Vẫn cách ly sau khi xuất viện
Bộ Y tế quy định sau khi điều trị khỏi bệnh Covid-19 và xuất viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình
Bộ Y tế cho biết ngày 26-3, Việt Nam ghi nhận thêm 12 ca, nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 lên 153. Đáng lưu ý, trong số này có 3 trường hợp lây lan trong cộng đồng (lây bệnh từ người nhiễm trước đó).
Ảnh minh họa
Xử phạt nghiêm
Bộ Y tế nêu rõ những người này đã di chuyển và gặp gỡ nhiều người trước khi được đưa đến khu điều trị cách ly và thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện.
Đơn cử như nữ bệnh nhân 151 (BN151) quốc tịch Brazil (45 tuổi, ngụ phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM) làm việc tại Công ty TNHH Giày Gia Định, có 2 chi nhánh ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và phường An Phú Đông (quận 12, TP HCM). Bà là đồng nghiệp, tiếp xúc gần với BN124 (trường hợp từng đến quán bar Buddha). Ngoài ra, nữ BN152 (27 tuổi, ngụ phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM) là chị gái sống cùng nhà với BN127 (nam nhân viên quán bar Buddha) cũng đã đi lại, ăn uống ở nhiều địa điểm trong TP.
Video đang HOT
Hay BN150 (nam, 55 tuổi, ngụ phường Tân Định, quận 1, TP HCM) từ ngày 14 đến 18-3 có đi tới nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người và dự tiệc có đông người ở Hoa viên Tri kỷ. Trong khi đó, một nam bệnh nhân (58 tuổi, quốc tịch Pháp, trú phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội) trong thời gian từ 12 đến 19-3 đã đi đến nhiều điểm ở Hà Nội, trước khi được phát hiện mắc bệnh.
Trước tình trạng đã có một số ca bệnh bị lây trong cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo: Người dân không nên ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết. Những người trên 60 tuổi cần ở nhà toàn bộ thời gian; thông báo cho chính quyền và công an sở tại về những người nhập cảnh vào Việt Nam (kể cả công dân Việt Nam và nước ngoài) từ 8-3 đến nay không thực hiện cách ly; các địa phương chấp hành nghiêm quy định tạm thời dừng hoạt động tại các điểm vui chơi, giải trí; xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới nhất của Bộ Y tế quy định rõ hơn về tiêu chuẩn ra viện của một ca Covid-19 sau khi điều trị khỏi bệnh, đồng thời yêu cầu sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình.
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị lần 3
Chiều cùng ngày, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 (phiên bản lần thứ 3). Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Tiểu ban điều trị (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19), hướng dẫn lần này có nhiều điểm mới tiệm cận với tình hình dịch tễ hiện nay cũng như các khuyến cáo mới dựa trên đặc điểm của bệnh Covid-19. Theo đó, người bệnh Covid-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, giống như cúm thông thường tới những biểu hiện bệnh lý dạng viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt có những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch.
Hướng dẫn mới cũng thay đổi về định nghĩa ca bệnh nghi ngờ do tình hình dịch tễ đã thay đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam. Người nghi ngờ mắc bệnh bao gồm các trường hợp: người bệnh có một hoặc nhiều yếu tố như sốt, viêm đường hô hấp cấp tính, không lý giải được bằng các căn nguyên khác, tiền sử liên quan đến từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng. Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng. Vùng dịch tễ được xác định là những quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc Covid-19 lây truyền nội địa, hoặc nơi có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam.
Cảnh báo về buồng khử khuẩn
Bộ Y tế vừa có khuyến cáo về việc sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân và phòng áp lực âm để phòng chống Covid-19 với các hóa chất dạng phun sương dung dịch clo hoạt tính có thể gây hại cho sức khỏe con người, nhất là người già, trẻ em và những người có bệnh đường hô hấp. Trong thời gian Bộ Y tế xem xét, đánh giá, để bảo đảm an toàn thì các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng. Người dân hãy thực hiện những biện pháp dự phòng đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả như không đi ra ngoài nếu không cần thiết, nếu phải đi ra ngoài thì giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 m và đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có nồng độ cồn ít nhất 60%…
Ngọc Dung
Khẩn trương khống chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, chưa thực hiện phong tỏa BV Bạch Mai nhưng các biện pháp chống dịch vẫn đang được triển khai mạnh mẽ.
Như vậy là điều không mong muốn đã xảy đến."Hàng rào bên trong" để chống Covid 19 đã xuất hiện những "lỗ thủng", đó việc ghi nhận tình trạng lây nhiễm chéo virus SARS-CoV-2 tại 2 cơ sở điều trị lớn ở Hà Nội là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai. Vậy, làm thế nào để khống chế tình trạng lây nhiễm chéo? Ngành y tế đang triển khai các biện pháp ra sao.
Các biện pháp chống dịch tại Bệnh viện Bạch Mai đang được triển khai mạnh mẽ.
Sau khi phát hiện một số nhân viên y tế và bệnh nhân mắc Covid 19, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành cách ly gần 500 y, bác sỹ, người bệnh và người nhà bệnh nhân của Trung tâm Bệnh nhiệt đới, khoa C4 Viện Tim mạch và khoa Thần kinh. Bệnh viện đã yêu cầu người bệnh và thân nhân "nội bất xuất, ngoại bất nhập" để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm gần 5.000 người đang có mặt tại đây.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, mặc dù chưa thực hiện phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai vì đây là bệnh viện tuyến cuối, nhưng các biện pháp chống dịch vẫn đang được triển khai mạnh mẽ. "Chúng tôi bổ sung một tổ dịch tễ có trách nhiệm điều tra dịch tễ toàn bộ những vấn đề liên quan đến các bệnh nhân lây nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai để có thể truy vết, tổ chức thực hiện thông báo cho các địa phương cũng như cách ly trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo nhân viên y tế của bệnh viện thực hiện các biện phsp như đang cách ly tại nơi làm việc và nơi cư trú".
Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nơi đã ghi nhận 2 bác sĩ tại khoa cấp cứu mắc Covid 19 cũng đang tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn các khoa phòng. Bác sĩ Đỗ Minh Tân, Phó trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay: "Chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để phòng chống lây nhiễm giữa bệnh nhân với bệnh nhân, giữa y, bác sĩ với bệnh nhân, giữa nhân viên y tế với nhân viên y tế".
Thực tế thời gian qua đã phát hiện nhiều ca dương tính với virus SARS- CoV-2 nhưng không có bất cứ triệu chứng gì hoặc không có biểu hiện điển hình của bệnh. Trong khi đó, khoảng 20 ngày qua đã có hơn 81 nghìn người nhập cảnh nước ta, có thể mang theo mầm bệnh và đã tỏa về các địa phương trước khi thực hiện lệnh cách ly tập trung. Từ những "khoảng trống" do khách quan như vậy, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ước tính riêng địa bàn Thủ đô đang có tới 20 bệnh nhân Covid 19 trong cộng đồng chưa được phát hiện.
"Thứ nhất là nguồn lây nhiễm chéo, xuất phát từ các ổ dịch bệnh từ Bệnh viện Bạch Mai. Thứ 2 là nguồn lây nhiễm từ khách du lịch và người Việt Nam nhập cảnh trước 0 giờ các ngày 14/3, 18/3 và 21/3. Nếu theo tỷ lệ đã xét nghiệm thì vẫn còn khoảng từ 10 đến 20 người có thể đã dương tính đang ở trên địa bàn mà chưa được phát hiện."
Trước thực tế vừa nêu, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã đẩy mạnh kiểm tra việc tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn, chấn chỉnh kiểm soát nhiễm khuẩn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lây chéo trong bệnh viện. Trong đó, đã có những cơ sở y tế phải rút kinh nghiệm về việc tổ chức phân luồng, cách ly người nghi nhiễm và trường hợp dương tính.
"Chúng tôi đã yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các Sở Y tế, y tế các ngành, giám đốc các bệnh viện thường xuyên kiểm tra giám sát. Nếu cơ sở nào chưa thực hiện đúng các quy định của Ban chỉ đạo quốc gia thì Bộ Y tế, Sở Y tế sẽ sẵn sàng xem xét rút phép, đóng cửa các cơ sở khám chữa bệnh đó, kể cả công và tư".
Lây nhiễm chéo bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong bệnh viện có nhiều nguyên nhân. Nếu xảy ra thì hậu quả rất nghiêm trọng. Bởi với người bệnh đang điều trị, sức khỏe còn yếu và thường đang mắc bệnh nền nên nguy cơ biến chứng nặng và tử vong hoàn toàn có thể xảy ra nếu nhiễm thêm virus SARS COV2. Còn với các y, bác sĩ nếu mắc hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID 19 sau đó phải cách ly y tế sẽ làm suy yếu cả hệ thống phòng dịch và có thể gây thiếu nhân lực điều trị cho người bệnh trong mùa dịch này./.
Văn Hải
Lãnh đạo Bộ Y tế nói về vụ lây nhiễm chéo Covid-19 trong bệnh viện Cuộc chiến chống dịch Covid-19 đã kéo dài hơn 2 tháng, chừng ấy thời gian các bác sĩ làm việc quần quật, nên có nhiều lúc sơ hở khó tránh. Điều không mong muốn đã xảy ra Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn chiều 24/3, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương...