếng với dòng tranh Đông Hồ hàng trăm năm trước, làng Song Hồ, xã Thuận Thành, huyện Bắc Ninh anh cho biết đến nay ở làng có đến 90% số hộ gia đình chuyển sang làm vàng mã. Mới đầu chỉ là tiền, vàng, quần áo, mũ, giày dép, ngựa, sau thôi thì đủ thứ như nồi cơm điện, đầu kỹ thuật số, lò vi sóng, tủ lạnh, máy giặt, ôtô... Nhiều hộ nhận được đơn hàng khủng còn chế tác cả những nhà lầu, xe khủng, máy bay và vô vàn những thứ "độc" khác do khách tự nghĩ ra. Thông thường khách sẽ đặt hàng một cách cụ thể với những người bán hàng tại các phố Hàng Mã (chủ yếu ở Hà Nội), ví dụ như ôtô, xe máy, máy bay nhãn hiệu gì, to bằng nào... sau đó các chủ cửa hàng sẽ đặt các làng nghề làm với giá từ vài trăm lên đến... vài triệu. Anh bạn người quen cho biết, năm nay do kinh tế suy thoái nên những đơn hàng khủng và độc không nhiều như nhưng năm trước, nhưng lượng tiêu thụ vẫn không giảm là bao.
Số lượng hàng hóa tiêu thụ tại các làng nghề vàng mã khổng lồ cũng cho thấy số tiền khủng khiếp mà người dân đã đốt hàng năm. Tuy chưa có cơ sở thống kê một cách chính xác nhưng ước tính chỉ riêng Hà Nội đã lên tới nhiều trăm tỷ đồng mỗi năm. Phú quý sinh lễ nghĩa, càng gia đình giàu có thì càng đổ nhiều tiền vào đốt tiền vàng.
Việc đốt vàng mã ngoài việc tốn kém, lãng phí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như ô nhiễm môi trường, cháy nổ. Mỗi dịp lễ hay Tết, đặc biệt như Tết Vu Lan, ngày Tết ông Công, ông Táo, ngày lễ Hóa vàng, giải hạn... dễ dàng bắt gặp cảnh phố phường mù mịt khói. Ngay trong dịp Tết nguyên đán Quý Tỵ vừa rồi, Hà Nội cũng đã xảy ra vài vụ cháy nhà mà nguyên nhân được những người dân cho biết là do đốt vàng mã.
Càng cấm càng đốt
Cách đây hơn 2 năm, Nghị định 75/2010/NĐ - CP ngày 12-7-2010 đã đưa hành vi đốt đồ mã nơi công cộng vào lệnh cấm với quy định phạt 500.000-1.000.000 đồng đối với hành vi đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng khác. Nghị định này mới chỉ điều chỉnh hành vi đốt đồ mã, tức là những vật dụng như nhà, xe, ngựa, mũ áo, hình nhân... và cũng chỉ cấm ở những nơi công cộng, còn việc đốt tiền vàng và tại hộ gia đình thì không bị cấm. Dù vậy, sau hơn 2 năm Nghị định 75 có hiệu lực, việc đốt mã ở các lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng vẫn diễn ra và rất hiếm người bị xử phạt. Hầu hết người dân khi được hỏi đều không rõ việc đốt đồ mã như thế nào sẽ bị phạt.
Mới đây, trong dự thảo Nghị định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa đang được trình Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã kiến nghị tăng chế tài xử phạt đối với hành vi này lên 1-3 triệu đồng. Nhưng dù cho quy định đó có hiệu lực thì việc đốt vàng mã e rằng vẫn không dừng lại và không phạt được tận gốc hành vi đốt vàng mã. Thực tế việc đốt vàng mã hiện nay được thực hiện nhiều nhất ở các điện thờ tư nhân của những người lợi dụng mê tín dị đoan để buôn thần bán thánh. Và trên khắp cả nước thì có vô vàn các điện thờ như vậy. Các điện thờ này thường "tổ chức" mở phủ trình đồng, cúng sao, giải hạn. Và mỗi cuộc như thế thì đồ mã được đốt vô tội vạ. Người ta bỏ ra tới vài chục, hàng trăm triệu đồng để mở phủ trình đồng, thì với một vài triệu tiền phạt có đáng gì. Hơn nữa ở các điện thờ tư nhân như vậy, thì có được coi là nơi công cộng?
Thực tế, theo nhà nghiên cứu văn hóa, GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cũng chia sẻ từ khi Nghị định có hiệu lực qua quan sát trực tiếp, bản thân ông chưa thấy có chuyển biến gì về thói quen đốt vàng mã, đồ mã của người dân. "Cá nhân tôi đã từng tiếp xúc với một số người thường xuyên có nhu cầu đốt vàng mã tại các đền, chùa, khi được hỏi có sợ lệnh cấm không thì họ nói: Lần nào đốt cũng đưa trước cho chủ đền số tiền phạt để nếu có cơ quan đến phạt thì chủ đền nộp luôn giúp cho. Nhưng đa phần cũng chẳng có ai phạt và số tiền đó chủ đền được hưởng. Tôi cũng đi hỏi nhiều đền, chùa, phủ xem có ai kiểm tra, xử phạt không thì họ đều trả lời là không". Như vậy có thể thấy lệnh cấm rõ ràng không hiệu quả, không khả thi, thậm chí "nhờn luật" và xuất hiện những nhóm người ăn theo, nhất là việc thực hiện hời hợt như hiện nay. Một cán bộ văn hóa quận khi trao đổi với chúng tôi cũng cho biết phòng văn hóa chẳng lấy đâu ra người để đi kiểm tra, xử phạt hành vi đốt đồ mã cả. Mà có nhìn thấy họ để đồ ở đó, nhưng thấy đoàn kiểm tra, họ chưa đốt thì cũng không thể xử phạt được.
Hãy đốt... có văn hóa
Người đốt vàng mã thì có một niềm tin rằng đốt càng nhiều tiền vàng, đồ mã thì tổ tiên, thần linh càng phù hộ lớn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu văn hóa lại cho rằng tục này có nguồn gốc từ Trung Quốc, đốt vàng mã tượng trưng để bày tỏ tình cảm với người đã khuất nhưng khi xã hội phát triển, ý nghĩa của tục đốt vàng mã đã bị hiểu sai lệch đi. GS Ngô Đức Thịnh cho biết, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đã có nhiều chuyến làm việc tại các di tích văn hóa, đền, chùa, phủ và tuyên truyền về việc hạn chế đốt đồ vàng mã tại các địa điểm này và rút ra một điều là ngoài việc cần thực hiện sát sao các quy định hành chính thì việc tuyên truyền, dựa vào cộng đồng có vai trò quan trọng nhất trong việc hạn chế đốt vàng mã. "Những người đứng đầu các đền, chùa, phủ đều cho rằng nếu chính quyền, các cơ quan văn hóa tin tưởng giao cho họ một trách nhiệm nào đó thì chắc chắn họ sẽ hạn chế được. Và thực tế là một vài năm trở lại đây, đã có nhiều vị sư trụ trì tại các chùa, chủ các đền, phủ cũng không khuyến khích các phật tử đốt vàng mã, nhiều đền, chùa phủ đã có những quy định về việc không đốt đồ mã và họ đã thực hiện rất kiên quyết vấn đề này".
Ngoài ra, theo TS Nguyễn Mạnh Cường (Viện nghiên cứu Tôn giáo), ngoài việc tuyên truyền cho người dân hiểu về việc đốt vàng mã thì cũng cần có những quy định pháp luật cụ thể "đánh" vào những người cố tình tuyên truyền mê tín dự đoan, tự cho mình là trung gian giữa cõi âm và cõi dương như thầy cúng, thầy bói để kiếm tiền trục lợi cho bản thân... Đây chính là những người "vẽ" ra thế giới âm và lôi kéo người dân vào việc đốt nhiều vàng mã. Cụ thể như các điện thờ tư nhân mà chúng tôi đã nói ở trên. Cần phải có những biện pháp quản lý chặt đối với các điện thờ tư nhân.
Một vấn đề nữa mà các cơ quan quản lý chưa giải quyết được, đó là nghịch lý luật cấm đốt đồ mã, nhưng đồ mã vẫn là một trong những mặt hàng thuộc danh mục của Bộ KH-ĐT cho phép sản xuất và có thu thuế! Những người làm luật thì cho rằng lệnh cấm trước tiên nhằm hạn chế "cầu", và khi cầu giảm thì ắt "cung" sẽ giảm, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng nên bổ sung hành vi sản xuất, vận chuyển đồ mã vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị định xử phạt hành chính về văn hóa. Trả lời trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời gần đây, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Anh Tuấn cũng cho đốt vàng mã (tiền âm phủ) là tập quán lâu đời, là một hiện tượng xã hội có yếu tố tâm linh tín ngưỡng, quan điểm của cơ quan quản lý là vận động người dân không nên đốt vàng mã để tiết kiệm, bảo đảm vệ sinh môi trường. Còn hành vi bán đồ mã, đốt đồ mã đã bị pháp luật cấm tại những nơi công cộng, và sẽ tăng mức xử phạt lên. Ông cũng cho biết Bộ đang nghiên cứu bổ sung hành vi sản xuất, vận chuyển đồ mã vào quy định, tuy nhiên hiện nay nghề làm hàng mã đang giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho hàng chục nghìn lao động, nên việc cấm sản xuất cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Theo quan điểm của chúng tôi, các nhà làm luật, các nhà quản lý cần tính đến việc cấm đốt đồ mã, hoặc cần có quy định cụ thể mức cho phép được đốt là như thế nào chứ không nên quy định chung chung với mức phạt như "phủi bụi" thì không bao giờ phạt hết tình trạng đốt vàng mã. Và như vậy hàng năm tiền tỷ, tiền thật vẫn bị hóa ra tro.
Nhìn lại quy định cấm đốt pháo. Hiện nay những làng nghề sản xuất và buôn bán pháo đã chuyển sang làm những nghề khác vẫn kiếm bộn tiền, vẫn nuôi sống cả làng. Nếu cấm đốt vàng mã, biết đâu đấy dòng tranh Đông Hồ truyền thống của một làng nghề truyền thống lại được khôi phục và phát triển thì sao?
Theo ANTD
Dân sợ... thí điểm Người dân ba quận huyện ở Hà Nội được triển khai làm thí điểm CMND "ghi tên cha mẹ" đã gánh đủ hệ lụy. Chỉ đến khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp lên tiếng nhận sai sót thì phản hồi từ Bộ Công an lại là: Sửa lại đơn giản, tốn kém không đáng là bao? Khổ vì được chọn thí điểm Ba...