Vài nét về ẩm thực của người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu
Ở Bình Liêu, người Dao Thanh Phán cư trú nhiều ở xã Đồng Văn. Họ thường ăn hai bữa chính trong ngày và một bữa phụ vào buổi sáng.
Trong bữa ăn, đồng bào ăn cơm tẻ là chính và thỉnh thoảng ăn ngô thay cơm, bên cạnh cơm lúc nào cũng có một nồi cháo hoa để ăn kèm.
Thức ăn hàng ngày chủ yếu của người Dao Thanh Phán là rau, măng, bầu, bí, mướp, dưa .v.v. Với nhiều loại rau xanh, đồng bào có thể ăn tươi, xào, nấu canh hoặc đem muối dự trữ. Đồng bào ưa xào rau với mỡ động vật, đó cũng là một cách cung cấp calo cho cơ thể chống chọi với cái lạnh của mùa đông vùng núi.
Nếu phải lấy thức ăn đi theo lên nương, đồng bào thường xào với măng chua, làm như vậy thức ăn sẽ không bị ôi thiu trong tiết trời nóng.
Video đang HOT
Trước đây, do đường xá đi lại khó khăn, nhà cách xa trung tâm chợ nên đồng bào Dao Thanh Phán có nhiều cách để chế biến thức ăn dự trữ như thịt thính, thịt sấy khô, mắm thịt, mắm cá, thịt ướp chua.
Các món ăn của đồng bào Dao Thanh Phán được chế biến không chỉ có vai trò để ăn no mà còn có công dụng như bài thuốc. Một số món ăn được đồng bào chế biến cầu kì, tốn nhiều công sức, thời gian như: Thịt lợn nấu gừng, gà nấu rượu. Các món này có gia vị chính là gừng, đổ rượu ngập và đun liu riu trên bếp củi cho nhừ. Ăn thịt, đồng thời uống canh gà có gừng sẽ có tác dụng làm ấm cơ thể, khí huyết được thông.
Về bánh, ẩm thực của đồng bào Dao Thanh Phán có bánh chưng, bánh đường, bánh gio, xôi ngũ sắc với nguyên liệu chính là gạo nếp, còn những màu sắc đều được chế biến từ các loại cây, cỏ trong vườn, trên núi.
Hỗ trợ cho việc sử dụng lương thực là các cây có củ với nhiều loại như sắn, khoai sọ, khoai lang, trồng ở các nương đồi.
Đồ uống hàng ngày được đun từ các loại lá, rễ cây rừng, có loại ngọt, có loại hơi chát, màu đỏ hoặc màu vàng, sử dụng loại nước uống này rất tốt cho sức khỏe (thanh lọc thận, mát gan, thanh nhiệt). Người Dao Thanh Phán uống rượu sắn, rượu gạo, rượu ngô, rượu khoai lang, rượu đao ủ bằng men thảo dược, rượu ngâm chuối rừng, dứa dại, các loại rễ cây dược liệu.
Ngày nay, đồ ăn công nghiệp đã và đang chi phối nhiều bữa ăn hàng ngày ở các thành phố. Hãy thử một lần rời bỏ những hối hả, bận rộn của công việc để đến với bản người Dao Thanh Phán ở Đồng Văn, Bình Liêu để cảm nhận một cuộc sống thật chậm, tự mình chuẩn bị một bữa ăn với những nguyên liệu có sẵn trong vườn, ven rừng. Thưởng thức một bữa ăn thường ngày của đồng bào để cảm nhận sự mộc mạc đơn sơ, cảm nhận vị ngon và lành đã tạo nên sức sống bền bỉ cho những người con của núi.
Cá chua - món ăn độc đáo của người Tày
Nói về các món ăn được chế biến từ cá suối của người dân vùng cao Bình Liêu thì có khá nhiều loại như cá suối rán cuốn lá lốt, cá nấu canh măng chua, cá nướng lá chuối...
Trong đó, không thể không kể đến món cá chua có màu trắng, hấp dẫn với hương vị rất riêng. Đây không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là nghệ thuật ẩm thực độc đáo của người Tày.
Cá chua, món ăn độc đáo hấp dẫn xuất hiện trong mâm thức ăn đãi khách quý.
Cá chua được làm từ 4 nguyên liệu chính là cá trôi suối (tiếng Tày gọi là pa-ban), cơm nguội, lá ổi và muối tinh. Điều đáng lưu ý, cá được chọn phải là loại cá trôi sinh sống tự nhiên ở suối, bởi loại cá này thịt dai, săn chắc, có vị ngọt lại ít tanh.
Để làm được món cá chua, trước hết cần sơ chế cá rồi rửa sạch, dùng khăn sạch lau khô cá, thái thành từng khúc (độ dài ngắn tuỳ sở thích). Bước tiếp theo đem gạo tẻ nấu chín thành cơm, xới ra để nguội. Cơm nguội chính là yếu tố quyết định sự khác biệt và tạo nên vị chua, hương vị đặc trưng của món cá chua. Sau đó, xát muối trắng vào từng miếng cá với tỷ lệ vừa phải, không được quá mặn hoặc quá nhạt rồi trộn tiếp với cơm nguội. Cá sau khi được bóp đều với cơm nguội và muối tinh, được xếp vào lọ thuỷ tinh hoặc lọ nhựa rồi chèn lá ổi lên phía trên miệng lọ, đậy kín nắp. Để tiến hành công đoạn ủ chua phải úp ngược lọ cá lên. Mục đích là để trong quá trình cá lên men chua, nước từ cá sẽ chảy ngược xuống không làm cá bị hỏng, nhão. Công đoạn này có thể mất từ 7 đến 15 ngày hoặc có thể lâu hơn nữa, tuỳ thuộc vào thời tiết từng mùa và sở thích của người dùng.
Và cũng là món ăn ngon được dùng trong bữa ăn thường ngày của người Tày.
Cá chua là món ăn thường được người Tày dùng thiết đãi khách quý khi đến chơi nhà. Khi lấy cá ra ăn, cá chua có màu trắng, vị thơm hấp dẫn. Món này được ăn kèm với lá lốt và lạc rang, chấm với mắm ớt, măng chua mới thưởng thức hết độ ngon của cá. Hương vị đậm đà của món cá chua với vị mặn của muối, vị ngọt xen lẫn vị chua vừa ăn của cá, bùi của lạc rang và hương vị đậm đà của lá lốt xanh. Tất cả quyện thành một hương vị rất khó quên, ăn một lần thôi cũng khiến thực khách nhớ mãi.
Nếu có dịp đến Bình Liêu, khám phá phong tục tập quán của người dân nơi đây, bạn đừng quên thưởng thức món ăn lạ, độc đáo này.
Đến miền Tây đừng quên mua 7 đặc sản nổi tiếng Mỗi tỉnh miền Tây đều có những đặc sản riêng nhưng có những món đã phổ biến khắp cả vùng vì nhiều người đi đây đi đó, ưa chuộng và mua về. 1. Mắm cá 2. Quả mây gai Tiếp tục là một đặc sản của An Giang, quả này có xuất xứ ở Thái Lan rồi du nhập về đây, sau đó...