VAMC sẽ dùng 15.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu các ngân hàng yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% trong năm 2020
VAMC cũng cho biết sẽ tiếp tục xúc tiến việc thành lập sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về khoản nợ/ tài sản.
Công ty quản lý tài sản VAMC vừa công bố báo cáo Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020.
Báo cáo cho biết, trong năm 2019, VAMC đã thực hiện mua 381 khoản nợ của 9 tổ chức tín dụng với tổng dư nợ gốc nội bảng là 20.544 tỷ đồng, giá mua nợ là 19.846 tỷ đồng, đạt 99,23% kế hoạch đã được NHNN phê duyệt.
Lũy kế từ khi thành lập đến hết năm 2019, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt với tổng dư nợ gốc nội bảng là 359.393 tỷ đồng, giá mua nợ là 327.413 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết 42/2017/QH14, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường được 37 khoản nợ với tổng giá mua nợ là 2.247 tỷ đồng (góp phần xử lý nợ 2.131 tỷ đồng dư nợ xấu cho TCTD), đạt 112% chỉ tiêu mua nợ theo giá trị thị trường đã được NHN phê duyệt.
Video đang HOT
Lũy kế từ năm 2017 đến 31/12/2019, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường đạt 8.0213 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng bới giá mua nợ là 8.207 tỷ đồng.
Năm 2019, dư nợ gốc xử lý tạm tính của VAMC là 69.778 tỷ đồng. Lũy kế đến 31/12/2019 tạm tính 258.205 tỷ đồng dư nợ gốc xử lý. Tổng số tiền thu hồi nợ trong năm 2019 là 32.273 tỷ đồng. VAMC đã đã bán khoản nợ đạt 16.265 tỷ đồng, xử lý tài sản bảo đảm 6.468 tỷ đồng.
VAMC đặt kế hoạch năm 2020 phát hành trái phiếu đặc biệt tối đa 15.000 tỷ đồng, mua nợ xấu theo giá trị thị trường 5.000 tỷ và xử lý nợ dự kiến 50.000 tỷ đồng (dư nợ gốc).
Đối với việc mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC sẽ mua nợ xấu bằng TPĐB của các TCTD yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống, các TCTD có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% với phạm vi và số lượng nợ xấu theo quyết định của NHNN.
VAMC cũng dự kiến trình NHNN và các cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỉ đồng theo nội dung tại Đề án Cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017-2020, hướng tới 2022.
VAMC cho biết sẽ triển khai xúc tiến việc thành lập sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về khoản nợ/tài sản.
TPBank chuẩn bị gom 10 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 20/3
Hiện cổ phiếu TPB đang được giao dịch quanh mức 21.000 đồng/cổ phiếu. Ước tính ở vùng giá này, ngân hàng sẽ phải chi khoảng 210 tỷ đồng để gom cổ phiếu quỹ.
Ảnh minh họa.
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank (mã TPB) vừa công bố thông tin mua lại tối đa 10 triệu cổ phiếu (tương ứng 1,17% vốn điều lệ) làm cổ phiếu quỹ.
Theo đó, thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ 20/3 đến 18/4, qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, mục đích mua lại cổ phiếu quỹ là nhằm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, hỗ trợ giao dịch, gia tăng giá trị cổ đông. Nguồn vốn thực hiện được lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Hiện cổ phiếu TPB đang được giao dịch quanh mức 21.000 đồng/cổ phiếu. Ước tính ở vùng giá này, ngân hàng sẽ phải chi khoảng 210 tỷ đồng để gom cổ phiếu quỹ.
Dự kiến ngày 17/4 tới, TPBank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Nội dung cuộc họp bao gồm thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và Ban Kiểm soát, thông qua báo cáo tài chính năm 2019, thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2019 và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Được biết, kết thúc năm 2019, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt trên 3.868 tỷ đồng, tăng 71,3% so với năm trước và đạt 121,75% kế hoạch đặt ra; tổng huy động vốn năm 2019 đạt trên 147 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2018; tín dụng tăng trưởng ổn định với dư nợ đạt gần 102 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng trên 20%; tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,3%.
Cũng trong năm 2019, TPBank đã trích đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định, ngoài ra còn đã trích bổ sung dự phòng đủ để tất toán toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC với tổng số tiền trên 700 tỷ đồng.
Theo Linh Linh
Bizlive
Choáng với mức lợi nhuận và trích lập dự phòng của SCB Năm 2019, lượng lãi dự thu khổng lồ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tăng 10%. Tuy nhiên, trích lập dự phòng cũng tăng nhanh. Theo BCTC hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong năm 2019, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của SCB tăng nhẹ 9% so với năm trước, đạt 2.596 tỷ đồng. Tuy nhiên,...