Vai diễn đầu tay năm 12 tuổi gây phẫn nộ của ngôi sao Oscar Natalie Portman
Trùng hợp, ở Hollywood cũng từng có 1 diễn viên 12 tuổi gây phẫn nộ khi thể hiện vai diễn có yếu tố “nhạy cảm”, mà ngày nay chúng ta biết đến cô như một ngôi sao sở hữu cúp vàng Oscar danh giá Natalie Portman.
Hollywood đã có hàng trăm bộ phim “nặng đô” về mặt tâm lý cho người xem. Trong số đó, có rất nhiều bộ phim cũng hứng chịu những làn sóng phải đối dữ dội vì những chi tiết “nhạy cảm” đối với các diễn viên nhỏ tuổi. Điển hình là bộ phim Léon: The Professional của nữ diễn viên Natalie Portman.
Bộ phim Léon: The Professional (1994)
Léon: The Professional ra mắt vào năm 1994. Phim xoay quanh mối quan hệ bất thường giữa một sát thủ chuyên nghiệp lớn tuổi có tên Leon (Jean Reno) cùng với cô bé 12 tuổi Mathilda (Natalie Portman). Bộ phim đặc biệt gây xôn xao dư luận bởi những cảnh hút thuốc, dùng súng, bắn và rung động đối với Léon được diễn bởi một diễn viên nhí chỉ mới 12 tuổi. Câu chuyện nghe qua có vẻ khá sốc, nhưng khi xem, bộ phim sẽ thấy nó là một cái nhìn đầy nhân văn và chân thực khiến khán giả phải trầm trồ.
Vào năm đó, chỉ với 16 triệu USD, Léon: The Professional đã thu về hơn 46 triệu USD doanh thu phòng vé. Bộ phim đã biến cả dàn diễn viên chính của phim thành sao lớn trong làng điệ
Hành trình tâm lý đầy thử thách của cả hai diễn viên.
Lựa chọn đầy thử thách
Là vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp, Natalie đã có một sự lựa chọn đầy thử thách cho sự nghiệp diễn xuất của mình. Một vai diễn mà theo dư luận cho rằng là quá tầm đối với Natalie Portman, nhiều nhà phê bình đã đưa ra quan điểm gay gắt về một hình tượng bé gái sử dụng vũ lực, cùng các cảnh bạo lực trong phim là sự sắp đặt quá đà từ đạo diễn. Ngay cả những fan hâm mộ của phim cũng từng đặt ra những hoài nghi rất lớn, về việc đạo diễn liệu có để Natalie tự mình thực hiện và tham gia vào những cảnh đó trong phim hay không?
Vai diễn đầu đời của Natalie Portman.
Trong một buổi phỏng vấn, nữ diễn viên đã chia sẻ cảm xúc của mình : “Tôi đã thật sự phải đấu tranh với bố mẹ rất nhiều để có được vai diễn này. Tôi thích vai diễn ngay từ khi mới đọc kịch bản nhưng bố mẹ thì không. Bố mẹ quan sát không rời mắt khi tôi quay cảnh hút thuốc để chắc chắn tôi không thực sự hít vào và nhả khói…”
Phản ứng của dư luận
Vào thời điểm ra mắt, bộ phim Léon: The Professional cũng tạo nên một làn sóng dư luận gay gắt. Vấn đề nhạy cảm của phim đã xuất hiện trên hầu hết các mặt báo của Pháp trong một thời gian dài. Dư luận muốn sử dụng tiếng nói của mình để bộ phim đưa ra những thay đổi.
Dàn diễn viên trong phim cũng chịu vô vàn áp lực từ phía khán giả và dư luận. Nam diễn viên Jean Reno đã liên tục khẳng định rằng nhân vật Léon không hề có ham muốn thể xác với Mathilda, cho dù cô bé liên tục bày tỏ tình cảm với ông.
Nam diễn viên Jean Reno đã gặp nhiều rắc rối từ dư luận cho hành động của nhân vật.
Những luận điểm liên tiếp được đưa ra, chia khán giả ra hai luồng ý kiến khác nhau. Những người không đồng ý vẫn luôn luôn coi Léon: The Professional là một bộ phim đáng lên án, còn với những người ủng hộ vẫn luôn coi đây là dự án đầy nhân văn.
Diễn xuất của Natalie đầy thuyết phục.
25 năm trôi qua, bộ phim vẫn được nhìn nhận và đánh giá cao khi mang đến góc nhìn về thế giới của một cô gái trẻ đầy sinh động. Phim cũng được đánh giá cao về những thông điệp nhân văn và cởi mở, ẩn sau những tình tiết từng khó chấp nhận 25 năm trước.
Hình ảnh Léon – một sát thủ lạnh lùng, lấy mạng người liên tiếp, nhưng lại trở thành một đứa trẻ khi ở bên cô bé Mathilda khiến khán giả yêu điện ảnh không thể nào quên. Việc tác giả táo bạo để một cô bé 12 tuổi nhằm mục đích để người xem nhìn rõ sự chênh lệch tuổi giữa hai nhân vật. Cuối phim, Leon đã lần đầu tiên nói: “I love you”với Mathilda rồi hi sinh mạng sống, chết cùng Stansfield để cứu Mathilda. Đây là chi tiết đáng nhớ nhất của cả phim, khi một sát thủ dùng cả cuộc đời của mình để cứu một cô bé, như hạt giống của sự hi vọng anh gửi cho Mathilda vậy.
Video đang HOT
Những cảnh được cho là không phù hợp với một cô bé 12 tuổi.
Còn với Natalie Portman, giờ đây cô đã là một trong những nữ diễn viên nổi tiếng tại Hollywood với những vai diễn để đời trong series ăn khách, hay Star Wars trong vai công chúa Padme, hay cả vai diễn đoạt giải Oscar của Black Swan. Mỗi khi nhắc lại về Léon, cô vẫn cho rằng đó là một trong những lựa chọn mạo hiểm nhưng đúng đắn nhất cuộc đời của cô.
Trong một buổi phỏng vấn, Natalie Portman đã chia sẻ rằng, Mathilda là một trong những vai diễn cô đã đòi bố mẹ cho mình tham gia. Dưới góc nhìn của cô bé, Mathilda đã thay đổi hoàn toàn con người của cô. Natalie Portman cho hay, sau vai Mathilda cùng làn sóng tranh cãi của dư luận, vai diễn nào có cảnh hôn là cô sẽ từ chối. Natalie Portman dần sợ những vai diễn ấy sẽ khiến mình bị nhìn nhận như một dạng “biểu tượng”.
Natalie Portman chia sẻ lại về vai diễn đầu đời của mình.
Cô chia sẻ: “ Nhiều tờ tạp chí thậm chí còn đếm ngược tới sinh nhật 18 tuổi của tôi như một cách nói ẩn dụ về thời điểm tôi có thể thực sự trở thành một phụ nữ trưởng thành. Một số nhà phê bình điện ảnh còn nhận xét về diện mạo hình thể của tôi khi hóa thân vào vai diễn Mathilda. Dù khi đó tôi mới 13 tuổi, nhưng tôi đã hiểu mọi chuyện. Tôi biết rằng nếu mình tiếp tục thể hiện bản thân qua những vai diễn có nhiều tính dục, tôi sẽ còn cảm thấy bất an và người ta sẽ còn được quyền để bàn luận, đánh giá về hình thể của tôi”.
Natalie cũng cho hay, cô không cảm thấy hối tiếc về quyết định của mình năm xưa. Cô khẳng định rằng sự nghiêm túc đó là việc mình cần phải làm để cảm thấy yên tâm hơn: “Ở tuổi 13, thông điệp với tôi đã rất rõ ràng. Tôi cảm thấy cần phải che chắn cơ thể mình, phải cẩn thận với cách biểu cảm và làm nghề của mình, để đưa ra được thông điệp chính xác mà tôi muốn truyền tải, rằng tôi là người xứng đáng được tôn trọng”.
Nữ diễn viên nay đã trưởng thành với nhiều vai diễn lớn.
Không phải diễn viên nhí nào cũng là Natalie Portman và bộ phim nào cũng là tác phẩm nghệ thuật như Léon: The Professional, để có thể thực sự mag giá trị nhân văn nghệ thuật và xử lý diễn viên một cách chuyên nghiệp.Việc các diễn viên nhí tham gia vào các bộ phim lớn cũng cần phải có những giấy tờ pháp lý cũng như sự giám sát và cho phép từ phía phụ huynh.
Còn tại Việt Nam, việc nhà sản xuất quyết định ngừng công chiếu bộ phim để bảo vệ diễn viên nhỏ tuổi trước phản ứng dư luận là việc làm cần thiết.
Vai diễn Mây khá táo bạo trên phim.
Dù bất kể vai diễn nhí ở tại quốc gia nào, cũng phải đế ý kĩ các yếu tố bạo lực, tình dục khi gắn liền với trẻ em vị thành niên.
Cô bé còn đậm ngây thơ sau vai diễn.
Với Vợ Ba, liệu Trà My sẽ tiếp tục bình yên và sự nghiệp diễn xuất của cô bé có thể thành công và đi lên như Natalite Portman không? Hãy để thời gian trả lời câu hỏi và hi vọng nhưng điều tốt nhất sẽ đến với Trà My.
Theo trí thức trẻ
13 tuổi đóng cảnh nóng: lý tưởng nghệ thuật tuyệt đối hay sự bất chấp thiếu suy xét?
Lựa chọn đưa một diễn viên nhí thậm chí còn chưa đủ 15 tuổi cho một cảnh nóng là một hành động nghệ thuật hay chỉ là quyết định vô tâm của người lớn?
Đạo diễn Ash Mayfair có quyền đi đến cùng với nghệ thuật khi chọn cô bé 12 tuổi Trà My vào vai người Vợ Ba trong bộ phim đầu tay. Nhưng cũng không hề khó hiểu khi lựa chọn này vấp phải dư luận trái chiều ở Việt Nam.
Đối với đạo diễn phim nghệ thuật, gặp được một diễn viên như bước từ tâm trí mình ra đời thực là điều rất thiêng liêng. Đôi khi đó là lựa chọn duy nhất giữa 100 hay 1.000 ứng viên dự tuyển cho vai. Nhà làm phim nào cũng sẽ sống chết để bảo vệ lựa chọn nghệ thuật ấy.
Nhưng với một câu chuyện đầy gai góc như Vợ Ba, việc để diễn viên vị thành niên tham gia sẽ là một câu chuyện gây tranh cãi ở bất kỳ nền văn hóa nào. Đặc biệt ở Việt Nam, khán giả ít cởi mở tiếp nhận nội dung vọng dục và ít có trải nghiệm với dòng phim nghệ thuật, nhà làm phim buộc phải cân nhắc thật kỹ cách sử dụng diễn viên và cả cách phát ngôn để không đẩy bộ phim vào khủng hoảng truyền thông.
Phim độc lập Vợ Ba của nữ đạo diễn Ash Mayfair (Nguyễn Phương Anh), với vai chính do nữ diễn viên Nguyễn Phương Trà My đóng năm 13 tuổi, nằm giữa lằn ranh đó.
Được đón nhận ở quốc tế, về Việt Nam lại gây tranh cãi
Trước hết, cần làm rõ Vợ ba không phải một bộ phim dành riêng cho thị trường Việt Nam. Bán bản quyền cho tổng cộng 28 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến nay, phim vừa công chiếu tại Mỹ và được các tờ báo danh tiếng như New York Times, Hollywood Reporter, Variety... điểm phim. Tại Mỹ, phim xếp hạng R (Không dành cho trẻ em dưới 16 tuổi khi thiếu cha mẹ đi cùng).
Ở Mỹ, phim bị xếp hạng R
Trước đó, nhà sản xuất cho hay Vợ Ba đã được chiếu tại nhiều liên hoan phim (LHP) quốc tế như San Sebastian, Toronto, Busan, Chicago, Cairo... và nhận được sự tán thưởng từ công chúng quốc tế. Theo đạo diễn và gia đình Trà My, khán giả quốc tế đã dành những tràng pháo tay cho nữ diễn viên chính mà họ được biết là hóa thân vào nhân vật khi mới 13 tuổi.
Trước khi cập bến Việt Nam, phim được mua bản quyền chiếu tại 28 quốc gia trên thế giới
Trong một cuộc trò chuyện với công chúng yêu điện ảnh, nữ đạo diễn Ash Mayfair cười sung sướng khi nhắc lại phản hồi của khán giả quốc tế với phim. "Một phụ nữ gốc Việt lớn tuổi đã đến nắm tay tôi và khóc không ngừng, liên tục nói cảm ơn con, cảm ơn con", cô kể lại.
Chia sẻ trên mạng xã hội, chị My Na, mẹ của Trà My, nhắc đến việc hai mẹ con đã "hạnh phúc khi tận mắt chứng khiến những khán giả quốc tế cảm động và tán thưởng như thế nào sau khi xem phim; vui sướng và hãnh diện như thế nào mỗi lần ra quốc tế, khi khán giả, đặc biệt là những khán giả lớn tuổi, đã xếp hàng trật tự hàng giờ đồng hồ để được xin chữ ký và nói lời cảm ơn đến ê-kíp".
Một minh chứng khác cho việc phim được đón nhận ở nước ngoài là việc Vợ Ba chiên thắng nhiều giải thưởng ở các LHP quốc tế. Trong đó, tiêu biểu nhất là giải Phim châu Á xuất sắc nhất tại LHP Toronto (Canada) hôi thang 9/2018, giải Đạo diễn trẻ xuất sắc nhất danh cho Ash Mayfair tại LHP Chicago (My), giải Phim có đóng góp nghệ thuật xuất sắc nhất tại LHP Cairo (Ai Câp), giải Phim truyện xuất sắc nhất tại LHP Kolkata (Ấn Độ)
Trên báo chí quốc tế, Vợ Ba nhận được nhiều bình luận và kiến giải sâu sắc, tập trung vào vẻ đẹp hình ảnh và số phận những người phụ nữ Việt Nam mà bộ phim khắc họa. Bên cạnh đó, câu chuyện về độ tuổi của nữ diễn viên chính cũng được đề cập thẳng thắn, chi tiết không hề giấu diếm.
Nhưng khi về Việt Nam, chủ đề tranh luận chính xoay quanh bộ phim là độ tuổi của nữ diễn viên. Đây là cuộc tranh luận cần thiết, nhưng cũng thật đáng tiếc. Vì khán giả Việt còn có thể tiếp cận bộ phim dưới góc độ cảm thụ nghệ thuật thuần khiết, sâu lắng hơn. Điều này đã bị lấn át bởi cuộc tranh luận kia.
Diễn viên cho phim nghệ thuật: cô bé 13 tuổi là lựa chọn không thể thay thế?
Trong dòng phim nghệ thuật, các đạo diễn thường lựa chọn diễn viên rất kỹ lưỡng với nhiều tiêu chí ngặt nghèo. Đạo diễn Ash Mayfair tiết lộ, cô đã cho thử vai hơn 900 cô gái Việt Nam nhiều độ tuổi, có cả 14, 16 tuổi để chọn diễn viên vào vai Mây. Nhưng chỉ đến khi Trà My xuất hiện ở buổi thử vai, cô mới tìm được người mình cần.
Hiện tại, nhiều người đặt vấn đề tại sao không chọn một diễn viên tầm 16 hoặc 18 tuổi có gương mặt trẻ thơ, thì từ góc nhìn của Ash Mayfair, Trà My là lựa chọn duy nhất.
Câu hỏi đặt ra là, liệu có diễn viên "không thể thay thế" thật không?
Khi tìm người đóng vai Dũng Thiên Lôi cho Song Lang, đạo diễn Leon Lê chỉ thực sự ưng ý khi Liên Bỉnh Phát xuất hiện tại buổi tuyển lựa. Đạo diễn bị thuyết phục bởi ngoại hình của anh và liên tục cầu xin trong lòng "Làm ơn đừng diễn chán! Làm ơn đừng nói giọng khó nghe!". Đến khi Liên Bỉnh Phát diễn thử ăn ý với Isaac, nam chính đã được chọn trước đó, Leon Lê thở phào.
"Trái với suy nghĩ các đạo diễn sẵn sàng đánh trượt diễn viên bất cứ lúc nào, thực tế là chính các đạo diễn cũng luôn cầu mong gặp được diễn viên hội đủ mọi yếu tố mà mình tìm kiếm", Leon Lê nói.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp từng xây dựng dự án Đập Cánh Giữa Không Trung với hình tượng nữ chính "đo ni đóng giày" cho nàng thơ Trương Hồ Phương Nga. Hoa hậu đã nhận vai, quay thử một số cảnh nhưng rồi bất ngờ bỏ vai và ít lâu sau bị bắt, vướng vào vụ kiện với đại gia Cao Toàn Mỹ. Sự cố khiến Nguyễn Hoàng Điệp phải thay vai nữ chính bằng Thùy Anh và lựa chọn mới đã làm rất tốt vai trò của mình.
Đập Cánh Giữa Không Trung đã phải đổi diễn viên thành Thùy Anh.
Những ví dụ trên góp phần trả lời câu hỏi đã nêu. Không có diễn viên nào là tuyệt đối không thể thay thế. Nhưng đồng thời, đó đều là cực chẳng đã hoặc có sự cố nghiêm trọng xảy ra. Còn nếu không, nhà làm phim luôn muốn giữ vững lựa chọn của mình.
Về nội dung, Vợ Ba khai thác câu chuyện bi kịch của phụ nữ thời phong kiến, lấy chồng có thai và va chạm thế giới từ khi chỉ là một bé gái, để rồi lại đẻ ra những bé gái khác tiếp tục làm vợ phục tùng đàn ông khi chưa kịp trưởng thành. Nét ngây thơ, đa cảm xen lẫn phức tạp của Trà My mang đến một nhân vật thuyết phục và khó quên mà tất nhiên, một diễn viên trưởng thành hơn hay thậm chí Trà My tuổi 15 sẽ khó đem lại hình ảnh như phim đang có. Ngược lại, cảnh nóng trần trụi cũng mang dụng ý nhấn mạnh bi kịch và cảm xúc nhân vật lên đến tận cùng.
Trước khi về Việt Nam, đạo diễn Ash Mayfair đã đối mặt với những câu hỏi về độ tuổi của Trà My từ truyền thông quốc tế nhưng với thái độ nhã nhặn hơn. Trên tạp chí Filmmaker Magazine, người phỏng vấn tỏ ra thấu hiểu khi nhận định: "Lựa chọn các diễn viên nữ trẻ măng là một điều tốt vì thông thường, nhiều nhà làm phim đã làm hài lòng khán giả bằng cách chọn diễn viên lớn hơn để vào vai nhỏ tuổi".
"Nhưng điều này đặt ra thách thức gì? Vì rõ ràng phim có vài cảnh đặc biệt và chị muốn bảo vệ diễn viên của mình", Filmmaker đặt câu hỏi với Ash Mayfair. Đạo diễn "Vợ ba" trả lời: "Nữ diễn viên chính 12 tuổi, cô ấy còn quá trẻ khi nhận vai diễn đầy thử thách này. Chúng tôi đã rất vất vả mới tìm ra em nhưng khi tìm được, tôi cũng khá miễn cưỡng mời em đóng vì không chắc một vai nặng và khó như vậy có thích hợp với người quá trẻ không".
"Nhưng cô gái nhỏ ấy đã đấu tranh vì vai diễn. Em gọi cho tôi ngay sau buổi thử vai và quả quyết với gia đình là muốn đóng vai này, nó rất ý nghĩa đối với em. Tôi tin em, chúng tôi làm việc với nhau trong một thời gian dài trên phim trường. Mọi thứ đã được thực hiện rất chân thành. Chúng tôi trò chuyện rất nhiều. Em có mối quan hệ bền chặt với mẹ, người giúp em hiểu cách trở thành Mây và quá trình biến chuyển từ một đứa trẻ", Ash Mayfair khẳng định.
Phản ứng gay gắt khó tránh khỏi của dư luận
Bên cạnh những ưu tiên tối thượng trong nghệ thuật, nhà làm phim cũng cần hiểu tác phẩm của họ sẽ ra mắt ở những nền văn hóa khác nhau nên phản ứng khác nhau là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, từ thập niên 1950, các phim có trẻ em đóng cảnh nhạy cảm vẫn bị phản ứng và gây tranh cãi ở chính Hollywood và nhiều nền điện ảnh khác chứ không chỉ Việt Nam.
Đã có thời, chủ đề trẻ em là cấm kị ở Hollywood vì ngại đụng chạm với các giá trị đạo đức. Trong vòng mấy chục năm qua, ngày càng có nhiều nhà làm phim phá vỡ giới hạn, đưa vào điện ảnh những đề tài cấm kị nhất vì xét cho cùng, đó cũng là thiên chức của nghệ thuật. Khi mạo hiểm như vậy, nhà làm phim không nên ngạc nhiên khi vấp phải phản ứng từ dư luận.
Lolita, cả hai phiên bản 1962 và 1997, là một trong những phim gây tranh cãi và bị cấm chiếu nhiều nhất thuộc dạng này. Dù cả hai phiên bản đều không có những cảnh quan hệ lộ liễu, việc khắc họa hình ảnh gợi dục của một cô bé 12 tuổi (có bản đổi thành 14 tuổi) vẫn là mạo hiểm.
Phim Hounddog có cảnh diễn viên nhí Dakota Fanning vào vai một cô bé 12 tuổi bị cưỡng hiếp, đã bị khán giả đặt biệt danh là "bộ phim có Dakota Fanning bị cưỡng hiếp" vì tình tiết đó quá sốc và che mờ những giá trị khác của phim.
Bên cạnh đó, cũng có những phim khẳng định được giá trị nghệ thuật của mình dù chọn diễn viên ít tuổi vào vai có cảnh bạo lực. Đó là Poison Ivy với Drew Barrymore 15 tuổi, Leon với Natalie Portman 12 tuổi hay Taxi Driver với Jodie Foster 12 tuổi. Đây đều là các phim tầm cỡ nhờ tài năng của nhà làm phim và diễn viên, cộng với kịch bản có thông điệp sâu sắc, không chỉ dừng lại ở các cảnh quan hệ hay bạo lực. Thực tế, khi làm việc với các diễn viên nhí các nhà làm phim luôn phải thận trọng tối đa để thực hiện được cảnh phim mà không ảnh hưởng quá nhiều đến diễn viên nhí. Dù vậy, cũng như Vợ Ba hiện tại, những phim này dù được khen ngợi về giá trị nghệ thuật nhưng cũng hứng chịu không ít chỉ trích về lựa chọn diễn viên của mình.
Nhắc lại thực tế đó để thấy rằng trước khi ghi nhận giá trị trong lịch sử điện ảnh, các bộ phim dạng này đều trải qua những sàng lọc của dư luận và thời gian
Đáng tiếc là, một bộ phận khán giả Việt Nam chưa xem phim nhưng đã vội vàng quy kết Vợ Ba là một phim "dâm dục, rẻ tiền", "chọn diễn viên 13 tuổi để câu khách, gây chú ý". Đây là những quy kết hoàn toàn sai lầm, dựa trên cách nhìn nhận đơn giản hóa và thiếu hiểu biết về phim nghệ thuật.
Vợ Ba là tác phẩm điện ảnh nghiêm túc, có mỹ cảm tốt, nhiều hình ảnh ẩn dụ sâu sắc, gợi liên tưởng cao. Phim xứng đáng được nhìn nhận đa chiều hơn ngay tại quê nhà.
Tạm gác lại khía cạnh pháp lý và dư luận, sự lựa chọn diễn viên 13 tuổi có thỏa đáng cho Vợ Ba và thỏa đáng cho Trà My chưa? Liệu qua thời gian, lựa chọn của Trà My, của Mayfair cũng sẽ vượt qua những tranh cãi và đả kích, được công nhận thuyết phục về nghệ thuật như những tác phẩm quốc tế trên không? Chỉ sự sàng lọc của thời gian mới có thể trả lời.
Theo trí thức trẻ
Luật sư lên tiếng về cảnh nóng của Vợ Ba: "Trong bối cảnh nạn ấu dâm như hiện nay, nhà làm phim có nhiều cách khác" Giữa diễn biến đầy căng thẳng cùng hàng loạt những luồng ý kiến tranh cãi xoay quanh cảnh nóng của Trà My trong Vợ Ba, các luật sư đã bày tỏ quan điểm của mình khi đứng trên lập trường về mặt pháp luật. Trước cả khi dự án điện ảnh Vợ Ba được công chiếu, cảnh nóng của nữ chính Nguyễn Phương...