Vấn đề Syria hay cuộc chiến Nga-Mỹ
Sau nhiều mối quan ngại dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Syria cuối cùng đã được nhất trí…
Syria sẽ yên ổn?
Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov. Trước đó ông đã gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thêm một lần nữa tại New York. Cuộc đàm phán đã thành công, các bên đã đạt được sự thống nhất về nghĩa vụ giải trừ vũ khí hóa học của Syria và thỏa thuận về hành động trong trường hợp đi chệch những qui định trong nghị quyết.
Vậy là cuộc bỏ phiếu cuối ngày thứ Sáu (27/9) của Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên kết thúc sau nhiều tuần ngoại giao ráo riết giữa Nga và Mỹ. Cuộc bỏ phiếu dựa trên một thỏa thuận mà hai nước đã đạt được tại Genève hồi đầu tháng này sau cuộc tấn công bằng khí độc thần kinh sarin vào một vùng ngoại ô Damascus, giết chết hàng trăm người.
Có thể nói thỏa thuận giữa Mỹ và Nga giúp tránh được hành động quân sự trừng phạt của Mỹ nhằm vào chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad mà Washington quy trách nhiệm về vụ tấn công hồi tháng 8.
Tương lai chính trị tại Syria có ổn định sau nghị quyết của LHQ?
Quyết định được đưa ra sau khi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học phê chuẩn một kế hoạch phác thảo trình tự thời gian để kiểm kê và cuối cùng là tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria.
Những nỗ lực không biết mệt mỏi của Moscow với đồng mình Syria đã giúp Syria thành một thành viên của Công ước Cấm vũ khí hóa học sẽ không sử dụng, phát triển, sản xuất, hoặc dùng phương thức nào khác để có được vũ khí hóa học. Và đó là cở sở để Damascus tránh khỏi một sự sụp đổ được dự báo.
Trước thông tin này nhiều người yêu hòa bình đã cảm thấy nhẹ nhóm khi Syria sẽ không là một Iraq thứ 2, thế nhưng đằng sau những thành công bước đầu đó, không ít mối quan ngại vẫn còn đang ở phía trước.
Video đang HOT
Tờ Defencetalk đã có bài phân tích và khẳng định rằng, trước đây, Mỹ với sự ủng hộ của Anh và Pháp đã thiên về hướng giải quyết dứt điểm tình hình khủng hoảng chính trị ở Syria, thế nhưng rõ ràng Nga và Trung Quốc sẽ không thể ngồi yên để chứng kiến “điều này”. Với nỗ lực của mình Moscow đã kiên định lập trường đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình trong bối cảnh Mỹ đang có sự rạn nứt trong nội bộ về việc có nên mở một cuộc chiến chống lại Damascus.
Trang quân sự này cũng phân tích thêm Mỹ cùng các quốc gia đồng minh sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách cứng rắn đối với Syria, bằng chứng là việc dù có đạt được thỏa thuận bàn giao vũ khí hóa học Mỹ cũng sẽ không rút toàn bộ lực lượng hải quân của mình tại khu vực biển Đỏ.
“Một thỏa thuận đi kèm với nghị quyết về việc bàn giao vũ khí hóa học của Syria sẽ là sự giám sát đặc biệt từ phía Mỹ cùng các quốc gia đồng mình, điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tiếp tục đồn trú một lực lượng quân đội đủ mạnh tại gần Syria để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra”, tờ Defencetalk nhấn mạnh.
Vậy là một tương lai ổn định cho Syria vẫn còn là xa vời, đồng thời tình hình nội chiến tại quốc gia này vẫn có nhiều diễn tiến phức tạp khiến Damascus với đối diện với 2 mặt trận đối nội và đối ngoại, và “xem ra Moscow cũng chỉ có thể giúp Damascus “câu giờ” mà thôi”, tờ Ausdefence nhận định về tương lai chính trị của chính quyền do ông Assad đứng đầu.
Mỹ khôn khéo cài bẫy, Nga lanh lẹ né ngay
Trên thực tế Washington vốn cũng không thực sự tin tưởng Syria sẽ thành thật trong việc giao trọn toàn bộ số vũ khí hóa học của mình, vì lẽ đó Mỹ đã khôn khéo cài thêm những điều khoản đi kèm trong nghị quyết về Syria để có thể đơn phương tiến hành một sự trừng phạt không “thương tiếc” nếu Damascus phạm lỗi.
Thế nhưng, Moscow cũng đã khôn khéo đáp đòn để cứu vãn lại tình thế này. Chuyển gia về Trung Đông Simon Baghdasarov nhận định: Cả Mỹ, Anh, Pháp đều muốn thể hiện sự cứng rắn với Syria và họ nhấn mạnh rằng nếu xảy ra bất kỳ sai lệch so với nghị quyết sẽ nghiễm nhiên lập tức có hành động theo chương 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, quy định việc sử dụng vũ lực chống đối tượng vi phạm. Nhưng Moscow rồi Bắc Kinh đã phản bác lối tiếp cận như vậy. Kết quả là các nhà ngoại giao Nga đã chứng minh được rằng mỗi trường hợp vi phạm nghị quyết cần được xem xét riêng biệt một cách cụ thể. Đây được xem là một thắng lợi rất quan trọng trong cuộc điều đình Nga-Mỹ lần này.
Thực tế mặc dù vấn đề liên quan tới Syria nhưng thực chất đây là cuộc chiến thực sự trên bàn ngoại giao giữa Nga và Mỹ, một cuộc chiến mà nếu Nga thất bại sẽ là sự khẳng định vị thế không thể chối bỏ của Mỹ trên thế giới, thế nên dù thế nào thì Nga cũng phải nhận sứ mệnh phải thắng trong cuộc chiến này.
Tờ CNJ của Trung Quốc phân tích, thắng lợi lần này được xem là hết sức vẻ vang khi Washington đang có những động thái tự quyết đối với tình hình trên thế giới mà không cần thông qua một quốc gia khác cũng như LHQ. Tờ báo này còn khẳng định, chính Mỹ đã phải thừa nhận thất bại này khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thừa nhận nghị quyết này là một “thắng lợi to lớn” cho cộng đồng quốc tế. Ông nói rằng đó là một kế hoạch “mang tính ràng buộc pháp lý” và “kiểm chứng được” kèm theo hậu quả nếu Syria không tuân thủ điều kiện.
Theo nhiều chuyên gia rõ ràng Moscow đã chiến thắng trước Washington trên bàn đàm phàn lần này về vấn đề Syria, đây được xem là một thắng lợi quan trọng được nhiều nước không thân Mỹ mong đợi.
Chuyên gia Baghdasarov cũng cho biết thêm: “Không cần nghi ngờ gì, nghị quyết này đạt được theo sáng kiến của Bộ Ngoại giao Nga, bởi phương Tây mà hàng đầu là Hoa Kỳ luôn gán tội sử dụng vũ khí hóa học cho lực lượng Chính phủ. Mặc dù đã nhiều lần chứng minh rằng trên thực tế đó là phe đối lập sử dụng vũ khí hóa học. Cụ thể, trường hợp ngày 21 tháng Tám ở ngoại ô Damascus, không một ai trong số các chuyên viên có nghi ngờ gì. Tại đó đã sử dụng loại đạn dược có trong trang bị của quân đội Libya, nhưng, như đã rõ, vũ khí cung cấp cho phe đối lập Syria lấy ra từ kho của quân đội. Nghị quyết cũng bắt buộc ông Assad từ bỏ vũ khí hóa học trước giữa năm 2014″.
Được biết, Nghị quyết về vấn đề vũ khí hóa học tại Syria sẽ có điều khoản liên quan tới việc thanh tra “nhanh” trong vòng 30 ngày ở tất cả các địa điểm vũ khí hóa học mà chính phủ Syria khai báo. Các chuyên gia quốc tế sẽ bắt đầu thanh tra kho vũ khí hóa học của Syria bắt đầu từ ngày 1/10.
Theo Đât Viêt
Putin 'chiếu tướng' Ngoại trưởng Mỹ như thế nào?
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Syria có thể tránh một cuộc tấn công do Mỹ tiến hành bằng cách giao nộp lại 'mọi loại vũ khí hóa học của mình cho cộng đồng quốc tế trong tuần tới'.
Ngay lập tức, Nga nhảy vào đề xuất này. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng Moscow sẽ thúc giục Syria để cộng đồng quốc tế kiểm soát các kho vũ khí hóa học trong một nỗ lực ngăn chặn hành động can thiệp quân sự.
Từ trái qua: Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: BI
Đây là một động thái chính trị khéo léo của phía Nga, đặc biệt là kể từ khi Bộ Ngoại giao nước này ngay lập tức ủng hộ các bình luận của ông Kerry khi nói rằng Ngoại trưởng Mỹ đã có 'lập luận về việc ông Assad không thể và hầu như không chuyển giao các vũ khí hóa học mà ông không nhận là đã sử dụng'.
Tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ nhận xét rằng Nga đang lợi dụng 'sai lầm ngớ ngẩn của ông Kerry', cho dù ông Assad có thể chẳng bao giờ chuyển giao số vũ khí này. Bắt đầu tiến trình như vậy sẽ là một ý tưởng làm trì hoãn quyết định tấn công Syria của Mỹ.
Hôm Chủ nhật, ông Assad đã bác bỏ việc sử dụng các vũ khí hóa học đối với dân thường và không xác nhận hay phủ nhận rằng chính phủ của ông thực sự có vũ khí hóa học.
Tuyên bố của Nga sau đó làm cho tình hình phức tạp hơn cho một chính quyền Mỹ đang rối trí và chật vật thuyết phục Nghị viện và người dân ủng hộ việc không kích Syria.
Và bước đi này dường như đã gây được hiệu ứng như mong muốn (của Moscow): vô số tờ báo và hãng thông tấn đang đưa tin về động thái từ phía Nga.
WSJ gọi đó là 'một biểu hiện hiếm có về sự đồng thuận bề ngoài giữa Moscow và Washington'.
Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem nói rằng Damascus hoan nghênh đề xuất của Nga và tỏ ý sẵn sàng 'hợp tác toàn diện với Nga để loại bỏ mọi lý do dẫn tới gây hấn'.
Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng ông cũng hoanh nghênh động thái này nhưng cảnh báo rằng ý tưởng đó không được trở thành 'chiến thuật đánh lạc hướng'.
Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng ủng hộ đề xuất này của Nga. Một loạt quốc gia như Iran, Nhật Bản cũng lên tiếng ủng hộ.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng họ sẽ nghiên cứu kỹ đề xuất này và cho rằng đề xuất này có 'tiềm năng tích cực'.
Tổng biên tập tờ tạp chí Interpreter Michael Weiss đã tóm tắt lại tình huống trên một cách hoàn hảo: "Kerry nói rằng hãy từ bỏ vũ khí hóa học. Assad nói rằng: Vũ khí hóa học nào cơ? Nga nói: Chỗ vũ khí hóa học đấy cứ từ bỏ đi nhưng không nhất thiết đâu. Syria lại bảo: À, OK, đúng -- chính là nó, 'cảm ơn rất nhiều'".
Ông Weiss và Chủ tịch Nhóm Eurasia Group Ian Bremmer lưu ý rằng vai trò của Nga gần như là nhằm trốn tránh các cuộc bỏ phiếu quyết định đánh Syria tại Nghị viện Mỹ.
Bầu không khí có vẻ nhưng không suôn sẻ cho cuộc vận động chớp nhoáng của Tổng thống Obama trên truyền thông để thuyết phục Quốc hội và người dân đồng ý đánh Syria.
Theo khampha
Vì sao Mỹ trì hoãn tấn công Syria? Các chiến hạm của Hải quân Mỹ dồn dập đổ về Địa Trung Hải, sẵn sàng chờ lệnh khai hỏa. Thế nhưng, khi nào Mỹ phát động tấn công? Quy mô của cuộc tập kích thế nào... hiện vẫn còn là ẩn số. Trì hoãn để "giải quyết nội bộ"? Nhiều toan tính của ông Obama trong việc trì hoãn tấn công Syria....