Vai trò của Australia trong chiến lược ‘ASEAN toàn cầu’
Australia đang hướng đến tăng cường hợp tác với ASEAN, không chỉ như một đối tác kinh tế mà còn là một người bảo vệ chủ nghĩa đa phương và hệ thống thương mại dựa trên luật lệ.
Các nhà lãnh đạo ASEAN và Australia tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia ngày 6/3/2024 tại Australia. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trở thành một nhân tố kinh tế quốc tế quan trọng, không chỉ bằng sự tăng trưởng ngoạn mục về thương mại mà còn nhờ vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, Australia đang hướng đến việc tăng cường hợp tác với ASEAN, không chỉ như một đối tác kinh tế mà còn là một người bảo vệ chủ nghĩa đa phương và hệ thống thương mại dựa trên luật lệ.
Sự hợp tác này không chỉ nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, mà còn có khả năng định hình trật tự kinh tế bền vững thông qua một “Thị trường xanh đơn nhất”.
ASEAN: Tâm điểm tăng trưởng quốc tế
Trong năm 2023, Jakarta đã chọn khẩu hiệu “Đông Nam Á – tâm điểm tăng trưởng” để nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong nền kinh tế toàn cầu. Thực tế cho thấy, tăng trưởng GDP trung bình của khu vực ổn định ở mức 4% cho đến cuối thập kỷ này, cao hơn nhiều so với Nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) hoặc Liên minh châu Âu (EU) và gần bằng Trung Quốc.
Tuy nhiên, không như các khu vực khác như EU hoặc Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ASEAN đã chọn con đường hội nhập mở thay vì tập trung vào tăng cường thương mại nội khối. Mục tiêu lâu dài của ASEAN là tăng cường hội nhập khu vực như một cách để nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Từ đầu thế kỷ 21, xuất khẩu của ASEAN đã tăng 480%, giúp thị phần xuất khẩu toàn cầu tăng từ 5,4% lên 7,8%. Thương mại quốc tế hiện chiếm hơn 100% GDP của khối, vượt xa con số 70% ở châu Âu và 22% ở Bắc Mỹ.
Video đang HOT
Phiên họp toàn thể HNCC Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN – Australia (3/2024). Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Vai trò đối tác của Australia trong chiến lược ASEAN toàn cầu
ASEAN không chỉ đối mặt với những thách thức từ bên trong như tăng cường hội nhập kinh tế, mà còn đòi hỏi vai trò lãnh đạo để bảo vệ hệ thống thương mại dựa trên luật lệ trong bối cảnh xu hướng bảo hộ và đối đầu địa chính trị toàn cầu. Trong điều này, vai trò của các đối tác như Australia trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Chính phủ Australia đã cam kết tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN nhằm hỗ trợ các mục tiêu hội nhập khu vực của khối, đồng thời nâng cao quan hệ đầu tư thương mại vốn đang chưa phát huy hết tiềm năng.
Thực hiện chiến lược này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho Australia mà còn góp phần bảo vệ địa vị của ASEAN như một trung tâm đối tác kinh tế đáng tin cậy.
Báo cáo Moore về chiến lược kinh tế Đông Nam Á đã khuyến khích Australia tham gia tích cực vào các tiến trình hội nhập của ASEAN, nhất là những sáng kiến nhằm loại bỏ rào cản thương mại và đầu tư trong khu vực.
Điều này bao gồm việc đầu tư vào các công nghệ xanh và chiến lược khí hậu nhằm đạt tăng trưởng bền vững.
Thị trường xanh đơn nhất: Tâm điểm hợp tác ASEAN-Australia
Trọng tâm xanh hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang dần rút lui khỏi vai trò lãnh đạo trong hợp tác kinh tế và khí hậu toàn cầu. Để duy trì tăng trưởng bền vững, ASEAN và Australia cần hợp tác chặt chẽ để thiết lập một Thị trường xanh đơn nhất, nơi các quy định xuyên biên giới được hài hòa để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân và thương mại trong các lĩnh vực xanh như tín dụng carbon, công nghệ giảm phát thải, và tài chính khí hậu.
Australia có thể hỗ trợ ASEAN thúc đẩy sáng kiến này bằng cách tăng cường các cơ chế hợp tác thông qua Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP). Các bước đi này sẽ không chỉ đảm bảo ASEAN trở thành một trung tâm dẫn đầu về kinh tế xanh mà còn củng cố vai trò của Australia như một đối tác đáng tin cậy trong nỗ lực chung này.
Để đạt được mục tiêu này, Australia cần đóng vai trò chủ động hơn trong việc thiết lập các quy chuẩn và chính sách xanh, khuyến khích chuyển giao công nghệ và tạo môi trường đầu tư thuận lợi.
Trọng tâm vào thị trường xanh không chỉ giúp ASEAN đáp ứng các cam kết khí hậu mà còn củng cố vị thế khu vực như một trung tâm tăng trưởng bền vững của thế giới.
Tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia hồi tháng 3/2024, ASEAN và Australia đã tái khẳng định nguyện vọng chung là hợp tác để thúc đẩy một trật tự kinh tế cởi mở, dựa trên luật lệ và bền vững.
Việc nhanh chóng đưa những cam kết này vào thực tế sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho ASEAN và Australia, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác toàn cầu.
Đối mặt với một thế giới ngày càng phức tạp, Canberra cần đán.h giá lại các đồng minh thực sự có chung tầm nhìn, đặc biệt trong bối cảnh nhiều quốc gia đang chuyển hướng sang chủ nghĩa bảo hộ, đi ngược lại lợi ích của cả khu vực.
Giáo sư Carl Thayer đề cao vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ ASEAN - Australia
Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Australia đã thành công tốt đẹp.
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN và Australia tái khẳng định cam kết kiên định đối với mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện thực chất, có ý nghĩa và cùng có lợi, dựa trên tình hữu nghị, sự tin cậy lẫn nhau, lợi ích chung và tầm nhìn tích cực cho tương lai khu vực.
Các nhà lãnh đạo ASEAN và Australia cùng bày tỏ mong muốn trong chặng đường 50 năm tới, hai bên sẽ nắm bắt các cơ hội và tăng cường quan hệ đối tác để góp phần đáng kể vào hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Australia đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, về kết quả của hội nghị, cũng như vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy mối quan hệ ASEAN - Australia.
Giáo sư Carl Thayer trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Australia. Ảnh: Lê Đạt/TTXVN
Giáo sư Carl Thayer bày tỏ ấn tượng với phần thứ hai trong "Tuyên bố Melbourne", theo đó Australia cam kết hỗ trợ vai trò trung tâm của ASEAN, tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam là một phần trong đó. Theo Giáo sư Carl Thayer, Việt Nam cũng có mối quan tâm đặc biệt đến các vấn đề này nhằm đạt được mục tiêu phát triển dài hạn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, vì vậy đây là những khía cạnh rất quan trọng.
Giáo sư Carl Thayer nhận định điều đặc biệt quan trọng là kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN và Australia bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ, đề cao luật pháp quốc tế, lấy ASEAN làm trung tâm, duy trì mối quan hệ tôn trọng, ổn định và hòa bình giữa các quốc gia. Các nhà lãnh đạo cũng cam kết thúc đẩy niềm tin chiến lược và hợp tác, thúc đẩy đối thoại và đối thoại cởi mở trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giảm thiểu rủi ro tính toán sai lầm và ngăn ngừa xung đột, hợp tác giải quyết vấn đề ô nhiễm hàng hải và phát triển bền vững ở hạ lưu sông Mekong...
Bình luận về vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ ASEAN - Australia, Giáo sư Carl Thayer cho rằng Việt Nam từ lâu đã nhắc đến đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, trở thành quốc gia chủ động, tích cực trên trường quốc tế. Việt Nam coi ASEAN là trọng tâm để thực hiện điều này. Ông Carl Thayer đán.h giá Việt Nam như một "thành viên thủy thủ đoàn trên con tàu ASEAN", luôn muốn giữ cho con tàu đi đúng hướng và khẳng định với các thành viên thủy thủ đoàn khác rằng tất cả chia sẻ một tương lai chung.
Tất cả các thành viên ASEAN hiểu rằng đến năm 2040, khối này có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 hoặc thứ 4 trên thế giới nếu họ duy trì được tốc độ tăng trưởng. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có vai trò gì? Theo nhận xét của Giáo sư Carl Thayer, Việt Nam luôn có sẵn chiến lược lên kế hoạch trong 5 năm nhằm xây dựng một đội ngũ ngoại giao và đội ngũ phân tích được đào tạo bài bản. Thành tích của Việt Nam thực sự rất vượt trội, bằng chứng là Việt Nam đã hai lần trúng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Giáo sư Carl Thayer khẳng định để làm được điều này không phải dễ, đó là do các quốc gia trên thế giới có niềm tin đối với Việt Nam. Họ coi Việt Nam là một quốc gia trung gian hòa giải chân thành và muốn hợp tác với Việt Nam bởi vai trò mang tính xây dựng của quốc gia này. Việt Nam luôn có những bình luận mang tính tích cực, xây dựng, đó là làm thế nào để thúc đẩy chương trình nghị sự và để ASEAN dần đạt được những tiến triển trong những lĩnh vực nhạy cảm.
Theo Giáo sư Carl Thayer, việc hỗ trợ xây dựng một ASEAN mạnh mẽ và thống nhất là điều quan trọng đối với Australia. Khi ký kết các hiệp định thương mại với ASEAN, Australia có thể làm việc với tất cả 10 quốc gia có cùng tiêu chuẩn.
Và Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này, chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nước ASEAN khác và giữ cho ASEAN luôn tự chủ.
Thủ tướng Campuchia đán.h giá cao vai trò của khu vực tư nhân và thương mại đa phương Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44 và 45 tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đán.h giá cao vai trò của khu vực tư nhân; đề nghị ASEAN cần duy trì cam kết đối với hệ thống...