Vẫn còn 4 tỷ người chưa thể kết nối Internet
Bốn rào cản ngăn cách người dùng ở các nước thứ ba với thế giới số bao gồm: độ phủ sóng, giá cả, ngôn ngữ và nhận thức.
Đã hơn 46 năm kể từ ngày khách hàng đầu tiên tiếp cận dịch vụ online, 23 năm kể từ ngày trình duyệt NCSA Mosaic gây bùng nổ hệ thống World-Wide Web, nhưng vẫn hơn phân nửa dân số thế giới – khoảng 4,1 tỷ người – không được tiếp cận với Internet, theo báo cáo State of Conectivity 2015 dài đến 56 trang của Facebook.
Báo cáo viết: “Hơn 10 năm qua, mỗi năm có khoảng 200-300 triệu người dùng mới tiếp cận Internet”. Ở tốc độ đó, thế giới sẽ cần 15-20 năm hoặc hơn để kết nối tất cả mọi người.
Độ phủ sóng là vấn đề lớn đầu tiên. Phần lớn người dùng mới sẽ tiếp cận Internet thông qua điện thoại 3G hoặc 4G. Tuy vậy, vẫn có đến 1,6 tỷ người sống ở những khu vực thiếu những kết nối này. Hơn 90% trong số đó từ các nước thế giới thứ ba: Đông Nam Á, khu vực châu Phi hạ Sahara.
Vấn đề này đến từ các nhà cung cấp kết nối, khi chi phí vận hành ở các vùng này tiêu tốn gấp 2-3 lần, nhưng mật độ người dùng lại ở mức thấp nhất. Tệ hơn, họ không đủ khả năng chi trả.
Khi mà thậm chí vài vùng hẻo lánh của Vương quốc Anh, Mỹ và các nước phát triển còn không được phủ sóng, chẳng có nhiều cơ hội cho các vùng hoang sơ rộng lớn ở nông thôn Ấn Độ hoặc châu Phi. Google và Facebook rất nỗ lực khắc phục vấn đề này thông qua các trạm phát sóng bằng khinh khí cầu hoặc drones, Microsoft cũng thử nghiệp mạng Wi-Fi miễn phí từ các trạm năng lượng mặt trời.
Giá cước cũng là vấn đề lớn. Báo cáo cho thấy gần 30% dân số ở các nước đang phát triển vẫn đang sống dưới mức nghèo, và 2 tỷ người không đủ khả năng chi trả cho 500MB dữ liệu Internet mỗi tháng.
Theo nhà phân tích Mason, cư dân Vương quốc Anh trung bình chỉ phải chi 1% thu nhập hàng tháng cho dữ liệu di động, con số ở Bắc Mỹ là 2%, Ấn Độ là 4% và Nigeria là 7%. Trung bình, cư dân các nước đang phát triển phải dành ra số tiền gấp đôi cho chi phí Internet. Nếu tính cả chi phí mua và tiền điện sạc thiết bị, cùng với các chi phí nhắn tin bổ sung, con số này có thể tăng gấp 3. Chi phí cho pin ở các nước đang phát triển rất cao, người dùng không được tiếp cận với điện phải trả từ 2-8 USD để sạc pin thiết bị.
Video đang HOT
Thu nhập tăng và giá thiết bị ngày càng rẻ đang giải quyết ít nhiều vấn đề này, khi “trong năm 2014, các gói cước 500MB đã có thêm hơn 500 triệu người dùng tại các khu vực đang phát triển”. Nhưng nhiều người vẫn phải dùng chung gói cước – dường như nhiều gia đình vẫn chỉ đủ tiền cho 1 thiết bị, trong khi các khu vực nghèo nhất hầu như không có smartphone.
Ngôn ngữ là vấn đề thứ ba, và là một trong những vấn đề nan giải nhất, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Thế giới có khoảng 7.000 ngôn ngữ, nhưng 56% các trang web đang dùng tiếng Anh, và 89% số website chỉ dùng khoảng 10 ngôn ngữ phổ thông nhất. Kết quả, hơn 1 tỷ người không thể tìm được các nội dung liên quan bằng tiếng mẹ đẻ của họ.
Cũng theo báo cáo, Google Android chỉ hỗ trợ 76 ngôn ngữ, và Facebook là 139. Nghĩa là Facebook chỉ có thể tiếp cận đến 83% người dùng biết 2 ngôn ngữ, và họ cần đến 800 ngôn ngữ để tiếp cận 98% người dùng.
Nhận thức là vấn đề thứ tư, và là vấn đề khó nhận biết nhất. Các vấn đề nhận thức được nêu ra bao gồm kỹ năng (sử dụng thiết bị số), hiểu biết về lợi ích của việc online và vấn đề “văn hóa hoặc được sự đồng thuận của cộng đồng”. Chưa có một nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này, nhưng người dùng nữ đang chịu nhiều thiệt thòi vì nó.
Báo cáo cho rằng “hơn cư dân các vùng hẻo lánh không hiểu Internet là gì”, và 75% dân cư các vùng chưa có kết nối ở Nigeria còn chưa từng nghe đến từ Internet.
Đây là vấn đề chỉ có thể giải quyết dài hạn bằng cách nâng cao giáo dục, cung cấp Internet ở trường học, và bằng các dự án “xóa mù công nghệ” cho các bé gái, vốn chịu nhiều thiệt thòi ở các nước đang phát triển.
Cũng cần những dự án thử nghiệm để xem smartphone có tác dụng như thế nào trong việc nâng cao khả năng online. Ví dụ, tại Papua New Guinea, khi hơn 35% cư dân vẫn mù chữ, dự án SMS Story gửi các câu chuyện thông qua tin nhắn đã giảm tỷ lệ này ở trẻ em.
Tóm lại, báo cáo cho rằng “kết nối 4 tỷ người còn lại sẽ ngày càng khó khăn, bởi nhiều trong số họ đang sống trong cảnh nghèo đói, thiếu các kỹ năng giáo dục cơ bản và không quen thuộc với công nghệ số như thiết bị di động”.
Smartphone đã mang hàng tỷ người online, nhưng đa phần trong số đó đến từ các thành phố, đã có học vấn nhất định cùng nguồn thu nhập ổn định. Đa số họ đều có nguồn điện, giá cước ở thành phố cũng rẻ hơn nhiều.
Do vậy, sẽ khó khăn và tốn kém hơn để cung cấp Internet đến hàng tỷ người ở các khu vực nông thôn nghèo, nơi thiếu mọi lợi thế trên.
Lê Phát
Theo Zing
Việt Nam thiên đường Wi-Fi chùa
Việt Nam là một trong những nước có hệ thống Wi-Fi miễn phí dễ truy cập nhất thế giới. Dù vậy, Wi-Fi "chùa" tồn tại nhiều nguy cơ về bảo mật.
Những quán cà phê Wi-Fi ra đời ở Việt Nam hơn 10 năm trước. Từ 2002 đến 2006, cà phê Wi-Fi trở nên thịnh hành. Theo đó, các tiệm đồ ăn, thức uống ở Việt Nam cài đặt các hotspot để khách hàng truy cập. Lâu dần, sóng Wi-Fi miễn phí trở nên phổ biến, người dùng coi đó trở thành bắt buộc ở các đơn vị kinh doanh, thậm chí trà đá, xe khách cũng có Wi-Fi.
Cũng hơn 10 năm trước, các chiến dịch cài đặt Wi-Fi miễn phí của FPT Telecom, Nokia... tại các quán cà phê khiến dịch vụ kết nối này phổ biến hơn. Cùng với qúa trình bùng nổ của smartphone, các thiết bị điện tử cá nhân, người dùng ngày càng có nhu cầu truy cập vào các tụ điểm Internet công cộng.
Việt Nam không phải quốc gia có chất lượng Internet cao. Theo báo cáo từ Hiệp hội VIễn thông Quốc tế (ITU), chỉ số chất lượng Internet Việt Nam xếp thứ 102 trên toàn cầu, giảm 8 bậc so với 5 năm trước, đạt điểm 4,28 trên tháng điểm 10.
Tuy nhiên, đây lại là nơi người dùng có thể kết nối mạng Internet dễ dàng nhất trên thế giới. Thậm chí, thời gian gần đây, người dùng smartphone, tablet trong nước còn truyền tay nhau các ứng dụng chia sẻ Wi-Fi chùa, khiến gần như tại bất cứ địa điểm nào, họ cũng có thể truy cập các mạng có mật khẩu.
Ứng dụng này hoạt động theo hình thức người dùng chia sẻ, tức là bất cứ ai biết mật khẩu một mạng Wi-Fi nào đó quanh mình đều có thể chọn chia sẻ cho tất cả những người khác (những người cùng cài ứng dụng). Khi bắt gặp một mạng Wi-Fi nào đó, ứng dụng sẽ cho hiển thị sẵn mật khẩu để người dùng truy cập miễn phí.
Wi-Fi miễn phí khắp mọi nơi là một trong những đặc sản tại Việt Nam. Ảnh: Thành Duy.
Nhiều người dùng trong nước khi đi du lịch nước ngoài, thậm chí các nước phát triển tỏ ra ngạc nhiên khi không tìm đâu ra mạng Wi-Fi miễn phí để sử dụng như tại Việt Nam.
Trên thực tế, cơ sở hạ tầng Internet tại những nước này rất tốt. Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể truy cập Wi-Fi tại một số địa điểm công cộng lớn như nhà ga, sân bay, các địa điểm du lịch nổi tiếng, nhưng bắt buộc phải khai báo thông tin hoặc truy cập theo giờ.
Lấy Nhật Bản làm một ví dụ. Theo Japan Times, sở dĩ những đất nước như Nhật Bản không cung cấp nhiều điểm phát Wi-Fi miễn phí là vì chất lượng mạng 3G hoặc 4G tại đủ đáp ứng nhu cầu người dùng.
"Tại một số nước, người dùng mang theo laptop để sử dụng mạng Wi-Fi ở tất cả mọi nơi. Tại Nhật, những người như vậy sẽ mang theo các gói dữ liệu 3G hoặc Wi-Fi Router để kết nối với laptop, smartphone hay tablet. Họ không cần đến Wi-Fi miễn phí nhiều", trang này cho hay.
Khi nhu cầu sử dụng Wi-Fi miễn phí của người dùng không cao, việc thiết lập và cung cấp mạng Wi-Fi miễn phí là một điều lãng phí trong suy nghĩ của họ.
Trên thực tế, ngoài các địa điểm công cộng nổi tiếng cung cấp Wi-Fi miễn phí, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay Trung Quốc cung cấp các gói dịch vụ Wi-Fi có trả tiền. Theo đó, người dùng khi đăng ký các gói Wi-Fi này theo tháng, tuần hoặc dung lượng. Họ sẽ nhận được mã đăng nhập Wi-Fi tại hầu hết các địa điểm phổ biến do đơn vị cung cấp dịch vụ bố trí sẵn Wi-Fi hotspot. Chẳng hạn, người dùng Nhật phải trả 500 - 800 yen (khoảng 90.000 - 145.000 đồng) cho 24 tiếng truy cập Wi-Fi Internet theo dạng này. Đây là cách đảm bảo người dùng có thể truy cập Internet tại mọi địa điểm nhưng sẽ sử dụng một cách có trách nhiệm nhất.
Theo nhiều chuyên gia, Wi-Fi miễn phí từ lâu phổ biến ở Việt Nam, rất khó để thay đổi mô hình này, hoặc bắt người dùng trả tiền. Tại một số trung tâm thương mại, vài nhà cung cấp Wi-Fi công cộng đang tiến hành thử nghiệm việc cho người dùng miễn phí mạng, nhưng phải đăng ký, hoặc xem quảng cáo. Dù vậy, hình thức này vẫn không được nhiều khách hàng ủng hộ, chưa kể, chất lượng kết nối khá phập phù.
Theo khuyến cáo của hãng bảo mật Kaspersky, Wi-Fi công cộng không có mật khẩu, thông tin không được mã hoá nên dễ dàng bị những người có kiến thức về máy tính hoặc hacker nhìn thấy, thu thập và sử dụng cho những mục đích bất chính. Do đó, người dùng khi sử dụng Wi-Fi công cộng không nên đăng nhập vào tài khoản ngân hàng hoặc những dịch vụ cá nhân như email, Facebook, Skype,... Tuy nhiên, việc này khá khó ở Việt Nam, bởi người dùng thường không nhiều kiến thức bảo vệ chính mình.
Duy Tín - Thành Duy
Theo Zing
Cáp quang AAG sắp bảo trì, Internet đi quốc tế bị ảnh hưởng Tuyến cáp quang biển AAG dự kiến được bảo trì từ ngày 4 đến 6/3, khiến kết nối Internet ra quốc tế bị chậm trong thời gian này. Thông tin từ SPT Telecom, hệ thống cáp quang biển AAG có thể được bảo trì trong ba ngày, bắt đầu từ 4/3 tới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ kết nối tuyến...