Ván cược đầy mâu thuẫn của tỷ phú Warren Buffett
Việc mua lại Activisioin Blizzard thể hiện tham vọng của Microsoft để chiếm lĩnh metaverse. Dù luôn chê tiền mã hóa, tỷ phú Warren Buffett lại tin tưởng tiềm năng này.
Vào tháng 1, Microsoft đã công bố thỏa thuận mua lại Activision Blizzard, nhà phát hành trò chơi điện tử hàng đầu thế giới, với giá 68,7 tỷ USD. Tùy thuộc vào các cơ quan quản lý, thương vụ có thể kéo dài tới tháng 6/2023 mới hoàn thành.
Theo CNBC, từ khi thương vụ được công bố, cổ phiếu Activision Blizzard đi xuống như dự đoán việc các cơ quan quản lý sẽ can thiệp vì lo ngại độc quyền. Tuy nhiên, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett lại tranh thủ “bắt đáy” trong khoảng thời gian này. Công ty Berkshire Hathaway của ông hiện sở hữu 9,5% cổ phần Activision Blizzard.
Là người thường chỉ trích tiền mã hóa, Buffett có lẽ là cái tên ít tin tưởng vào metaverse nhất. Dù vậy, CNBC nhận định hành động của ông như một ván cược rằng Microsoft có đủ khả năng để hoàn tất thương vụ kỷ lục, đem lại lợi nhuận cho Berkshire Hathaway.
Tham vọng dẫn đầu thị trường
Theo nhà phân tích Mark Moerdler của công ty Bernstein, Microsoft đang có vị thế tốt để trở thành công ty dẫn đầu trong cả lĩnh vực metaverse và game.
“Microsoft đang sở hữu nhiều thuận lợi với metaverse. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng việc công ty mua lại Activision Blizzard chỉ để tập trung vào thị trường này. Họ cũng đang tìm kiếm những giải pháp tốt hơn để đạt được mục đích trong mảng trò chơi điện tử”, ông Mark Moerdler chia sẻ với CNBC.
Microsoft đang ở vị thế thuận lợi để dẫn đầu thị trường game và metaverse.
Video đang HOT
Moerdler cũng nhận định rằng Microsoft thừa khả năng mua các nhà phát hành game nhỏ hơn. Việc mua lại một công ty lớn là quyết định đúng đắn, nhưng thương vụ có thể phải chờ tới hơn một năm để được thông qua, với sự chấp thuận của các cổ đông và cơ quan quản lý.
“Chúng ta không thể biết Bộ Tư pháp, EU hay khoảng 30 cơ quan quản lý khác sẽ quyết định thế nào. Nếu có điều gì chúng ta đều biết, thì đó là Microsoft có sẵn tiền “, CNBC trích lời Warren Buffett ở đại hội cổ đông Berkshire Hathaway vào cuối tháng 4.
Buffett thể hiện rõ thái độ ghét bỏ Bitcoin hay các loại tiền mã hóa khác, nhưng ông có thể tin tưởng vào con người và lãnh đạo của Microsoft. Microsoft đã đưa ra tầm nhìn phát triển lĩnh vực metaverse trong thỏa thuận mua lại Activision Blizzard. Theo CNBC, công ty mong muốn kết hợp cả game và metaverse thành một mô hình kép.
“Ngày nay, game đã trở thành hình thức giải trí lớn nhất và phát triển nhanh nhất. Do đó, khi thế giới kỹ thuật số và vật lý kết hợp với nhau, nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nền tảng metaverse”, CEO Satya Nadella cho biết trong một email gửi cho các nhân viên của Microsoft.
Game là một lĩnh vực rất hấp dẫn và đầy tiềm năng. Theo công ty nghiên cứu thị trường Newzoo, thị trường trò chơi điện tử toàn cầu đã tạo ra 180,3 tỷ USD vào năm 2021. Tới năm 2024, Newzoo dự đoán doanh thu từ lĩnh vực này sẽ tăng lên 218,8 tỷ USD.
Trong khi đó, eMarketer ước tính rằng 2,96 tỷ người trên toàn thế giới đã chơi trò chơi điện tử vào năm ngoái, bao gồm tất cả hình thức. Ngoài ra, con số này sẽ đạt 3,09 tỷ người vào năm 2022, tức khoảng một phần ba dân số hành tinh.
Đòn bẩy của Microsoft
Trong quá khứ, Berkshire Hathaway chưa từng đầu tư vào Microsoft. Buffett giải thích mình là bạn của Bill Gates, nên không muốn đầu tư vào công ty của bạn. Việc mua cổ phiếu Activision Blizzard như một cách gián tiếp để Buffett đầu tư vào Microsoft và lĩnh vực game.
Vào năm 2001, Microsoft lần đầu bước chân vào lĩnh vực game với việc phát hành máy chơi game Xbox. Hiện tại, dòng máy này đã ở thế hệ thứ 4 và đạt doanh số bán hàng tăng vọt 14% trong quý thứ I/2022. Ngoài ra, bộ phận Microsoft Gaming do Giám đốc Phil Spencer điều hành, đang sở hữu 23 studio thiết kế trò chơi, phần mềm cùng hàng trăm trò chơi.
“Khi thương vụ với Activision Blizzard kết thúc, Microsoft Gaming sẽ là công ty trò chơi đứng thứ 3 thế giới về doanh thu, sau Tencent và Sony”, CEO Microsoft Gaming Phil Spencer cho biết.
Trong khi tình hình tài chính của các công ty công nghệ đang không ổn định, Microsoft vẫn duy trì vị thế của mình với doanh thu tăng mạnh trong quý I/2022 nhờ nhu cầu từ các dịch vụ đám mây và phần mềm. Đây là 2 thành phần cốt lõi của mảng kinh doanh trò chơi và metaverse.
Activision Blizzard là đòn bẩy giúp Microsoft thực hiện tham vọng chiếm lĩnh thị trường.
Về lâu dài, thế hệ Gen Z (người sinh sau năm 1995) và các thế hệ tiếp theo là những nhóm người dùng chính của metaverse. Theo một nghiên cứu gần đây của Razorfish và Vice Media Group, Gen Z dành thời gian giao lưu với bạn bè trong metaverse nhiều hơn gấp đôi so với ngoài đời. Do đó, metaverse đang sở hữu rất nhiều tiềm năng trong tương lai.
“Đó là một thế giới ảo, nơi bạn có thể dạo chơi cùng bạn bè, xây dựng một bộ lạc và cùng nhau đi săn. Đây chính là metaverse”, Mike Sepso, CEO của Vindex, một công ty hoạt động trong lĩnh vực thể thao điện tử, cho biết.
Ngoài ra, ông Sepso cũng nhận định rằng thỏa thuận sáp nhập Activision Blizzard có thể giải quyết một số vấn đề trong mảng game của Microsoft.
“Đầu tiên, thỏa thuận giúp Microsoft bổ sung rất nhiều địa chỉ IP và lượng người chơi tuyệt vời cho dịch vụ Game Pass của công ty game trong ngắn hạn. Về lâu dài, IP đó có thể được mở rộng để phát triển metaverse khi còn sơ khai. Tóm lại, thỏa thuận này đã đặt Microsoft vào vị trí thuận lợi cho việc phát triển metaverse trong tương lai”, Mike Sepso cho biết thêm.
Tỷ phú Warren Buffett "rót" 2 tỷ USD vào các công ty có liên quan đến tiền số
Nước đi mới nhất của Warren Buffett đã một lần nữa khẳng định tầm nhìn của các nhà đầu tư phương Tây vào tương lai của tiền kỹ thuật số, cũng như tính tất yếu của chúng trong tương lai của nhân loại.
Theo một tài liệu được gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) thì Berkshire Hathaway, công ty đầu tư thuộc quyền sở hữu của tỷ phú Warren Buffett trong quý IV/2021 đã chi 1 tỷ USD để mua cổ phiếu của ngân hàng Nubank. Đây là một ngân hàng kỹ thuật số có trụ sở tại Brazil với 40 triệu khách hàng tại khu vực Mỹ Latinh. Dù các loại tiền mã hoá không hề nằm trong danh mục đầu tư trực tiếp nhưng NuInvest, đơn vị đầu tư của ngân hàng này lại cung cấp cho người dùng khả năng tiếp xúc đến các quỹ ETF crypto.
Vào tháng 06/2021, Berkshire Hathaway đã đầu tư 500 triệu USD vào Nubank. Sáu tháng sau, khi Nubank chính thức lên sàn chứng khoán, Berkshire Hathaway lại tiếp tục chi 250 triệu USD để mua cổ phiếu, nâng định giá của ngân hàng này lên mức 41,5 tỷ USD.
Ngoài ra, công ty đầu tư của "nhà tiên tri xứ Omaha" cũng đã mua 1 tỷ USD cổ phiếu của Activision Blizzard trong khoảng thời gian này, ngay trước vụ thâu tóm vĩ đại của Microsoft.
Gã khổng lồ phần mềm khẳng định việc mua lại Activision Blizzard sẽ không chỉ phục vụ cho tham vọng bành trướng của hãng và còn là những nỗ lực đầu tiên trong việc tiếp cận khái niệm siêu vũ trụ ảo (metaverse). CEO Microsoft, ông Satya Nadella trong cuộc họp cổ đông đầu năm nay cũng đưa ra nhận định: "Metaverse sẽ là xu hướng tiếp theo của Internet".
Berkshire Hathaway đã tranh thủ mua 1 tỷ USD cổ phiếu của Activision Blizzard trước khi công ty game này bị Microsoft thâu tóm
Ở chiều ngược lại, Berkshire Hathaway đã bán 1,8 tỷ USD cổ phiếu Visa và 1,3 tỷ USD cổ phiếu của Mastercard - hai đại gia của ngành thanh toán trực tuyến. Điều này đã dẫn đến nhiều đồn đoán rằng ông Warren Buffett đang đặt niềm tin nhiều hơn vào những hình thức thanh toán mới, thách thức vị thế của các ông lớn vốn đã tồn tại lâu đời.
Mặc dù vậy, Warren Buffett vẫn giữ nguyên quan điểm tiêu cực dành cho tiền mã hóa. Ông này trong quá khứ đã có nhiều chỉ trích nhắm đến giá trị của Bitcoin, so sánh đồng tiền này chẳng khác gì "vỏ sò" - dạng tiền tệ từ thời cổ đại khi người ta phải dựa vào niềm tin để giao dịch với nhau.
Dù đã được nhà sáng lập TRON Justin Sun mời ăn tối và tặng nhiều loại tiền mã hóa vào năm 2020, thế nhưng nhiều nguồn tin cho rằng nhà đầu tư huyền thoại của chúng ta đã ngay lập tức bán toàn bộ số token được tặng và dùng tiền thu về để làm từ thiện.
Ông chủ Microsoft cảnh báo hậu quả của các email đêm muộn CEO Microsoft Satya Nadella cảnh báo sức khỏe của nhân viên có thể bị ảnh hưởng do ngày làm việc kéo dài, đến tận đêm muộn. CEO Microsoft Satya Nadella. Dẫn một nghiên cứu của Microsoft, ông Nadella cho biết khoảng 1/3 giới "cổ cồn trắng" đạt năng suất làm việc cao thứ ba vào buổi chiều, dựa trên hoạt động trên bàn...