Vấn đề pháp lý từ 2 chiếc túi Hermes của bà Trương Mỹ Lan
Theo luật sư, việc có trả lại 2 chiếc túi cho gia đình bị cáo hay không phụ thuộc nhận định về việc tài sản có phải vật chứng và có ảnh hưởng tới quá trình xử lý vụ án, thi hành án hay không.
Liên quan tới việc xét xử đại án Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) mới đây đã bày tỏ nguyện vọng được xin lại 2 chiếc túi Hermes bạch tạng. Theo bị cáo, những chiếc túi này có giá trị không nhiều, muốn HĐXX xem xét cho xin lại để sau này cho con cháu làm kỷ niệm.
Nhiều độc giả Dân trí thắc mắc, căn cứ quy định của pháp luật, yêu cầu của bị cáo có thể được chấp thuận hay không?.
Bị cáo Trương Mỹ Lan (Ảnh: Hải Long).
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư Dương Đức Thắng (Giám đốc Công ty Luật Đức Trí Tín, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhìn nhận theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, vật chứng được hiểu là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Theo Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc xử lý vật chứng, trong giai đoạn vụ án được đưa ra xét xử, việc xử lý vật chứng sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Theo đó, nguyên tắc xử lý như sau:
Đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
Đối với vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, nếu xét thấy tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng hoặc là vật chứng nhưng không ảnh hưởng tới việc xử lý vụ án và thi hành án thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp đối với tài sản đó.
Đối với trường hợp này, ông Thắng nhìn nhận việc cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ tài sản trong đó bao gồm 2 túi Hermes của bà Trương Mỹ Lan để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án là có cơ sở. Suốt quá trình vụ án được giải quyết, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đánh giá tài sản trên có phải vật chứng hay không, nếu là vật chứng thì có ảnh hưởng tới việc xử lý vụ án hoặc thi hành án hay không. Kết quả đánh giá trên sẽ là cơ sở để xem xét trả lại 2 chiếc túi cho gia đình bị cáo.
“Trong vụ án này, thiệt hại mà bị cáo gây ra là rất lớn. Trong trường hợp số tiền còn lại không đủ đảm bảo thi hành án, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bị cáo. Đối với 2 chiếc túi Hermes của bà Trương Mỹ Lan, nếu không phải vật chứng trong vụ án, tài sản này có thể được tuyên trả lại cho bị cáo.
Tuy nhiên, tại giai đoạn thi hành án, nếu số tài sản đã bị tịch thu, kê biên trong vụ án của bà Lan chưa thể đảm bảo nghĩa vụ thi hành án, cơ quan thi hành án có thể tiến hành xử lý các tài sản khác, trong đó có 2 chiếc túi xách của bị cáo, nhằm đảm bảo việc thi hành án theo quy định của pháp luật”, ông Thắng bình luận.
Chiếc túi Hermès Himalaya Birkin 35 hiếm có trong buổi đấu giá tại Paris năm 2016, trị giá quy đổi sang tiền Việt Nam trong khoảng 4,4 tỷ đến 7,3 tỷ đồng (Ảnh: Reuters).
Liên quan tới khối tài sản của bà Trương Mỹ Lan trong vụ án Vạn Thịnh Phát, quá trình điều tra, Bộ Công an đã rà soát, truy thu, phong tỏa, ngăn chặn giao dịch các tài sản, tài khoản có nguồn gốc từ hành vi phạm tội của bà Lan, những người được bà Lan nhờ đứng tên và các bị cáo.
Cụ thể, cơ quan điều tra thu giữ 224 tỷ đồng của bà Lan; phong tỏa 79 tài khoản của các bị cáo trị giá hơn 92 tỷ đồng và 1,6 triệu USD; ngăn chặn giao dịch 205 tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, tài khoản chứng khoán TVSI của các bị cáo, người liên quan, các pháp nhân liên quan với tổng số tiền 824 tỷ đồng và gần 262.000 USD.
Kê biên, ngăn chặn giao dịch đối với số cổ phần, phần vốn góp liên quan đến bà Lan, các bị cáo khác và các cá nhân được bà Lan nhờ đứng tên có tổng giá trị quy đổi khoảng 12.313 tỷ đồng tại nhiều tập đoàn, công ty; kê biên 9 bất động sản của bà Lan và các bị cáo tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên nhiều tài sản để bán lấy tiền khắc phục hậu quả cho trái chủ
Ngày 30/9, phiên tòa xét xử "đại án" Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, tiếp tục phần xét hỏi. HĐXX tập trung làm rõ và cách xử lý nhiều tải sản, cổ phần của bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đại diện các đơn vị liên quan như Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Liên Doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành; Công ty Setra; Công ty Cổ phần Đầu Tư Hợp Thành 1; Công ty Cổ Phần Bông Sen; Công ty TNHH Bảo Hiểm FWD Việt Nam; Công ty Chứng Khoán Tân Việt (TVSI)...
Theo hồ sơ, CQĐT đã kê biên 18% cổ phần tại Vietcombank Bonday Bến Thành. Số cổ phần này do Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Công ty cổ phần dịch vụ thương mại TP Hồ Chí Minh (Setra) nắm giữ.
Tại tòa, đại diện Vietcombank Bonday Bến Thành đã xác nhận thông tin trên. Vị đại diện này đã đề nghị HĐXX xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.
Bị cáo Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên nhiều tài sản để bán lấy tiề khắc phục hậu quả cho bị hại.
Đối với 18% vốn góp của Công ty Setra tại Công ty liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành, đang bị kê biên, đại diện của Ngân hàng Vietcombank đề nghị HĐXX hủy bỏ lệnh kê biên để Vietcombank và Công ty Setra tiếp tục thực hiện việc chuyển nhượng. Ngân hàng này đã thuê đơn vị thẩm định, 18% cổ phần trên có giá hơn 920 tỷ đồng, chứng thư thẩm định giá đã được gửi tới tòa.
Đại diện Vietcombank cho biết, Vietcombank và Vạn Thịnh Phát có ký kết thỏa thuận chuyển nhượng phần vốn góp trên, trình tự, thủ tục đang chờ hướng dẫn từ các cơ quan tiến hành tố tụng.
Về số cổ phần này, bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên, đem ra bán đấu giá để khắc phục hậu quả của vụ án.
Phía đại diện Công ty Setra cũng đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên để bán cổ phần. Số tiền bán được xin giữ lại 20% để đóng thuế, phí, số còn lại sẽ dùng để khắc phục hậu quả của việc phát hành trái phiếu.
Đối với 82% cổ phần tại Công ty Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam, bị cáo Lan khẳng định không thuộc sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và cũng không liên quan tới Ngân hàng SCB. Dù vậy, bị cáo Trương Mỹ Lan cũng đề HĐXX giải tỏa kê biên, số tiền bán được để khắc phục hậu quả của vụ án.
Tương tự 73,4% cổ phần tại Công ty CP đầu tư Hợp Thành 1, bị cáo Lan cũng đề nghị gỡ kê biên để dễ mua bán, lấy tiền khắc phục hậu quả.
Đối với 1,4 triệu cổ phần Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đang bị kê biên, bà Lan cho biết không nhớ chiếm bao nhiêu phần trăm tại TVSI. Song bị cáo Lan xin HĐXX xem xét, phần nào của mình thì giữ lại để khắc phục hậu quả, còn phần nào không phải của bị cáo thì trả lại.
Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX giải tỏa nhiều tài sản của mình để khắc phục hậu quả, bồi thường cho các trái chủ. Trong đó có 84,82% vốn góp tại Công ty TNHH đầu tư phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông (hơn 4.580 tỷ đồng) do bà Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Công ty TNHH Phát triển Hạ tầng Bến Nghé đứng tên đang bị kê biên. Bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX xem xét giải tỏa kê biên khối tài sản trên. Bà chủ Vạn Thịnh Phát nói công ty của mình đã bồi thường xong hơn 30ha và là tài sản riêng của mình không có liên quan tới SCB.
Được tòa hỏi về nguồn gốc hình thành dự án trên, bị cáo Trương Mỹ Lan nói mình có góp vốn 50% tầm 2.000 tỷ đồng và phần còn lại do một người bạn của người này ở nước ngoài gốn, không liên quan Vạn Thịnh Phát.
"Nếu dự án thành công sẽ mang lại nguồn lợi lớn, không dưới 50.000 tỷ đồng. Bị cáo sẵn sàng mang vào khắc phục hậu quả còn không khắc phục thì sẽ mang đi làm từ thiện chứ bị cáo không có nhu cầu tiêu xài cá nhân", bị cáo Lan trình bày.
Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX đã triệu tập đại diện Cục Phòng chống rửa tiền (PCRT) thuộc Thanh tra, giám sát NHNN và đại diện Cục Quản lý ngoại hối (QLNH) của NHNN tham gia trả lời các câu hỏi của các luật sư để làm rõ trách nhiệm của các tổ chức này đối với hành vi phạm tội của các bị cáo
Trả lời câu hỏi của luật sư Phan Trung Hoài (một trong 4 luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về chức năng, nhiệm vụ của Cục PCRT, đại diện Cục PCRT, bà Nguyễn Thị Minh Thơ cho biết, đơn vị này có chức năng xử lý thông tin. Về quản lý, đại diện Cục PCRT nói đơn vị này không có chức năng quản lý tổ chức tín dụng, ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền về.
Về câu hỏi Ngân hàng SCB có phải là đối tượng báo cáo của Cục PCRT hay không. Đại diện Cục PCRT nói Ngân hàng SCB là đối tượng báo cáo vì đây là đơn vị có số tiền giao dịch lớn, giao dịch đáng ngờ và giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và nhận về.
"Vậy trước khi khởi tố vụ án, Cục PCRT có thông tin gì về các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài về không?", luật sư hỏi. Đại diện Cục PCRT tiền nói thông tin này có trong hồ sơ vụ án. Đồng thời đại diện Cục PCRT từ chối trả lời một số câu hỏi khác của luật sư.
Tiếp đó, HĐXX một số bị cáo khác trong đó có Trưng Huệ Vân. Những bị cáo này cũng xin tòa xem xét giải tỏa hàng loạt tài sản đang bị kê biên trong vụ án
Sẽ triệu tập đại diện ủy quyền của 2 con gái bà Trương Mỹ Lan HĐXX sẽ triệu tập các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để làm rõ quan điểm về việc xử lý tài sản bị thu giữ, kê biên trong vụ án. Ngày mai (30-9), TAND TP HCM tiếp tục phiên xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2). Trong kế hoạch, HĐXX sẽ triệu tập các bên có quyền...