Vải thông minh có thể phồng lên và xẹp xuống theo nhiệt độ
Các nhà nghiên cứu từ Viện ứng dụng sinh học sáng tạo Wyss (Đại học Harvard, Mỹ) đã phát triển một loại vải thông minh mới có thể phồng lên và xẹp xuống dựa trên sự thay đổi của nhiệt độ.
Tùy theo nhiệt độ mà vải thông minh này có thể phồng lên hoặc xẹp xuống khi cần
Theo SlashGear, các nhà nghiên cứu tin rằng loại vải thông minh mới này có thể được sử dụng để tạo ra Soft Robots (công nghệ kết nối robot với các hệ thống và cơ cấu truyền động silicone dẻo) sử dụng loại vải được chế tạo đặc biệt giúp trị liệu phục hồi chức năng hoặc bảo vệ người mặc trong khi thực hiện các nhiệm vụ vất vả.
Nhóm nghiên cứu cũng tin rằng vải thông minh có thể được sử dụng trong các thiết bị không thể mặc được nhưng hoạt động độc lập. Chúng bao gồm các thiết bị như Soft Robots trong dệt may với các mô như cơ bắp và kích hoạt các sợi thần kinh sửa chữa thiệt hại hoặc ngăn ngừa thiệt hại cho chúng ngay từ đầu. Để ngăn ngừa thiệt hại, Soft Robots có thể áp dụng các lực vật lý ở tần số phù hợp và vị trí chính xác của cơ thể.
Thông thường Soft Robots được kích hoạt bằng khí nén, đòi hỏi một máy nén để điều chỉnh áp suất không khí bên trong cùng với ống cồng kềnh. Vải thông minh (STAT) có thể gây ra thay đổi áp suất bằng cách kiểm soát sự thay đổi pha hơi-lỏng trong vải. Điều đó giúp loại bỏ sự cần thiết của khí nén và mở các ứng dụng robot dệt may mới.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu nói rằng mục tiêu của họ là thiết kế các loại Soft Robots có thể cảm nhận bằng điện tử và vận hành bằng cách sử dụng điều khiển phản hồi vòng kín tích hợp để tự điều chỉnh. Vật liệu này cũng phải được sản xuất theo hình dạng tùy ý và theo lô lớn. STAT có thể hỗ trợ tất cả tính năng đó, nhẹ và nhỏ gọn.
STAT được sản xuất dưới dạng túi kín, sử dụng màng dệt được phủ sẵn một lớp polyurethane nhiệt dẻo có thể hàn nhiệt kết hợp với các thành phần nhúng điện. Nhóm nghiên cứu cung cấp năng lượng cho các linh kiện điện tử bên trong STAT thông qua chất lỏng có tên là NOVEC 7000. Chúng có thể tạo ra áp suất cao nhất khoảng 75 kPa ở nhiệt độ phòng.
Robot trí thông minh nhân tạo đọc tiểu thuyết và làm thơ
Tại Triển lãm Sách nghệ thuật Melbourne vừa qua, hai giảng viên Đại học RMIT (Úc) đã giới thiệu một robot sử dụng trí thông minh nhân tạo để đọc tiểu thuyết và làm thơ.
Cỗ máy độc đáo của Tiến sĩ Karen ann Donnachie và Tiến sĩ Andy Simionato sử dụng thị giác máy tính và nhận dạng ký tự quang học để "đọc" sách. Sau đó, cỗ máy dùng công nghệ học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để chọn ra một tổ hợp từ ngữ mang chất thơ từ trang sách và biến chúng thành một bài thơ Haiku, đồng thời xóa toàn bộ những từ còn lại.Tiếp đến, cỗ máy sẽ tìm kiếm hình ảnh minh họa trên Google phù hợp với đoạn thơ trên và gửi nội dung đến một nhà in trực tuyến. Quy trình sáng tác như vậy là hoàn tất!
Tính đến nay, cỗ máy đọc sách này đã chuyển thể hơn 12 cuốn sách, trong đó có cuốn Chuyện người tùy nữ của Margaret Atwood và Bữa sáng ở Tiffany's của Truman Capote.Thành phẩm khiến người đọc hơi bối rối vì thường khá hài hước và thi thoảng còn đậm chất thơ.
Phiên bản thơ do cỗ máy đọc sách tạo nên từ trang 16-17 của cuốn Bữa sáng ở Tiffany's của Truman Capote.
Tiến sĩ Simionato, Giảng viên khoa Kiến trúc và Thiết kế Đại học RMIT (Úc), chia sẻ rằng nhóm của ông đã "chạy thử nhiều phiên bản khác nhau cho mỗi cuốn sách và mỗi lần lại cho ra kết quả khác nhau. Mỗi thuật toán sẽ giải được một câu đố mới, tổ hợp luôn nằm sẵn ở đó nhưng chúng ta chưa từng nhận ra thôi".
Dự án xuất phát từ mong muốn khuyến khích mọi người bàn luận về thơ văn trong thời đại của AI và gần đây được trưng bày ở Triển lãm Sách nghệ thuật Melbourne tại Úc.
Tiến sĩ Donnachie, Giảng viên khoa Mỹ thuật Đại học RMIT (Úc), cho biết: "Đây là nỗ lực của chúng tôi để níu kéo tương lai cho sách - thứ đã ở quanh ta từ rất lâu và đóng vai trò trung tâm của nhiều nền văn hóa, nhưng lại đang đổi thay quá nhanh"."Giờ đây, cách thức tạo ra và đón nhận con chữ, cũng như văn hóa nói chung, đã chuyển đổi sâu sắc do lối viết tắt, các meme (biểu tượng về mặt văn hóa hoặc một ý tưởng nào đó được lan truyền trên mạng Internet) và biểu tượng emoji trên mạng xã hội, và AI thì lại đang thay chúng ta tóm tắt lượng lớn văn bản mỗi ngày.Vậy thì quá trình sáng tác văn thơ sẽ diễn ra như thế nào trong bối cảnh đó?"
Cỗ máy đọc sách sử dụng AI, của Tiến sĩ Andy Simionato (trái) và Tiến sĩ Karen ann Donnachie (phải), biến tiểu thuyết thành thơ Haiku.
Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Giảng viên Công nghệ thông tin tại Đại học RMIT Việt Nam,nhận thấy đang ngày càng có nhiều nội dung được AI tạo ra và các ứng dụng có thể phát triển từ đó.
"Nếu một bức tranh do AI tạo ra ai sẽ giữ bản quyền bức tranh đó? Chính AI đó, lập trình viên phát triển thuật toán AI hay người sử dụng thuật toán?""Điều gì sẽ xảy ra với báo giới khi robot có thể viết tin tức thành thạo như các nhà báo con người? Làm thế nào để tăng niềm tin của độc giả với tin tức do máy móc tự động tổng hợp nên? Đây là những câu hỏi chúng ta cần phải nghĩ đến", Tiến sĩ Duy nhận định.
Tiến sĩ Donnachie (trái) và Tiến sĩ Simionato (phải) rất quan tâm đến tương lai của sách sau những đổi thay dữ dội trong cách sáng tạo và tiêu thụ nội dung hiện nay.
Theo Tiến sĩ Duy, việc dùng AI để tạo ra nội dung mới và xử lý ngôn ngữ tự nhiên là "những xu hướng thú vị" trong lĩnh vực AI và là ví dụ rõ ràng về cách AI có thể đóng góp cho các ngành khác ngoài khoa học máy tính.
Tuy nhiên, ông tin rằng vẫn còn một chặng đường dài phía trước cho đến khi AI có thể ngang tầm với trí thông minh của con người."Thực tế rằng AI có thể đọc nhưng chưa thể hiểu văn bản một cách trọn vẹn hay tạo ra các nội dung có ý nghĩa chính là động lực thúc đẩy các nhà khoa học nỗ lực hơn nữa. Cần rất nhiều nỗ lực để có thể phát triển AI lên đến tầm của trí thông minh nhân tạo tổng hợp," Tiến sĩ Duy cho biết.
Hoài Nam
MobiFone nhận giải thưởng nhà mạng chăm sóc khách hàng tốt nhất Đại diện MobiFone cho biết: "Giải thưởng mạng di động có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với CBCNV MobiFone ngay trước thời điểm MobiFone kỷ niệm 27 năm ra đời thương hiệu (16/4/1993-16/4/2020). MobiFone vừa nhận giải thưởng "Chăm sóc khách hàng băng thông rộng di động" - giải thưởng dành cho...