Vãn cảnh Tiên Châu cổ tự
Du xuân ĐBSCL, qua câu dây văng My Thuân du khach se đến Vinh Long trai dai ven bơ sông Cô Chiên mênh mông lông gio.
Vinh Long thơi xưa la một trong những đai ban doanh cua quân đôi nha Nguyên ơ phương Nam, nên con lưu giư kha nhiêu di tich ghi lại dâu ân lich sư, văn hóa, như: Thanh Long Hô (Long Hô Dinh), Văn Thanh Miêu, Công Thân Miêu, Thât Phu Miêu, Đinh Tân Giai… Trong đó, Tiên Châu Tư (hay còn gọi chua Di Đa) la ngôi cô tự của Vinh Long, môt Di tich Lich sư Văn hoa cấp quôc gia, được nhiều du khách chọn vãn cảnh ngày xuân…
Tiên Châu cổ tự.
Muôn đên chua Tiên Châu, du khách phai qua pha sang cu lao An Binh. Bên pha trươc Bao tang tinh Vinh Long luôn đông đuc và nhôn nhịp, bơi cù lao la đia ban dân cư xa An Binh và Đông Phum, hiện nay phát triển du lịch sung túc. Chùa Tiên Châu nằm trên bãi Tiên, bơ tả ngạn sông Cổ Chiên thuộc cù lao An Bình, ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Sách “Gia Định thành thông chí” cua cụ Trinh Hoai Đưc noi vê bai Tiên: “Ở phía bắc trấn thành, chu vi 12 dặm, sắc cây xanh biếc, ánh nước long lanh như ngọc bích. Lại có tên là Bát Tân, ý nói bến nước thông cả tám hướng. Nơi này làm cồn cát bảo vệ cho sông Long Hồ, hai bên khép lại như cái vạt áo, quanh vòng ôm lấy hai thôn Bình Lương và An Thành. Bên bờ có những ngư dân phơi lưới, treo tơi, ẩn hiện nơi ngọn rừng cây…”. Những câu chuyện dân gian kê lai răng thuơ xưa nơi nay rât hoang sơ, cây côi tôt tươi, nhưng dân cư thưa thơt. Vao nhưng đêm trăng thanh, thi thoang co tiên nư ghe bai cat nô đua, mua hat… nên bai sông có tên Tiên Sa, Tiên Châu hay Bich Trân. Ngoài ra, vì vùng đất này có nhiều luông, rạch nhỏ, ghe thuyền có thể qua lại dễ dàng nên còn co tên là Bát Tân (có nghĩa là đi bốn phương tám hướng). Môt ghi chep khac trong sách “Đại Nam nhất thống chí” như sau: “Chùa Di Đà ở trước bãi Bích Trân, thuộc địa phận huyện Vĩnh Bình, do Hòa thượng Hoàng Đức Hội dựng, nước chảy vòng quanh, am viện thanh u, tục gọi chùa Tiên Châu, lại gọi là chùa Tô Châu”.
Sau 15 phut qua sông Cô Chiên, pha căp bên Tiên Châu. Du khach đi bô chưng 50m se đên Tiên Châu cô tư. Đến đây, du khách thường trước tiên chiêm ngưỡng cây bô đê cô thụ co tư khi lâp chua. Dươi bong cây co tương Phât Di Lăc tọa thiên. Tiên Châu cô tư bao gồm ba gian liền kê nhau là chánh điện, hậu tô và hậu liêu. Hê thông, câu truc vơi 96 cột gỗ tròn bằng danh mộc, các kèo, xuyên, trính bằng căm xe, gõ đỏ được chạm trô khéo léo bơi thơ địa phương và nghê nhân từ kinh đô Huế vào.
Chánh điên có không gian cô kinh vơi kiên truc tinh xao cùng vơi rât nhiêu hiện vật, cô vật như trương kỷ, binh cô, hoanh phi, liễn đôi, tượng chư vị Bồ Tat, La Hán, bàn ghê, âm chen sứ… Nội điện chùa Tiên Châu được trang trí đẹp đẽ. Giữa tứ trụ là một khánh thờ. Hiện chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị văn hóa nghệ thuật cao như tượng Phật Di Lặc, bộ bao lam chạm Thập Bát La hán, cùng nhiều bức tranh, liễn đối được chạm khắc rất tinh tế có từ thế kỷ XIX như tứ linh, tứ quý…
Video đang HOT
Chùa Tiên Châu cũng được sưa chữa, trùng tu nhiều lần, vào năm Kỷ Hợi (1899) chùa đươc nâng câp lên bốn gian, gồm tiền đường, chánh điện, trung đường và hậu tổ. Mỗi gian đều làm theo kiểu tứ trụ. Bộ côt chung quanh lam bằng gỗ quý, mái ngói âm dương, xung quanh đóng vách bổ kho (vach kin). Sau Cach mang Thang Tam 1945, thưc dân Pháp tái chiếm Vĩnh Long.
Từ cac tau chiên trên sông Cổ Chiên, đại bác lên bờ, hương vao chua, nhưng la lung thay chỉ trúng các cột kèo chut it, còn các tượng Phật thi không hê bị ảnh hưởng. Đến năm Mậu Thân 1968, chùa lại bị chiến tranh tan pha, hư hai nhiều. Cac nha hao tâm đa vận động Phật tử và khách thập phương ung hô tiên bac, công sưc để sưa lại chùa. Hiên nay chùa có chiều dài 46m, rộng 20m. Trên nóc có 5 ngọn tháp, tháp ở giữa là lớn hơn cả, chinh giữa tháp treo biển Tiên Châu Tự.
Tiên Châu Tự được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia ngày 12 tháng 12 năm 1994. Vao nhưng dip lê, Têt cô truyên, cac ngay Răm, rât nhiêu khach hanh hương, khach du lich, người dân quanh vung đên Tiên Châu cô tư tham quan, bai vong.
HOANG THAM
Theo baocantho.com.vn
Độc đáo làng nghề gốm đỏ Cổ Chiên
Nép mình bên dòng Cổ Chiên thơ mộng, đỏ nặng phù sa của tỉnh Vĩnh Long là những lò gốm mọc lên san sát trông như một "thành phố cổ", thu hút du khách thập phương mỗi khi tới nơi đây.
Gạch được công nhân xếp vào lò nung.
"Vương quốc gốm đỏ"
Từ cầu Mỹ Thuận, chúng tôi men theo quốc lộ 53 bên sông Cổ Chiên để tìm về những lò gạch gốm của Vĩnh Long. Từ phía xa, các lò nung màu đỏ au dần hiện rõ.
Với lợi thế nguyên liệu sẵn có là những mỏ đất sét bên bờ sông Cổ Chiên, từ hơn thế kỷ trước người dân Vĩnh Long đã biết khai thác nguồn tài nguyên này để sản xuất gạch ngói. Thương hiệu gạch ngói Vĩnh Long một thời vang tiếng khắp vùng. Sau khi thị trường gạch ngói Vĩnh Long bị mai một, khoảng những năm 80, người dân bắt đầu tìm đến với sản phẩm gốm và sau này khá phát triển với những sản phẩm gốm rất đặc trưng.
Do các lò gốm nằm cạnh bờ sông nên việc vận chuyển đất sét thường bằng ghe thuyền, một loại phương tiện rất phổ biến ở vùng sông nước Vĩnh Long. Tùy theo mặt hàng mà người ta pha đất theo kỹ thuật riêng.
Các sản phẩm gốm đỏ đặc trưng được hình thành qua bàn tay người thợ Cổ Chiên.
Vào thăm làng gốm, du khách sẽ có dịp nhìn thấy tận mắt những công đoạn làm nên sản phẩm gốm đỏ. Đất sét nguyên liệu chuyển từ ghe lên xưởng bằng băng chuyền và được phân loại. Tùy theo mặt hàng mà người ta pha đất theo kỹ thuật riêng. Công đoạn này rất quan trọng, quyết định sự thành công của mẻ gốm. Pha đất xong phải nhào nặn nhiều lần cho đất thật mịn, chạm tay vào đất pha không dính thì mới đạt. Sau đó tới công đoạn in, "xu", cuối cùng là nung.
Kỹ thuật tài hoa của người thợ Cổ Chiên
Riêng việc tạo mẫu phải có bàn tay của những họa sĩ, nhà điêu khắc. Các mẫu gốm được họ tạo bằng thạch cao sao y, dựa theo nguyên mẫu. Có mẫu rồi đổ khuôn thạch cao, tiếp đến là in. Ở công đoạn in, thợ dùng đất ép vào khuôn. Khuôn có thể có nhiều mảnh ghép lại. Người thợ phải ép đất vào từng mảnh, cuối cùng ráp nối dính lại thành một sản phẩm thô (mộc). Sản phẩm thô sau khi in, ép để cho ráo mới dỡ khuôn ra và cho thợ "xu". Xu là làm "bóng" sản phẩm bằng cách nhúng nước mướp lau bảng chà, vuốt lên sản phẩm. Khâu này làm cho các hoa văn, họa tiết của vật nung được tỉ mỉ, tinh xảo hơn và làm tăng thêm giá trị của sản phẩm.
Cuối cùng quyết định sự thành bại của mẻ gốm là "lửa" cùng với kỹ thuật nung. Người thợ lửa thường có rất nhiều năm kinh nghiệm. Sắp lò cũng là kỹ thuật, người thợ sắp lò biết chỗ nào "lửa áp", chỗ nào lửa yếu, chỗ nào lửa ổn định mà sắp xếp từng loại sản phẩm có kích cỡ khác nhau.
Lò gốm Vĩnh Long - nét đặc trưng của vùng đất này.
Gốm được nung đốt trong lò 7 ngày. Bốn ngày đầu đốt lò từ từ, hun hơi nóng làm khô sản phẩm mộc, với nhiệt độ từ 100 - 2000C. Ngày thứ năm tăng lửa, ngày thứ sáu "siết lửa" để đến ngày cuối cùng đạt được nhiệt độ 9000C. Sản phẩm mộc sẽ kết khối khi đã được nung đến độ chín cần thiết, người thợ lửa sẽ ngưng đốt, trám kín lò bằng đất sét và để cho lò nguội dần, rồi ra lò, tuyển chọn sản phẩm.
Một điều đặc biệt thú vị là chỉ duy nhất gốm Cổ Chiên mới có những sản phẩm gốm thô không men màu, nhưng vẫn ánh lên sắc đỏ pha mốc trắng rất đặc trưng. Chính điều này đã tạo cho gốm Cổ Chiên một vẻ đẹp rất riêng, và ấn tượng mà không sản phẩm gốm nào có được. Có lẽ vì thế mà tên gọi "Vương quốc gốm đỏ" đã được hình thành.
Nghề sản xuất gốm đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động có thu nhập ổn định và là chiếc nôi đào tạo nên những người thợ có tay nghề cao, tâm huyết với nghề. Sản phẩm của làng nghề đã có mặt tại các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số nước châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản... sản lượng ngày càng tăng. Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, làng nghề gốm đỏ Cổ Chiên sẽ sánh vai với các làng gốm trong cả nước sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế, mang nét tài hoa của người thợ Cổ Chiên, mang tâm hồn Việt, mang nét văn hóa phương Đông đến với bạn bè trên thế giới.
Nguồn: langvietonline.vn
Theo vanhien.vn
Nước mặn xuất hiện sớm, xâm nhập sâu, miền Tây dốc sức ứng phó Nước mặn đã xuất hiện rất sớm và đang xâm nhập sâu vào địa bàn một số địa phương ở ĐBSCL. Hiện ngành chức năng và người dân nơi đây đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó. Diễn biến phức tạp ở Bến Tre Sáng 16/12, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Bùi Thanh Liêm - Trưởng Phòng NNPTNT...