Vấn đề tách khỏi Vương quốc Anh ‘nóng’ lên trước thềm bầu cử nghị viện vùng Scotland
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, tình hình trước thềm cuộc bầu cử nghị viện vùng Scotland, dự kiến diễn ra vào ngày 6/5 tới, đã nóng lên khi đảng Dân tộc Scotland (SNP) cầm quyền và đảng Alba mới thành lập đang có sự cạnh tranh gay gắt.
Cả hai đảng đều xác định việc vùng Scotland tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland là vấn đề trọng tâm trong cương lĩnh tranh cử.
Trong chiến dịch vận động tranh cử cho đảng Alba tại Calton Hill, Edinburgh vào ngày 12/4, lãnh đạo đảng Alba, cựu Thủ hiến vùng Scotland Alex Salmond khẳng định vấn đề độc lập của vùng Scotland là ưu tiên hàng đầu trong cương lĩnh tranh cử của đảng này, bởi đó là một phần thiết yếu của việc xây dựng một xã hội mới, khác biệt và tốt đẹp hơn.
Ông cho rằng Thủ hiến đương nhiệm của Scotland, lãnh đạo đảng SNP Nicola Sturgeon đang làm chậm tiến độ độc lập của Scotland, khi chần chừ trong việc tiến hành cuộc trưng cầu ý dân lần 2. Đây được coi là lần đối đầu công khai đầu tiên giữa ông Salmond và bà Sturgeon.
Video đang HOT
Trước đó, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon tuyên bố nếu thắng cử bà sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu lần 2 về vấn đề độc lập của Scotland trong nửa đầu nhiệm kỳ nghị viện khóa mới, vào khoảng cuối tháng 11/2023. Tuy nhiên, tuần trước, bà Sturgeon nói rằng sẽ khó thực hiện việc này nếu đại dịch COVID-19 vẫn hoàng hành. Theo ông Salmond, điều này cho thấy bà Sturgeon thiếu khẩn trương trong việc đưa ra quyết định về vấn đề độc lập của Scotland.
Trả lời phỏng vấn của báo The Guardian, bà Sturgeon cho rằng Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ giảm nhẹ sự phản đối của chính phủ đối với việc tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân nữa nếu đảng SNP giành được đa số trong cuộc bầu cử vào ngày 6/5 tới.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Thủ tướng Johnson khẳng định tất cả Chính phủ Anh đều đang tập trung giải quyết đại dịch COVID-19. Theo quan chức này, người dân Scotland mong muốn các chính quyền phối hợp nỗ lực đánh bại dịch COVID-19, vì vậy việc tổ chức trưng cầu ý dân vào thời điểm này là không phù hợp.
Cựu Thủ hiến Scotland đồng thời là cựu lãnh đạo SNP Alex Salmond đã thành lập đảng Alba vào ngày 8/2 vừa qua nhằm cạnh tranh với đảng SNP cầm quyền. Cả hai đảng đều đang vận động cho cuộc trưng cầu ý dân lần 2 về việc Scotland tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland sau Brexit.
Trong cuộc trưng cầu ý dân về độc lập cho Scotland hồi năm 2014, có 55% số cử tri ủng hộ Scotland ở lại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, trong khi 45% muốn độc lập. Thủ tướng Johnson tuyên bố cuộc trưng cầu ý dân năm 2014 là duy nhất và mang tính quyết định. Do vậy, người dân Scotland cần phải tôn trọng kết quả trưng cầu và sẽ không có thêm một cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề này trong tương lai gần.
Theo kết quả trưng cầu ý dân năm 2016 về Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu), có 52% số cử tri ở Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland ủng hộ Brexit, trong khi 48% phản đối. Trong cuộc trưng cầu này, phần lớn người dân xứ Scotland lựa chọn ở lại EU, do vậy đảng SNP đã kích hoạt lại phong trào đòi độc lập cho vùng Scotland.
Bạo loạn tiếp diễn tại Bắc Ireland
Ngày 8/4, bạo loạn tại vùng Bắc Ireland (Anh) tiếp tục bùng phát bất chấp các lãnh đạo Anh, CH Ireland và Liên minh châu Âu (EU) đều kêu gọi các bên kiềm chế.
Ô tô bị đốt cháy trong vụ bạo động đường phố tại Newtownabbey, phía bắc Belfast, Bắc Ireland, ngày 3/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên hiện trường của hãng AFP đưa tin tối 8/4 người biểu tình tiếp tục ném bom xăng và đá nhằm vào lực lượng cảnh sát chống bạo động tại thành phố Belfast, thủ phủ vùng Bắc Ireland. Trong khi đó, hãng tin Reuters (Anh) đưa tin khoảng 100 người biểu tình, chủ yếu là người trẻ tuổi, tấn công các cảnh sát tại đường Springfeild, khu vực thuộc phe ủng hộ CH Ireland ở Belfast. Đám đông chỉ giải tán sau khi cảnh sát chống bạo động tăng cường các biện pháp trấn áp, sử dụng vòi rồng. Người biểu tình vẫn đổ xuống đường dù trước đó Thủ tướng Anh Boris Johnson và người đồng cấp CH Ireland Micheal Martin đã cùng kêu gọi các bên tại vùng lãnh thổ này kiềm chế sau nhiều ngày xảy ra bạo loạn, trong đó có cả một vụ ném bom xăng vào một chiếc xe buýt đang di chuyển đêm 7/4.
Tình trạng bạo loạn kéo dài trong vài ngày qua và cũng là đợt bất ổn nghiêm trọng nhất từng xảy ra tại vùng Bắc Ireland trong nhiều năm trở lại đây. Bất ổn bùng phát do phe ủng hộ Vương quốc Anh tại Bắc Ireland phản đối tình trạng gián đoạn hoạt động kinh tế do Brexit và những mâu thuẫn sẵn có với các cộng đồng người ủng hộ CH Ireland. Cơ quan lập pháp vùng Bắc Ireland, gồm đại diện các đảng phái, đã lên án các hành động phá hoại, bạo lực và đe dọa bạo lực là hoàn toàn không thể chấp nhận và không thể bào chữa. Bộ trưởng phụ trách Bắc Ireland của Chính phủ Anh Brandon Lewis đã tới Belfast để gặp đại diện các đảng phái, trong đó có Thủ hiến Arlene Foster (phe ủng hộ Vương quốc Anh), Phó Thủ hiến Michelle O'Neill (phe ủng hộ CH Ireland). Ông Lewis kêu gọi các bên lên án bạo lực, đảm bảo mọi vấn đề được giải quyết một cách dân chủ và mang tính chính trị.
Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã lên án mạnh mẽ tình trạng bạo lực tại Bắc Ireland. Chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, người phát ngôn EC Eric Mamer khẳng định cơ quan điều hành của EU phản đối các hành động bạo lực tại Bắc Ireland trong những ngày qua, cho rằng tình hình này không có lợi cho bất kỳ bên nào đồng thời kêu gọi các bên lập tức kiềm chế các hành động bạo lực.
Từ Washington, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực tại Belfast và kêu gọi các bên tại Bắc Ireland kiềm chế. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price kêu gọi Anh và EU ưu tiên ổn định chính trị và kinh tế tại vùng Bắc Ireland, bảo đảm giá trị của Hiệp ước Thứ 6 tốt lành khi triển khai các điều khoản trong thỏa thuận Brexit. Chính phủ Mỹ luôn ủng hộ duy trì an ninh và thịnh vượng cho vùng Bắc Ireland.
Vùng Bắc Ireland từng trải qua 30 năm xung đột sắc tộc, làm tổng cộng 3.500 người thiệt mạng, cho đến khi các phe phái ký thỏa thuận "Thứ Sáu tốt lành" năm 1998, giúp đem lại hòa bình. Một trong các nội dung quan trọng nhất của thỏa thuận là không phân ranh giới giữa Bắc Ireland (thuộc Anh) với CH Ireland - một thành viên EU. Khi Anh rời EU, hai bên ký kết thỏa thuận Brexit bao gồm một nghị định thư đặc biệt về Bắc Ireland cho phép vùng này ở lại thị trường chung EU, giúp tránh được việc áp đặt các kiểm soát biên giới giữa Ireland và Bắc Ireland, đảm bảo duy trì thỏa thuận năm 1998.
Tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa từ Anh sang vùng lãnh thổ này vẫn đáp ứng các quy định của thị trường chung EU, nghị định thư cho phép nhân viên hải quan EU tới các cảng ở Bắc Ireland để tiến hành kiểm tra hàng hóa từ Anh sang. Điều này vốn đã khiến phe ủng hộ Vương quốc Anh tại vùng Bắc Ireland phản đối ngay từ đầu. Thêm vào đó, việc triển khai nghị định thư từ đầu năm nay đã gây tình trạng ùn tắc tại các cảng và làm gián đoạn nghiêm trọng lưu thông hàng hóa từ Anh sang Bắc Ireland, càng khiến phe này thêm bất bình và châm ngòi cho bạo loạn.
Anh: Thủ hiến Scotland muốn sớm tổ chức trưng cầu ý dân về nên độc lập Thủ hiến Sturgeon nêu rõ: "Tôi muốn cuộc trưng cầu ý dân diễn ra ngay trong giai đoạn đầu của nghị viện Scotland khóa tới hơn là tổ chức vào giai đoạn sau." Bà Nicola Sturgeon. (Nguồn: independent.co.uk) Ngày 30/11, Thủ hiến Scotland, bà Nicola Sturgeon đã từ chối loại bỏ khả năng tổ chức cuộc bỏ phiếu mới về nền độc lập...