Vấn đề lớn nhất là thủ tục pháp lý
Thị trường BĐS chững lại, song các chuyên gia đều nhận định sẽ không bị giảm sâu dài hạn, bởi vốn đầu tư vào lĩnh vực này vẫn ở mức cao. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với chuyên gia nghiên cứu thị trường thuộc Hiệp hội BĐS Việt Nam Vũ Quang Vinh.
Ông đánh giá thế nào về sự giảm sút của thị trường BĐS?
Chuyên gia nghiên cứu thị trường thuộc Hiệp hội BĐS Việt Nam Vũ Quang Vinh
- Chúng ta đã nhắc rất nhiều đến việc Chính phủ thực hiện rà soát, thanh tra các dự án, dừng cấp phép nhiều dự án mới và siết chặt sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút của thị trường BĐS từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan đây chỉ là bề nổi.
Bởi trong thời gian qua, cùng với những thị trường lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… đã xuất hiện rất nhiều thị trường mới nổi là các tỉnh ven biển có lợi thế về du lịch – nghỉ dưỡng và cả những tỉnh có công nghiệp – dịch vụ phát triển, đã kéo theo nguy cơ “bong bóng” BĐS nổi lên ở nhiều nơi.
Trên thực tế, trong thời gian qua, giao dịch BĐS diễn ra chủ yếu là qua tay nhà đầu cơ và đầu tư thứ cấp. Giao dịch diễn ra nhộn nhịp, môi giới hoạt động tích cực khiến cho thị trường chứng kiến nhiều đợt “sốt” giá. Khi giá các sản phẩm được đẩy cao hơn với thực tế và Ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng cho vay để mua BĐS, các giao dịch mua đi – bán lại bị giảm xuống. Sự việc này đã ảnh hưởng đến bức tranh chung của toàn thị trường.
Những khó khăn này có ảnh hưởng lâu dài đến thị trường hay không, thưa ông?
Video đang HOT
- Từ đầu năm đến nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS đạt khoảng 2,8 tỷ USD, vẫn duy trì vị trí thứ hai về lĩnh vực – ngành nghề thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất. Trong bối cảnh thị trường đang khó khăn mà nguồn vốn đầu tư vẫn đổ vào lớn như vậy, chứng tỏ BĐS vẫn là lĩnh vực đầy tiềm năng.
Đối với DN trong nước, nguồn vốn đăng ký đầu tư vào BĐS vẫn ở mức cao. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, lượng trái phiếu mà các DN BĐS phát hành ra thị trường đạt tỷ lệ thành công tương đối lớn. Tính lũy kế từ đầu năm đến nay, các DN BĐS đã phát hành được trên 61.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 34% tổng số trái phiếu phát hành. Đặc biệt, riêng trong tháng 10 vừa qua, tổng giá trị trái phiếu DN phát hành trên 17.000 tỷ đồng, song chủ thể phát hành nhiều nhất lại thuộc về các công ty BĐS với 9.300 tỷ đồng.
Dựa vào các yếu tố này có thể khẳng định, thị trường BĐS khó có thể giảm sâu dài hạn mà đây chỉ là bước chuẩn bị cho một thời kỳ mới. Đây cũng là quy luật tất yếu của thị trường BĐS, cần khoảng thời gian chậm lại để củng cố, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tốt hơn.
Theo ông, cần phải làm gì để thị trường sớm bình ổn trở lại?
- Tôi nghĩ quan trọng nhất vẫn là những vấn đề liên quan đến chính sách. Việc tạm dừng cấp phép hay thanh tra các dự án là cần thiết nhằm làm “trong sạch” cho thị trường. Nhưng Nhà nước cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định về luật để cho các dự án sớm được thực hiện.
Còn đối với vấn đề về tài chính – tín dụng, hiện nay các DN không còn liều mình “tay không bắt giặc” (đầu tư vốn 0 đồng – PV) mà đã có sự chủ động về các kênh vốn, nên khó khăn mặt này cũng sẽ sớm ổn định. Vấn đề lớn nhất đó là các thủ tục pháp lý.
Xin cảm ơn ông!
Mai Vân
Theo Kinhtedothi.vn
Dự án căn hộ 500 triệu USD tại Tp.HCM bất ngờ động thổ xây dựng sau một thập kỷ được cấp phép
Dự án khu đô thị t.hể thao Saigon Sports City được cấp phép năm 2009 cho liên doanh giữa Keppel Land - công ty phát triển bất động sản của Tập đoàn Keppel, và công ty Jencity đến từ Hồng Kông, vừa chính thức được động thổ xây dựng.
Tại lễ động thổ sáng nay, đại diện Keppel cho biết, Saigon Sports City sẽ có tổng cộng 4.300 căn nhà cùng các tiện ích thể thao. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ phát triển một khu dân cư, một trung tâm thương mại và tổ hợp thể thao, nhưng chủ đầu tư không cho biết thời điểm dự kiến sẽ đưa ra thị trường.
Saigon Sports City là một trong những dự án bất động sản lớn nhất của Keppel tại TP. HCM, trong đó nhà đầu tư Singapore đã xây dựng và đưa vào hoạt động tổ hợp Saigon Centre, khu căn hộ Estella, Palm City và Riviera Point.
Còn nhớ, thị trường bất động sản 2019 bắt đầu với thương vụ thoái vốn của Tập đoàn Keppel Land tại dự án Đồng Nai Waterfront City. Tháng 1/2019, Keppel Land thông báo thoái 70% cổ phần tại dự án này cho tập đoàn Nam Long với tổng số tiền 2.323 tỷ đồng (100 triệu USD).
Ngoài ra, ông lớn đến từ Singapore mới đây cũng đã mua lại 60% cổ phần một khu đất 6,2 ha tại huyện Nhà Bè (TP.HCM) thông qua một hợp đồng mua bán có điều kiện với Tập đoàn Bất động sản Phú Long. Tổng số tiền đầu tư của thương vụ này là 1.304 tỷ đồng, tương đương 56 triệu USD.
Được biết, 3 khu đất nằm dọc theo tuyến đường huyết mạch Nguyễn Hữu Thọ, cách nhau 400m và chỉ cách khu trung tâm TP.HCM 25 phút di chuyển. Đồng thời, khu vực này cũng ở gần với các công trình dịch vụ công cộng như Bệnh viện tim Tam Đức, Trường Quốc tế Nam Sài Gòn, Đại học Tôn Đức Thắng hay các trung tâm thương mại như SC VivoCity, Crescent Mall và Saigon South Golf Course...
Hai đơn vị có kế hoạch phát triển dự án với khoảng 2.400 căn hộ cao cấp, nhà phố thương mại (shophouse) trên tổng diện tích 14.650 m2. Tổng chi phí của dự án này dự kiến khoảng hơn 7.400 tỷ đồng . Dự án dự kiến được thực hiện với 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ khởi công vào quý I/2020 nếu hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan, với quy mô 910 căn hộ.
Đặc biệt tại Thủ Thiêm, Keppel Land đang sở hữu 40% cổ phần tại dự án Empire City, dự án lớn nhất (trị giá 1,2 tỷ USD) tại khu đô thị đang phát triển này với điểm nhấn là tòa tháp phức hợp cao 86 tầng.
Mới đây, Chủ tịch Keppel Land Việt Nam - ông Linson Lim đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai. Tại đây, đại diện tập đoàn này đã đề xuất đầu tư khu đô thị thông minh trong tương lai tại tỉnh này. Đại diện Keppel Land cũng bày tỏ mong muốn đầu tư vào hạ tầng giao thông, xử lý chất thải thành điện, xử lý nước thải để tái sử dụng, làm hệ thống điện năng lượng mặt trời, công nghệ thông tin, logistics...
Trước đó, vào năm 2017, Keppel Land đã thâu tóm quỹ đất có 13 ha tọa lạc tại khu Nam Sài Gòn, dự kiến sẽ xây dựng 220 căn nhà thấp tầng và 1029 căn hộ chung cư cao cấp. Tổng chi phí đầu tư vào dự án, bao gồm cả chi phí đất đai, là khoảng 235 triệu USD. Cũng vào cùng thời điểm đó, Keppel Land cũng thâu tóm quỹ đất 6 ha tại khu vực quận 9 để xây dựng 300 căn nhà. Hiện 2 dự án này Keppel Land chưa đưa vào kinh doanh trên thị trường.
Nam Phong
Theo Nhịp Sống Việt
Nhà nước thiệt đơn, thiệt kép Đối với kinh tế vĩ mô, chậm giải ngân vốn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm dày thêm gánh nặng nợ công... Thi công cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long. Ảnh minh họa: Đình Quang Trong tình hình hiện nay, nguồn vốn đầu tư công bố trí cho các công trình, dự án của các bộ,...