Vấn đề Đài Loan: Lịch sử và thông lệ
Ngày 27/3, ông Mã Anh Cửu trở thành cựu lãnh đạo Đài Loan ( Trung Quốc) đầu tiên tới thăm Trung Quốc đại lục kể từ năm 1949.
Ngày 27/3, ông Mã Anh Cửu trở thành cựu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) đầu tiên tới thăm Trung Quốc đại lục kể từ năm 1949. (Nguồn: AP)
Ông khẳng định, ngoài viếng phần mộ tổ tiên ở Trung Quốc, ông đã đưa sinh viên Đài Loan sang đại lục để giao lưu, “hy vọng cải thiện bầu không khí ở hai bờ eo biển hiện nay… để hòa bình có thể đến nhanh và sớm hơn cho chúng tôi ở đây”. Phát biểu sau khi tới Thượng Hải ngày 27/3, mở màn cho chuyến thăm lịch sử kéo dài 12 ngày, ông nhấn mạnh: “Nhân dân hai bờ eo biển Đài Loan đều có nguồn gốc Trung Hoa, đều là hậu duệ người Hán, con cháu Hiên Viên Hoàng đế”.
Trên thực tế, động thái và tuyên bố của cựu lãnh đạo Đài Loan là có thể hiểu được nếu nhìn vào những gì ông từng thực hiện trong thời gian tại nhiệm 2008-2016 của mình. Tháng 11/2008, tạp chí Time (Mỹ) nhận định chỉ trong ba tháng kể từ khi ông Mã cầm quyền, “quan hệ giữa hai bờ eo biển đã tiến nhanh chưa từng có sau hơn sáu thập kỷ đối đầu”.
Ông đã mở các chuyến bay thuê bao giữa hai bờ eo biển, giảm bớt hạn chế với đầu tư của công ty Đài Loan ở đại lục, cho phép nhà đầu tư Trung Quốc mua cổ phiếu tại sàn chứng khoán Đài Loan. Thậm chí, tháng 7/2015, trên cương vị người đứng đầu Đài Loan, ông đã có cuộc gặp lịch sử với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore. Vì thế, chuyến đi của ông Mã có thể là cột mốc lớn, song lại không có yếu tố bất ngờ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hoạt động của bà Thái Anh Văn ở Mỹ, lại cho thấy một câu chuyện khác. Đây là lần thứ bảy bà quá cảnh tại xứ cờ hoa với tư cách người đứng đầu Đài Loan và lần thứ 29 một lãnh đạo Đài Loan đương nhiệm hành động như vậy.
Khác biệt ở chỗ lần này, bà có thể gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Khi đó, đây sẽ là hoạt động tiếp xúc cấp cao nhất giữa quan chức hai bên trong các chuyến quá cảnh của lãnh đạo Đài Loan.
Vì thế, có ý kiến lo ngại cuộc gặp sẽ “chính thức hóa” hoạt động của bà Thái Anh Văn tại Mỹ, thậm chí còn tạo ra một “khoảnh khắc Pelosi” mới, đẩy căng thẳng về vấn đề Đài Loan lên cao hơn.
Hành động tưởng chừng thông lệ nhưng ẩn chứa khả năng làm nên lịch sử là vậy.
Cựu lãnh đạo Đài Loan lần đầu tiên thăm Trung Quốc đại lục
Ngày 27/3, cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu lên đường thăm Trung Quốc đại lục, chuyến đi mà ông hy vọng sẽ mang lại hòa bình và cải thiện mối quan hệ hai bờ eo biển thông qua sự tương tác giữa những người trẻ tuổi của cả hai bên.
Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Ảnh: Bloomberg
Theo Reuters, đây sẽ là lần đầu tiên một cựu lãnh đạo của đảo Đài Loan thăm Trung Quốc đại lục kể từ năm 1949.
Trước đó, ông Ma Xiaoguang, người phát ngôn của Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc, cho biết ông Mã Anh Cửu sẽ đến Trung Quốc đại lục từ ngày 27/3 đến ngày 7/4, theo Xinhua. Ông Mã dự kiến sẽ thăm một số thành phố của Trung Quốc, bao gồm Nam Kinh, Vũ Hán, Trường Sa, Trùng Khánh và Thượng Hải.
Ông Ma Xiaoguang cho biết, Trung Quốc đại lục "sẵn sàng làm phần việc của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến thăm của ông Mã Anh Cửu và chúc ông có một hành trình tốt đẹp".
Ông Mã Anh Cửu (giữa) tại sân bay quốc tế Đào Viên, ngày 27/3. Ảnh: Reuters
Phát biểu với các phóng viên tại sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan), ông Mã Anh Cửu cho biết "rất vui" khi thực hiện chuyến đi.
"Ngoài việc đi cúng tổ tiên, tôi còn đưa sinh viên Đại học Đài Loan sang đại lục để giao lưu, hy vọng cải thiện bầu không khí hai bờ eo biển hiện nay thông qua sự nhiệt tình và tương tác của những người trẻ tuổi, để hòa bình có thể đến nhanh hơn nữa và sớm hơn cho chúng tôi ở đây", ông nói.
Ông Hsiao Hsu-tsen, Giám đốc Quỹ Mã Anh Cửu, cho biết ông Mã không có kế hoạch gặp bất kỳ quan chức cấp cao nào của Trung Quốc đại lục, nhưng ông có thể "theo ý của chủ nhà" nếu họ sắp xếp một cuộc gặp như vậy.
Ông Mã Anh Cửu hiện vẫn là thành viên cấp cao của Quốc Dân đảng (KMT) - đảng đối lập tại Đài Loan. Cuối năm 2015, ông đã có cuộc gặp mang tính bước ngoặt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore, ngay trước khi bà Thái Văn Anh đắc cử chức lãnh đạo Đài Loan.
Quốc Dân đảng Đài Loan (KMT) cho biết ủng hộ quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc đại lục, mặc dù đảng này phủ nhận việc thân Bắc Kinh. KMT cũng cho rằng việc tiếp cận với Trung Quốc là cần thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo.
Kể từ năm 2016, quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục đã xấu đi đáng kể. Bà Thái Văn Anh tuyên bố chỉ người dân ở Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và đến nay không loại trừ biện pháp dùng vũ lực để thống nhất đất nước.
Trung Quốc cảnh báo hậu quả việc quá cảnh Mỹ của nhà lãnh đạo Đài Loan Nhà Trắng kêu gọi Trung Quốc tránh "phản ứng thái quá" trước kế hoạch dừng chân tại Mỹ của lãnh đạo Đài Loan, coi đây là hoạt động quá cảnh thông thường. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trước khi lên đường bay đến Mỹ. Ảnh Reuters. Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby ngày 29/3 nhấn...