Vai trò của tự động hóa trong quá trình triển khai mạng 5G hoàn chỉnh
GSMA dự đoán Châu Á Thái Bình Dương sẽ có 24 thị trường sử dụng dịch vụ 5G vào 2024 và 5G sẽ đóng góp khoảng 900 tỉ USD vào nền kinh tế chung của khu vực này trong vòng 15 năm tới.
Trong môi trường này, rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ đang chạy đua mang lại các dịch vụ 5G sớm nhất để các khách hàng có thể xem họ như những nhà tiên phong về công nghệ. Tuy vậy, sẽ mất thời gian để hiện thực hóa đầy đủ tiềm năng của công nghệ 5G và với bất kỳ cơ sở hạ tầng mới nào, nền tảng phải đi đầu.
Cùng tìm hiểu thêm về Thiết kế khuyến nghị của Ciena cho hệ thống mạng 2020 và trong tương lai.
Nền tảng này cần phải có khả năng hỗ trợ những việc sau:
Tăng trường lưu lượng thêm 5 lần vào năm 2024
Các ứng dụng yêu cầu độ trễ thấp hơn những gì mạng hôm nay có thể mang lại
1 tỉ thuê bao di động đơn nhất tại Châu Á cho tới năm 2025 (72% dân số), theo cùng báo cáo của GSMA
Tại triển lãm 5G Châu Á tổ chức tại Singapore, chúng tôi đã giới thiệu Giải pháp 5G của Ciena, thông qua đó, bạn có thể:
Video đang HOT
Mở rộng một cách hiệu quả mạng 4G của bạn trong khi đặt nền móng để hỗ trợ các lưu lượng 5G chưa từng có với giải pháp quang coherent WaveLogic 5 mới nhất của Ciena mang tới tốc độ 800G trên một bước sóng
Tinh giản hành trình 4G lên 5G với Adaptive IP-một giải pháp IP có thể lập trình được, mở và mô-đun hóa hỗ trợ việc thiết kế, triển khai và quản lý các mạng 5G
Vượt ngoài kỳ vọng của khách hàng đối với các dịch vụ di động linh hoạt trong khi vẫn tối ưu tài nguyên mạng vật lý được ảo hóa cho dịch vụ 4G/5G với nền tảng Tự động hóa Thông minh Blue Planet.
Đội ngũ Ciena tại triển lãm 5G Châu Á tổ chức tại Singapore
Vai trò tự động hóa trong 5G
Để theo kịp nhu cầu của 5G, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cần dung lượng cao hơn, các mạng vận chuyển có thể mở rộng để xử lý và chuyển vận khối lượng dữ liệu lớn tới hạ tầng mạng hữu tuyến từ các giao diện vô tuyến. Phần mềm và giải pháp phân tích mạng mới sẽ vô cùng quan trọng để đảm bảo mọi trường hợp sử dụng 5G đều hoạt động đúng như mong muốn và có thể được chuyển giao một cách hiệu quả về chi phí, đảm bảo hiệu năng đầu cuối. Bạn có thể đạt được điều này với Blue Planet.
Để tìm hiểu thêm về cách thức thiết kế kiến trúc cho mạng của bạn để hỗ trợ 5G một cách hoàn chỉnh, hãy đọc sách trắng của chúng tôi: Đặt nền móng cho Công nghệ 5G với Mạng Truyền dẫn Di động Thế hệ mới.
Theo ICTNews
EU sẽ tốn thêm 62 tỷ USD trong quá trình triển khai mạng 5G nếu cấm cửa các nhà cung cấp của Trung Quốc
Theo hãng Reuters đưa tin, lệnh cấm mua thiết bị viễn thông từ các công ty Trung Quốc sẽ khiến châu Âu phải bổ sung khoảng 55 tỷ euro (tương đương khoảng 62 tỷ USD) vào chi phí lắp đặt mạng 5G, và tiến trình xây dựng công nghệ mới này có thể bị trì hoãn đến 18 tháng.
Việc Huawei bị cấm có thể khiến việc triển khai mạng 5G trên toàn cầu bị trì hoãn, các nhà khai thác mạng di động sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí khá lớn.
Vào tháng 5/2019, Hoa Kỳ đã thêm Huawei - nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới vào danh sách đen thương mại hạn chế xuất khẩu. Sự kiện này đã khiến nhiều công ty công nghệ lớn phải tuyên bố "nghỉ chơi" với Huawei đồng thời tạo ra áp lực buộc các nước phương Tây phải tuân theo.
Nhà Trắng cáo buộc rằng các thiết bị do Huawei sản xuất có thể bị chính phủ Trung Quốc sử dụng làm gián điệp để do thám người Mỹ và phương Tây. Phía Huawei và Bắc Kinh đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.
Lệnh cấm vận của Tổng thống Trump diễn ra trong bối cảnh các nhà khai thác viễn thông trên toàn thế giới đang chuẩn bị gấp rút cho cuộc đua xây dựng mạng di động thế hệ mới nhất - mạng 5G có tốc độ nhanh gấp 100 lần so với mạng 4G.
GSMA, một tổ chức đại diện cho hơn 750 nhà khai thác mạng viễn thông đã bày tỏ quan ngại về hậu quả của lệnh cấm vận Huawei bởi các thiết bị do công ty viễn thông Trung Quốc đang được các nhà khai thác mạng di động ở châu Âu mua và sử dụng rộng rãi. Huawei cũng là một trong những nhà tài trợ chính cho GSMA.
Trong trường hợp Huawei và ZTE bị cấm hoàn toàn ở EU, quá trình triển khai mạng 5G ở các quốc gia này có thể phải chi thêm đến 55 tỷ euro cho cái được gọi là "chi phí bổ sung". Trong đó, một nửa số chi phí này do các nhà khai thác châu Âu bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào cao vì không thể mua các thiết bị giá rẻ của Huawei và ZTE. Một nửa còn lại dùng để thay thế cơ sở hạ tầng bởi trước đó cơ sở hạ tầng mạng viễn thông của EU hầu như đều sử dụng thiết bị của hai công ty Trung Quốc.
Hai nhà cung cấp thiết bị viễn thông của Trung Quốc chiếm đến 40% thị phần ở Tây Âu.
Nokia, nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Phần Lan cho rằng điều này không đúng. "Chúng tôi sẽ cung cấp một giải pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề này. Nokia có thể nâng cấp các thiết bị 4G của nhà cung cấp khác lên 5G. Giải pháp này có thể làm giảm chi phí và những phức tạp khi thay đổi nhà cung cấp", Eric Mangan, người phát ngôn của Nokia cho biết.
Nokia cũng cho biết họ đã vượt qua Huawei về tổng số đơn đặt hàng mạng 5G.
Cũng theo báo cáo, lệnh cấm vận của Mỹ có thể sẽ khiến việc triển mạng 5G ở EU bị trì hoãn tới 18 tháng, chủ yếu trong các lĩnh vực xe tự lái, y tế và sinh hoạt hằng ngày.
Theo VietTimes
5G: Mạng càng nhanh càng cần bảo mật tốt Mạng 5G với băng thông tốc độ cao, độ trễ thấp hứa hẹn mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế. Tuy nhiên có cũng tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ bị hacker phá hoại trên diện rộng. Công nghệ 5G hứa hẹn sẽ làm bùng nổ kết nối số trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội Theo đánh...