Vẫn còn 3.609 xe tồn ở biên giới, giải quyết ùn tắc trước Tết
Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu đẩy nhanh tốc độ thông quan, đồng thời hạn chế đưa xe hàng về cửa khẩu, phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn tình trạng xe ùn tắc tại các cửa khẩu.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến về xử lý hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu – Ảnh: VGP
Chiều 8-1, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Đây là cuộc họp lần thứ hai trong 2 tuần qua để bàn thảo về vấn đề này.
Báo cáo tình hình, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho hay sau cuộc họp lần trước, đến ngày 7-1, tổng số lượng xe còn tồn tại các cửa khẩu là 3.609 xe, giảm khoảng 2.500 xe.
Vẫn còn xe chở hàng lên biên giới
Lượng xe giảm là do quay đầu để tiêu thụ nội địa, một phần xuất khẩu chính ngạch và xuất qua đường biển.
Theo ông Khánh, sau nhiều cuộc làm việc giữa các bộ, ngành và địa phương, tình hình đã cải thiện, một số cửa khẩu được thông quan trở lại.
Video đang HOT
“Hiện trên tuyến biên giới phía Bắc đã có 10 cửa khẩu, lối mở hoạt động” – ông Khánh nói và cho biết dù đã khuyến cáo nhưng rải rác vẫn còn tình trạng đưa nông sản, chủ yếu là dưa hấu lên cửa khẩu Tân Thanh.
Trước thông tin này, ông Thành đặt vấn đề: “Các địa phương cửa khẩu có thông báo cho các địa phương khác biết việc hạn chế xe lên cửa khẩu hay không, ai là người tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào?”.
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho hay tình hình đã cải thiện, với năng lực thông quan hiện nay từ 80 – 100 xe/ngày thì dự kiến từ nay đến khi nghỉ Tết thì số lượng xe đang tồn tại cửa khẩu Chi Ma sẽ được giải quyết. Để chủ động hơn, tỉnh này đề nghị rà soát, đánh giá tổng thể để xây dựng kế hoạch tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong năm tới.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam thông tin thêm là nhiều doanh nghiệp chế biến sẵn sàng thu mua nông sản ùn tắc, nên nhiều xe quay đầu được tiếp nhận.
Một số thị trường như Mỹ sẽ cho phép chính thức xuất khẩu bưởi, xem xét thêm quả dứa (thơm), mở ra cơ hội cho Việt Nam. Dự kiến, ngày 12-1 tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục làm việc để thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc bằng đường biển và hiện nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh đã tính phương án này.
Có thể chuyển sang đường biển, đường sắt, đi chính ngạch
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cũng cho hay hoàn toàn có thể xuất khẩu qua đường sắt, đường biển sang Trung Quốc. Riêng đường sắt, có thể chuyên chở 80 container hàng hóa mỗi ngày, song phải xuất chính ngạch có hồ sơ.
Ông Lê Quang Trung, phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, cũng cho biết để xuất qua đường sắt và đường thủy thì tiêu chuẩn, nguồn gốc truy xuất, thủ tục giấy tờ rất quan trọng, nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí.
Tuy vậy, ông Trung khẳng định sẵn sàng điều chuyển tàu đi chuyến quốc tế đưa về Quảng Ninh, Hải Phòng để chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc. Các doanh nghiệp vận tải biển cũng sẵn sàng giảm giá vận chuyển, logistics, hỗ trợ chuyển phương thức vận tải, bao gói, container…
Kết luận, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng tình trạng ùn tắc đã phần nào được khắc phục song số lượng xe ùn tắc tại các cửa khẩu còn lớn. Đặc biệt, hiện vẫn còn tình trạng xe ở các địa phương kéo về các cửa khẩu biên giới.
Vì vậy, cần tiếp tục tập trung hỗ trợ bà con nông dân, doanh nghiệp hạn chế tối đa thiệt hại, phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu.
Theo đó, ông yêu cầu các bộ ngành và địa phương liên quan tiếp tục có các cuộc làm việc với phía Trung Quốc, có hướng dẫn cụ thể về phòng, chống dịch COVID-19. Các địa phương biên giới nắm chắc tình hình để điều phối xe, tránh tình trạng xe hàng dồn ứ, có quyền thông báo, có quyền điều phối theo chỉ đạo của Chính phủ.
Làm bài bản căn cơ, chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch
Phó thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chế biến nông sản, có giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh phân phối và tiêu thụ trong nước, đặc biệt là qua hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống.
Các bộ, ngành, trong đó có ngành đường sắt, hàng hải nghiên cứu, có các giải pháp phục vụ việc đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch.
Về lâu dài, cần có chương trình, kế hoạch tổng thể từ khâu quy hoạch, kế hoạch sản xuất, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc; nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics; xác định rõ các thị trường tiêu thụ, để bảo đảm hàng hóa nông nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch.
“Phải làm bài bản, căn cơ để chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch là chủ yếu sang xuất khẩu chính ngạch”, Phó thủ tướng nêu đề bài cho các bộ, ngành, địa phương.
Đề xuất 4 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản qua đường biển
Theo ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, trước tình trạng ùn tắc hàng hóa nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, điều chuyển hàng hóa bằng đường bộ sang đường biển cho doanh nghiệp.
Sơ chế thanh long tại Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản Cát Tường (TP Mỹ Tho, Tiền Giang). Ảnh tư liệu: Minh Trí/TTXVN
Hiện nay, việc vận tải hàng hóa nông sản, hoa quả từ Việt Nam sang Trung Quốc được thực hiện theo hai phương thức chính: Vận tải đường biển đối với thị trường phía Bắc Trung Quốc (tuyến xa) và vận tải đường bộ đối với thị trường phía Nam Trung Quốc (tuyến ngắn, gần biên giới đường bộ của Việt Nam). Tuy nhiên, việc chuyển đổi phương thức vận tải nông sản từ đường bộ sang đường biển vẫn gặp nhiều khó khăn.
Để đẩy mạnh chuyển đổi phương thức vận chuyển hàng nông sản từ đường bộ sang đường biển, ông Hoàng Hồng Giang cho rằng, về cơ bản phải điều chỉnh được việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc theo đường chính ngạch để tránh rủi ro về mặt chính sách. Bởi vận tải đường biển dựa trên quan hệ cung cầu, các hãng tàu không thể bổ sung hoặc thiết lập tuyến mới trong thời gian ngắn để phục vụ khách hàng.
Cũng theo Phó Cục trưởng Hoàng Hồng Giang, để tiếp tục có giải pháp hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt nam sẽ phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) triển khai 4 giải pháp chính. Trong đó, cơ quan quản lý sẽ phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam làm việc với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết tạo nguồn hàng đủ lớn để ký hợp đồng vận tải dài hạn trực tiếp với hãng tàu.
Đồng thời, khẩn trương làm việc với hãng tàu có tuyến vận tải sang Trung Quốc để kêu gọi các hãng tàu bổ sung chỗ và vỏ container lạnh về Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong giai đoạn trước mắt; tuyên truyền, cung cấp thông tin để các chủ doanh nghiệp Việt Nam dịch chuyển số container đang ùn tắc tại biên giới sang vận tải bằng đường biển.
"Cục Hàng hải Việt Nam cũng phối hợp, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội, chủ hàng một số địa phương để xác định chính xác những khó khăn, đưa ra giải pháp đúng và trúng xử lý vấn đề. Quá trình dịch chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cảng biển bằng tàu biển rất cần sự đồng hành của Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành liên quan để đạt được hiệu quả cao nhất", ông Hoàng Hồng Giang chia sẻ.
Trước đó, Cục Hàng hải việt Nam đã làm việc với hãng tàu Hải An và khuyến khích hãng tàu mở tuyến. Hiện nay, hãng tàu đang tích cực nghiên cứu đánh giá tính khả thi và dự kiến có thể mở tuyến từ Cửa Lò đi cảng phía Nam Trung Quốc trong quý II/2022.
Tạo môi trường thông thoáng, minh bạch thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên cho biết, năm 2022, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đơn giản, minh bạch các thủ tục đầu tư để các khu công nghiệp nằm trong Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong...