Ngày 2/3, Bắc Ireland trở thành vùng cuối cùng ở Anh nhất trí nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 trong khi Scotland đang cân nhắc dần dỡ bỏ lệnh phong tỏa do số ca nhiễm có chiều hướng giảm.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Dublin , Ireland. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo quan chức vùng Bắc Ireland , bà Michelle O’Neill, chính quyền vùng sẽ cẩn thận, cảnh giác song cảnh báo tình hình dịch bệnh vẫn chưa lắng dịu. Bà O’Neill cho biết các hoạt động giải trí, thể thao , đi lại, cầu nguyện sẽ được nối lại theo giai đoạn, từ phong tỏa đến thực hiện một cách thận trọng, dần nới lỏng theo các mức và chuẩn bị cho tương lai.
Bà O’Neill nêu rõ kế hoạch nới lỏng hạn chế sẽ được triển khai dựa trên tình hình dịch bệnh thực tế, chứ không đặt ra thời gian cụ thể như các vùng England, xứ Wales và Scotland đang làm. Quan chức này khẳng định sẽ làm mọi cách để đây là lần cuối cùng vùng Bắc Ireland phải áp đặt lệnh phong tỏa.
Trong 4 vùng của Anh, England là vùng duy nhất hiện ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm hơn 100 người trên mỗi 100.000 người dân. Cho tới nay, nước Anh đã ghi nhận 4.188.400 ca mắc COVID-19, trong đó có 123.296 ca tử vong, trở thành một trong những ổ dịch tồi tệ nhất thế giới . Tuy nhiên, lệnh phong tỏa và chương trình tiêm chủng đại trà đã giúp số ca mắc mới giảm, nhờ đó các nhà chức trách cân nhắc nới lỏng các biện pháp kiểm dịch.
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết đang cân nhắc đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng trong bối cảnh trường học dự kiến mở cửa trở lại từ ngày 15/3 tới, tức là 1 tuần sau khi vùng England mở cửa trường học trở lại.
* Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel dự kiến nhất trí với chính quyền các khu vực về kế hoạch nới lỏng từng phần các biện pháp phòng dịch. Chính phủ Thủ tướng Merkel đang đối mặt với nhiều áp lực về việc xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm khôi phục hoạt động sau nhiều tháng thực hiện lệnh phong tỏa, dù rằng số ca mắc trong ngày đang tăng trở lại và tiến độ tiêm vaccine có dấu hiệu chậm lại.
Theo một dự thảo kế hoạch, nhiều khả năng, từ ngày 8/3, chính phủ sẽ cho phép tụ tập hai hộ gia đình với tối đa là 5 người, không bao gồm trẻ em dưới 14 tuổi. Cửa hàng bán hoa, hiệu sách, cửa hàng cây cảnh, tiệm làm móng hay massage cũng được phép mở cửa trở lại.
Theo thống kê ngày 3/3, nước Đức đã ghi nhận thêm 9.091 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này cho tới nay lên 2.460.030 ca, tăng hơn 1.000 ca so với tuần trước. Trong khi đó, số ca tử vong trong 24 giờ qua là 418 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 70.881 ca. Tuy nhiên, dự thảo kế hoạch cũng nêu rõ chính phủ sẽ tái áp đặt các biện pháp phòng dịch nếu tỷ lệ lây nhiễm vượt mức 100 ca trên mỗi 100.000 người.
Chính phủ Đức đặt tỷ lệ nhiễm ở mức 50 ca trên mỗi 100.000 người là điều kiện để thực hiện nới lỏng lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, Berlin đang đối mặt nhiều sức ép yêu cầu nới lỏng phong tỏa, trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm hiện nay duy trì ở mức hơn 60 ca trên mỗi 100.000 người, số ca tử vong và bệnh nhân điều trị tích cực giảm.
IMF hy vọng các nước Mỹ Latinh duy trì chính sách kích thích kinh tế
Giám đốc phụ trách khu vực Tây bán cầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Alejandro Werner nhấn mạnh các nước Mỹ Latinh cần phải duy trì các biện pháp kích thích kinh tế và tài khóa trong năm 2021.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Buenos Aires, Argentina. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 25/2, Giám đốc phụ trách khu vực Tây bán cầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Alejandro Werner nhấn mạnh các nước Mỹ Latinh cần phải duy trì các biện pháp kích thích kinh tế và tài khóa trong năm 2021 để có thể thúc đẩy đà phục hồi kinh tế trong bối cảnh Tổng sản phẩm khu vực trong năm vừa qua đã suy giảm 7,4%.
Trong một hội nghị với sự tham gia của Tổng thư ký Tổ chức liên Mỹ Rebeca Grynspan và Bộ trưởng Thương mại Tây Ban Nha Xiana Méndez, ông Werner cho rằng các quốc gia Mỹ Latinh cần tiếp tục các chính sách hỗ trợ người dân, đồng thời nhấn mạnh việc cắt giảm lãi suất nói chung có thể sẽ là biện pháp hữu ích.
Quan chức cấp cao của IMF cảnh báo nền kinh tế của khu vực Mỹ Latinh chỉ có thể trở lại mức trước đại dịch COVID-19 vào năm 2022 và Tổng sản phẩm bình quân đầu người chỉ được phục hồi vào năm 2025. Ông Werner cũng dẫn số liệu của IMF, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Mỹ Latinh sẽ đạt mức 4,1% trong năm 2021 và 3% vào năm 2022.
Về phần mình, Bộ trưởng Thương mại Tây Ban Nha Xiana Méndez cho rằng yếu tố quan trọng nhất đối với quá trình phục hồi kinh tế tại Mỹ Latinh là việc triển khai hiệu quả và nhanh chóng các loại vắcxin ngừa COVID-19, vì sự chậm trễ trong việc cung cấp vắcxin cho người dân sẽ khiến cho quá trình nối lại hoạt động kinh doanh sản xuất bị chậm lại.
Ông Méndez cho biết Tây Ban Nha sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động thương mại với khu vực Mỹ Latinh. Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên đã đạt dơn 35 tỷ USD.
Người đứng đầu Bộ thương mại Tây Ban Nha cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì cam kết chung về vấn đề mở cửa thương mại, đồng thời khuyến cáo tránh những căng thẳng liên quan đến bảo hộ thương mại trong một số lĩnh vực./
Tổng thống Iran cảnh báo về làn sóng thứ 4 của đại dịch COVID-19 Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 13/2 cảnh báo về nguy cơ "làn sóng thứ 4" của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này, trong bối cảnh nhiều khu vực chứng kiến số ca nhiễm tăng mạnh. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tehran, Iran, ngày 8/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu trên truyền hình, ông...
Tin mới nhất
WHO và EU phối hợp đánh giá vaccine Sputnik V vào tháng 5
00:23:37 23/04/2021
Các chuyên gia kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ phối hợp với Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) bắt đầu vòng đánh giá tiếp theo đối với vaccine Sputnik V của Nga vào ngày 10/5 tới.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 22/4
23:59:25 22/04/2021
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 22/4 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 144.706.735 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.075.823 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 122....
Đức mở rộng chương trình trình tiêm chủng vaccine
23:57:32 22/04/2021
Đức dự kiến sẽ mở rộng chương trình tiêm chủng vaccine phòng bệnh COVID-19 cho tất cả người người trưởng thành chậm nhất vào tháng 6 tới.
AU hối thúc các nước thành viên sớm sử dụng vaccine được viện trợ
23:55:41 22/04/2021
Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) thuộc Liên minh châu Phi (AU) ngày 22/4 đã kêu gọi các nước thành viên nhanh chóng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 đã được viện trợ, không để số vaccine này hết hạn giống như đang xảy ra tạ...
Na Uy cho Thụy Điển và Iceland vay vaccine AstraZeneca
23:53:17 22/04/2021
Bộ Y tế Na Uy ngày 22/4 thông báo sẽ cho Thụy Điển và Iceland vay 216.000 liều vaccine do AstraZeneca sản xuất trong kho của nước này.
Chủ tịch IOC ủng hộ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo
23:51:44 22/04/2021
Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach ngày 22/4 bày tỏ ủng hộ kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp mới tại thủ đô Tokyo, đồng thời khẳng định quyết định này không ảnh hưởng đến Thế vận hội Olympic sắp đ...
Syria nhận lô vaccine đầu từ chương trình COVAX
23:50:03 22/04/2021
Ngày 22/4, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết Chính phủ Syria đã nhận được lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên từ chương trình COVAX - do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng, với gần 200.000 liều vaccine do AstraZeneca sản xuất.
Khủng hoảng COVID-19 trầm trọng, người dân Ấn Độ tuyệt vọng lên mạng cầu cứu
23:47:57 22/04/2021
Những lời kêu cứu khẩn cấp, tuyệt vọng trên mạng xã hội cho thấy quy mô khủng khiếp của đại dịch COVID-19 tại Ấn Độ - quốc gia ghi nhận trên 300.000 ca mắc mới mỗi ngày trong thời gian gần đây.
Campuchia triển khai 'chợ di động' phục vụ người dân bị phong tỏa
23:45:57 22/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, chính quyền thủ đô của Campuchia đã cho phép Công ty Virak Buntham chuyển đổi đội xe buýt đang phải ngừng hoạt động của họ thành những “chợ di động” để cung cấp lương thực, thực phẩm với giá hợp lý ...
Mẫu tàu ngầm 'nhà nghèo' mất tích trong lòng biển Indonesia
23:40:55 22/04/2021
Tàu ngầm KRI Langgala là biến thể thuộc lớp Type 209 do Đức sản xuất, từng là khí tài đắt khách nhất của phương Tây do ưu thế giá rẻ.
Nga nói đạt mục tiêu diễn tập gần Ukraine
23:36:44 22/04/2021
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết mục tiêu cuộc diễn tập gần Ukraine đã đạt được và các binh sĩ sẽ trở về căn cứ từ ngày 23/4.
Gặp thống tướng Myanmar, ASEAN ném đá dò đường
23:33:00 22/04/2021
Các chuyên gia không kỳ vọng thay đổi lớn khi ASEAN họp với lãnh đạo quân đội Myanmar nhưng xem đây là bước đi cần thiết đầu tiên cho đối thoại.
Biden tăng gấp đôi mục tiêu giảm phát thải của Mỹ
23:28:46 22/04/2021
Biden tăng gấp đôi tham vọng khí hậu của Mỹ trong hội nghị thượng đỉnh khí hậu, cam kết giảm 50-52% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030.
Tướng Campuchia vận chuyển trái phép người Trung Quốc
23:21:32 22/04/2021
Trung tướng Sum Pov bị bắt vì lợi dụng quyền hạn để đưa 28 người Trung Quốc từ Phnom Penh đến tỉnh Svay Rieng, bất chấp lệnh phong tỏa.
Thủy thủ tàu ngầm Indonesia đủ oxy trong 72 giờ
23:08:18 22/04/2021
Lượng oxy dự trữ trên KRI Nanggala đủ cho thủy thủ đoàn trong 72 giờ sau sự cố nếu thân tàu không bị hư hại, theo hải quân Indonesia.
Hơn 10.000 lính Nga diễn tập gần Ukraine
22:52:15 22/04/2021
40 chiến hạm cùng hơn 10.000 quân nhân Nga tham gia diễn tập trên vùng biển ngoài khơi bán đảo Crimea, giáp Ukraine.
Vờ bắt hộ sâu bọ để sàm sỡ hơn 70 phụ nữ
22:46:33 22/04/2021
Nam công nhân xây dựng nói dối rằng có côn trùng trên người các cô gái và ngỏ ý bắt hộ để sàm sỡ hơn 70 người.
Australia nỗ lực thực hiện cam kết giảm phát thải
22:35:02 22/04/2021
Ngày 22-4, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố, quốc gia này sẽ chi 565,8 triệu đô la Australia (tương đương 436,5 triệu USD) để đồng tài trợ cho các dự án nghiên cứu và thí điểm về công nghệ xanh, trong bối cảnh Canberra nỗ lực...
Australia lý giải hủy thỏa thuận Vành đai và Con đường
22:32:45 22/04/2021
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Dutton lo ngại các thỏa thuận trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc được dùng nhằm mục đích tuyên truyền.
Căn cứ hải ngoại Trung Quốc có thể tiếp nhận tàu sân bay
22:19:40 22/04/2021
Căn cứ hải quân Trung Quốc tại Djibouti đã được mở rộng và xây thêm cầu cảng, có khả năng tiếp nhận tàu sân bay của nước này.
EU chuẩn bị kiện AstraZeneca
22:17:05 22/04/2021
Ủy ban châu Âu đang chuẩn bị một vụ kiện chống lại hãng dược phẩm AstraZeneca nhằm gây áp lực đảm bảo nhận được lô hàng vaccine Covid-19 đã ký cho quý II.
Duterte không dự hội nghị ASEAN về Myanmar
22:15:30 22/04/2021
Tổng thống Philippines Duterte sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo ASEAN cuối tuần này để bàn về khủng hoảng Myanmar, song không công bố lý do.
Dự kiến, ngành hàng không thế giới lỗ ròng sau thuế 47,7 tỉ USD trong năm 2021
22:15:11 22/04/2021
Ngày 22/4, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết các hãng hàng không trên thế giới sẽ phải đối mặt với một năm ảm đạm nữa với mức lỗ nhiều hơn dự báo trước đây.
Tàu ngầm Indonesia có nguy cơ không thể cứu
22:12:33 22/04/2021
Tàu ngầm Nanggala chìm xuống độ sâu khoảng 700 mét, khiến các thiết bị cứu hộ tàu ngầm hiện nay có thể không với tới.
Đồ ăn, thức uống nhập khẩu xuất hiện trở lại tại thủ đô của Triều Tiên
22:12:06 22/04/2021
Sau nhiều tháng gián đoạn thương mại, các sản phẩm nhập khẩu như nước giải khát Coca-Cola và kẹo socola được trông thấy xuất hiện trở lại trên các kệ hàng hóa ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Ấn Độ chìm trong địa ngục Covid-19
22:09:13 22/04/2021
Ấn Độ ghi nhận gần 315.000 ca Covid-19 trong 24 giờ qua, mức cao chưa từng có trên thế giới, khi bệnh viện ở New Delhi lo sợ bệnh nhân có thể chết vì thiếu oxy.
Mỹ cán mốc tiêm 200 triệu liều vaccine Covid-19
21:28:36 22/04/2021
Tổng thống Biden thông báo Mỹ đạt mục tiêu tiêm chủng 200 triệu liều vaccine Covid-19 trước 100 ngày tại nhiệm của ông.
Nga bắt 1.000 người tuần hành ủng hộ Navalny
21:25:23 22/04/2021
An ninh Nga bắt hơn 1.000 người tuần hành trên khắp đất nước, kêu gọi thả lãnh đạo đối lập Navalny do lo ngại sức khỏe của ông.
Vaccine Pfizer giả được bán với giá 1.000 USD
21:16:59 22/04/2021
Hãng dược phẩm Mỹ Pfizer xác nhận vaccine Covid-19 khả nghi thu được ở Mexico và Ba Lan đều là giả, với giá lên tới 1.000 USD/mũi so với giá thực tế dưới 20 USD.
Phó đô đốc Pháp: Tàu ngầm Indonesia có thể đã vỡ nát
20:57:57 22/04/2021
Tàu ngầm KRI Nanggala có thể đã bị ép nát khi chìm sâu 700 m, gấp rưỡi độ sâu tối đa cho phép, theo phó đô đốc Pháp.