Vai trò bí mật của Mỹ trong việc phát triển vũ khí của TQ
Những loại vũ khí tối tân nhất hiện nay ở Trung Quốc có phần góp sức không nhỏ của các nhà khoa học thầm lặng từ Mỹ.
Vũ khí bay siêu âm đạt tốc độ 11.000 km/giờ.
Nỗ lực của Trung Quốc nhằm kêu gọi những nhà khoa học hàng đầu về nước đã có hiệu quả, ít nhất trên lĩnh vực quân sự. Nhiều dự án quân sự quan trọng của nước này như vũ khí siêu âm có sự góp sức không nhỏ của những nhà khoa học hải ngoại, đặc biệt là từ Mỹ.
Các loại vũ khí đang được quan tâm và phát triển hiện nay gồm vũ khí siêu âm vượt mọi lưới lửa phòng không và tàu ngầm siêu im lặng. Những nhà khoa học làm cho tập đoàn vũ khí như Boeing, Lockheed Martin hay NASA là mục tiêu quan trọng mà chính phủ Trung Quốc nhắm tới.
Video đang HOT
Nhiều người từng làm cho Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở New Mexico, nơi khai sinh ra bom nguyên tử hay Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore tại bang California, nơi đóng góp quan trọng cho chương trình vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Tàu ngầm siêu im lặng là một mục tiêu quan trọng hiện nay của Trung Quốc.
Con số chính xác số nhà khoa học Trung Quốc về nước chưa được làm rõ nhưng những người này được đặt biệt danh là “câu lạc bộ Los Alamos Trung Quốc”. Năm 1999, Mỹ từng cáo buộc nhà khoa học Wen Ho Lee làm cho phòng Los Alamos đã gửi các mẫu thiết kế đầu đạn hạt nhân tối tân nhất về Trung Quốc. Cáo buộc này bị hủy bỏ năm 2006 do thiếu bằng chứng nhưng cũng đủ khiến cộng đồng nghiên cứu Trung Quốc ở hải ngoại chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Kế hoạch mời các nhà khoa học ở nước ngoài về Trung Quốc bắt đầu thực hiện từ năm 1949 khi ông Qian Xuesen quay lại quê hương năm 1955. Ông là chuyên gia nghiên cứu vũ trụ và tên lửa từ học viện MIT danh tiếng.
Ông Wen Ho Lee ở tòa năm 1999 vì cáo buộc gửi thiết kế đầu đạn hạt nhân cho Trung Quốc.
Những năm gần đây, vai trò của những nhà khoa học Trung Quốc hoặc quốc tịch Mỹ gốc Trung Quốc càng xuất hiện nhiều hơn khi chính phủ Bắc Kinh đầu tư quy mô lớn và đưa ra nhiều ưu đãi thu hút nhân tài.
Năm ngoái, Trung Quốc thử nghiệm vũ khí bay siêu âm, đạt vận tốc 11.000 km/giờ, gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Điều này đồng nghĩa Trung Quốc có thể tấn công mọi địa điểm trên trái đất chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Chưa có bất kì hệ thống phòng không nào có thể ngăn chặn loại vũ khí bay nhanh tới vậy. Đóng góp của loại tên lửa siêu âm này được cho là bởi một nhà khoa học tên lửa họ Trần từ Mỹ. Ông này từng nắm chức vụ cấp cao ở trung tâm Los Alamos nhưng quyết tâm về nước năm 2001.
Trần là giáo sư về khí động học trong vật lý, một lĩnh vực rất khó khăn với bất kì nhà khoa học nào. Tốc độ vũ khí càng nhanh, việc mô phỏng khí động học bằng máy tính càng phức tạp. Trần đã thuyết phục thành công chính phủ Trung Quốc cho xây dựng một đường hầm để thử nghiệm vũ khí siêu âm.
Giáo sư Trần là người xin chính phủ Trung Quốc xây dựng đường hầm thử vũ khí siêu âm.
Một nhà khoa học giấu tên nói: “Tôi không nghĩ rằng giáo sư Trần mang về Trung Quốc một bản thiết kế vũ khí siêu âm từ Los Alamos. Thay vào đó, ông nắm chắc lý thuyết và tin rằng có thể giải quyết mọi vấn đề nếu có một công cụ phù hợp như đường hầm thử nghiệm vũ khí siêu âm”. Đây là đường hầm thứ ba trên thế giới và là chiếc duy nhất được xây dựng bên ngoài lãnh thổ Mỹ.
Giáo sư Hang Wei, một người từng làm việc ở phòng nghiên cứu hóa học Los Alamos trong 8 năm cho biết ông về Trung Quốc “như một công việc bình thường” và không hề gây hại tới an ninh Mỹ. Ông khẳng định mình như hàng trăm người Trung Quốc khác làm việc ở các trạm nghiên cứu và không được tiếp cận các nguồn thông tin tối mật.
James Lewis, phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở Washington, nói: “Sự thành công của Trung Quốc khi lôi kéo các nhà khoa học từ nước ngoài là rất khó xác định. Nhiều người về Trung Quốc xong lại từ bỏ quê hương. Họ nghĩ rằng làm việc ở phương Tây vẫn tốt hơn trong nước”.
Theo Danviet