Vai trò của nữ ‘phó tướng’ Kamala Harris trong hình thành chính sách đối ngoại Mỹ
Được cho là cánh tay phải đắc lực cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris đã có những đóng góp tích cực và thể hiện vai trò lớn hơn trong việc hình thành chiến lược đối ngoại và an ninh quốc gia của chính quyền mới.
Phó Tổng thống Kamala Harris đứng bên cạnh lắng nghe khi Tổng thống Joe Biden có cuộc gặp song phương trực tuyến với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: AP
Dẫn một bài viết đăng trên tạp chí Phố Wall (WSJ), đài Sputnik đưa tin Tổng thống Joe Biden đã ngưng cuộc không kích lần hai nhằm vào Syria do nhận được tin tình báo có dân thường xuất hiện gần đó và chỉ lựa chọn phương án với một lần tấn công duy nhất, đáp trả hành động trước đó của Iran trong khu vực.
Tuy nhiên, WSJ cũng lưu ý trong các cuộc họp của ban lãnh đạo cấp cao thảo luận về chiến dịch tấn công, Phó Tổng thống Harris đã thể hiện một vai trò chủ chốt trong việc đưa ra quyết định đối với động thái quân sự đầu tiên của chính quyền.
WSJ chỉ ra trong một vài cuộc họp, chỉ có bà Harris thảo luận các vấn đề với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley cùng một số quan chức cấp cao khác.
Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng có mặt trong cuộc họp tiết lộ “nữ phó tướng” Harris thực sự tập trung vào câu hỏi làm thế nào để tìm ra một số biện pháp răn đe trong khi kiềm chế leo thang khi thảo luận với Bộ trưởng Austin và tướng Milley.
Video đang HOT
Một quan chức khác cho biết Phó Tổng thống Harris cũng tham gia vào các cuộc thảo luận về những bất lợi mà chính quyền Tổng thống Biden có thể nhận được nếu như trừng phạt Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman liên quan đến vụ giết hại nhà báo Saudi Jamal Khashoggi. “Bà ấy có mặt trong mọi cuộc họp và là người tham gia rất tích cực, đóng góp vào việc đưa ra những quyết định”, vị quan chức nói.
Một trợ lý Nhà Trắng khác tiết lộ bà Harris thường đặt ra các câu hỏi trong quá trình thảo luận với nỗ lực tìm ra bất kỳ góc độ nào bị che khuất. “Bà ấy thường kêu đợi một chút và đưa ra những tình huống giả định”. Nguồn tin cũng xác nhận bên cạnh những cuộc họp thường xuyên với Bộ trưởng
Quốc phòng và Ngoại trưởng Antony Blinken, bà Harris được xem báo cáo hàng ngày của tổng thống và tham gia các cuộc báo cáo trực tiếp lên Tổng thống Biden.
Hiện vẫn chưa rõ liệu bà Harris có được phụ trách một chuyên mục an ninh quốc gia cụ thể hay không hay liệu Tổng thống Biden có ý định làm như vậy trong tương lai gần hay không.
Vì sao Tổng thống Biden 'ngại' trừng phạt Thái tử Saudi Arabia
Mặc dù trong quá trình vận động tranh cử, ông Joe Biden cam kết sẽ trừng trị lãnh đạo cấp cao Saudi Arabia liên quan đến cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi nhưng đến nay Tổng thống Mỹ vẫn né tránh áp đặt lệnh trừng phạt lên Thái tử Mohammed bin Salman.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Ảnh: Reuters
Kênh CNN (Mỹ) đánh giá quyết định không trừng phạt Thái tử Mohammed bin Salman phản ánh thế khó của Tổng thống Biden trong xử trí với đồng minh tại khu vực vốn không ổn định.
Ngày 26/2, chính quyền Tổng thống Biden công bố báo cáo tình báo về cái chết của ông Khashoggi với nội dung cho rằng Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman trực tiếp chỉ thị sát hại nhà báo này. Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines đánh giá báo cáo có thể gây ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Saudi Arabia. Bà Haines nói: "Tôi chắc chắn điều này sẽ không khiến mọi thứ dễ dàng hơn nhưng cũng có thể nói rằng đây không phải điều bất ngờ".
Bộ Tài chính Mỹ đã lên danh sách trừng phạt liên quan đến vụ nhà báo Khashoggi trong đó có cựu Phó Chủ tịch Tổng cục Tình báo và lực lượng can thiệp nhanh của Vệ binh Hoàng gia Saudi Arabia.
Nhà báo Khashoggi mất tích từ ngày 2/10/2018 sau khi vào tòa lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để làm thủ tục kết hôn. Ngày 20/10/2018, Saudi Arabia tuyên bố ông Khashoggi đã tử vong sau một cuộc ẩu đả bên trong Lãnh sự quán nước này. Riyadh thừa nhận đã bắt nhiều nghi can liên quan đến vụ việc. Ngày 23/10/2018, Tổng thống Trump đánh giá vụ sát hại nhà báo Khashoggi là "một trong những màn che đậy tồi tệ nhất trong lịch sử".
Ngày 27/2, Tổng thống Biden nói rằng sẽ có tuyên bố đưa ra vào ngày 1/3 về "điều chúng tôi sẽ thực hiện với Saudi Arabia". Nhà lãnh đạo Mỹ cũng đề cập "các quy định đang thay đổi" và thay đổi đặc biệt có thể diễn ra vào ngày 1/3 nhưng ông không nêu chi tiết liệu có kế hoạch áp dụng lệnh trừng phạt với Thái tử Saudi Arabia hay không.
Trong khi đó, vào tháng 11/2019, khi nhận được câu hỏi liệu có trừng phạt lãnh đạo Saudi Arabia, ông Biden đã trả lời thẳng thắn: "Có. Và tôi muốn làm rõ rằng chúng ta sẽ không bán thêm vũ khí cho họ".
Tổng thống Biden đã ngừng hỗ trợ cuộc chiến do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen và ra lệnh chám dứt bán một số vũ khí cho Riyadh. Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Kate Bedingfield chia sẻ với CNN rằng Tổng thống Biden trong cuộc điện đàm ngày 25/2 đã nói với Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al-Saud Mỹ sẽ không khoan dung cho các hành vi của Thái tử Saudi Arabia.
Cố nhà báo Jamal Khashoggi. Ảnh: CNN
CNN dẫn lời hai quan chức Nhà Trắng giấu tên cho biết việc trừng phạt Thái tử Saudi Arabia chưa bao giờ là một giải pháp bởi điều này khá phức tạp và mang rủi ro gây tổn hại đến lợi ích quân sự Mỹ tại Saudi Arabia.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Biden chủ trương không đảo ngược bất cứ cuộc thảo luận cấp cao nào giữa hai quốc gia bởi mối quan hệ an ninh là vô cùng quan trọng. Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và ông Biden đều nhận thức rằng Saudi Arabia là đối tác chiến lược trong phòng chống khủng bố và mang tầm đối trọng với Iran do vậy việc tách rời Riyadh gần như là bất khả thi.
Ông Gerald Feierstein tại Viện Trung Đông nhận định rằng chính quyền Tổng thống Biden đang cân bằng phản ứng về vụ việc nhà báo Jamal Khashoggi với các ưu tiên khác của Washington trong quan hệ với Riyadh như chấm dứt xung đột tại Yemen, giảm căng thẳng ở Vùng Vịnh và chống khủng bố. Tất cả những diễn biến này đều đòi hỏi một mối quan hệ Mỹ-Saudi Arabia ổn định.
Ông Ayham Kamel, tại công ty tư vấn rủi ro chính trị toàn cầu Eurasia Group bổ sung: "Điều quan trọng là đàm phán Mỹ-Iran nhiều khả năng sẽ tái khởi động vào năm 2021 này, Tổng thống Biden cần ưng thuận từ Saudi Arabia để đạt được thỏa thuận trong khu vực".
Saudi Arabia dành 40 tỉ USD mỗi năm để khôi phục kinh tế Ngày 24/1, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho biết, quỹ đầu tư công (PIF) của nước này sẽ đầu tư ít nhất 150 tỉ riyal (tương đương 40 tỷ USD) mỗi năm vào nền kinh tế quốc nội trong 5 năm tới. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Ảnh: THX/TTXVN Tuyên bố của ông Mohammed bin Salman được đưa ra...