Vạch trần trò lợi dụng iPhone để lừa đảo siêu tinh vi
Apple luôn chiều lòng fan với những mẫu iPhone được làm mới hàng năm, tuy nhiên hãng và người dùng cũng phải đối mặt với không ít trò lừa đảo tinh vi.
Các mẫu iPhone mới luôn được cập nhật các phương thức bảo mật tiên tiến, khiến các hãng khác phải chạy dài theo sau, như: bảo mật vân tay, nhận diện khuôn mặt… Tuy nhiên, thứ dễ bị lợi dụng nhất lại không nằm ở thiết bị phần cứng hay lỗ hổng phần mềm, mà chính là tâm lý khách hàng. Những người dùng luôn có xu hướng sợ bị mất dữ liệu, bị hack thông tin. Kẻ xấu sẽ luôn tìm cách đánh vào điểm yếu này để lừa đảo khách hàng.
Bà Marjorie Stephens – CEO của quỹ hoạt động phi lợi nhuận BBB, Mỹ, đã vạch trần những chiêu trò tấn công rất tinh vi của tin tặc, nhắm vào chính đồng nghiệp cấp dưới. Đầu tiên, những kẻ tin tặc sẽ giả mạo số điện thoại tổng đài của Apple, nói rằng máy chủ của hãng đã gặp trục trặc và thông tin về tài khoản của bạn rất có thể đã bị lộ. Chúng sẽ thuyết phục bạn tin tưởng và yêu cầu hợp tác điều tra, tránh gây thiệt hại cho bản thân.
Bước tiếp theo, kẻ xấu sẽ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin về tài khoản, mật khẩu, câu hỏi bảo mật, số điện thoại xác nhận và đôi khi là cả thông tin cá nhân, như: tên tuổi, địa chỉ, số thẻ căn cước, số thẻ ngân hàng… Chúng cũng có thể yêu cầu bạn cho phép truy cập vào điện thoại, máy tính cá nhân từ xa với lý do khắc phục sự cố. Ngay khi có được những thông tin quý giá này, tin tặc sẽ tấn công bạn.
Video đang HOT
Lời khuyên trong những trường hợp này: không bao giờ được phép tin và làm theo những cuộc điện thoại lạ. Đặc biệt, không bao giờ cung cấp các thông tin cá nhân như tài khoản và mật khẩu, nhất là các dữ liệu nhạy cảm như số căn cước, địa chỉ, thẻ ngân hàng…
Nếu nghi ngờ, bạn hoàn toàn có thể chủ động gọi lên tổng đài của Apple. Số điện thoại này luôn được công bố rõ ràng trên trang web Apple.com. Hãy ghi nhớ: kẻ cắp có thể giả danh số tổng đài Apple để gọi cho bạn, nhưng không bao giờ có thể nghe lén hoặc chặn cuộc gọi của bạn tới phía Apple.
Nhiều chiêu trò dù đã cũ và được tin tặc áp dụng trên diện rộng, nhưng vẫn có rất nhiều người mất cảnh giác và mắc phải, như: yêu cầu khai thông tin để nhận thưởng trên một trang web lạ hoặc giả mạo các trang web lớn, với một đường link rất kỳ quặc; đe dọa bạn sẽ mất quyền truy cập, mất thông tin, bị đánh cắp… nếu không thực hiện theo các bước yêu sách; cần cấp quyền truy cập từ xa để diệt virus, bảo mật…
Cuối cùng, dù có đang sử dụng những chiếc iPhone XS thế hệ mới nhất, với những hệ thống bảo mật tối, người dùng vẫn phải tự trang bị và thường xuyên cập nhật những kiến thức để bảo vệ mình khỏi những chiêu trò lừa đảo ngày một tinh vi.
Theo kiến thức
Nhóm công nghệ Israel tuyên bố: Bảo mật trên IOS của Apple đã bị phá
Một hãng bảo mật đến từ Israel vừa đưa ra tuyên bố đanh thép cho biết hệ thống bảo mật trên iPhone và iPad của Apple có thể bị bẻ vỡ dễ dàng.
Hãng bảo mật vừa đưa ra tuyên bố trên là Cellebrite, công ty Israel vốn rất nổi tiếng trong giới thực thi pháp luật với dòng thiết bị phần cứng có khả năng sử dụng các phương pháp mạnh để hack điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Theo tuyên bố được Cellebrite đưa ra, thiết bị Khai thác Dữ liệu tổng hợp (UFED) - UFED Premium của hãng này có khả năng mở khóa và trích xuất dữ liệu từ tất cả thiết bị chạy iOS như iPhone hay iPad đã được mã hóa bất kể thiết bị này hiện đang dùng phiên bản iOS cũ hay mới nhất 12.3 vừa được Apple tung ra.
Mọi thiết bị iPhone, iPad đều có thể bị bẻ khóa.
Khả năng bẻ khóa của UFED Premium được Cellebrite sử dụng để cung cấp công cụ cho nhà chức trách trong trường hợp cần mở khóa thiết bị thu được từ tội phạm, khủng bố nhằm phục vụ công tác điều tra. Nhà chức trách chỉ cần mua UFED Premium và là có thể truy cập vào smartphone nghi phạm cứ khi nào họ cần.
Cũng theo Cellebrite, công cụ UFED Premium của hãng này ngoài khả năng vượt qua iOS còn có thể sử dụng với nhiệm vụ tương tự trên các thiết bị chạy hệ điều hành Android.
Trước đó, hồi năm 2018, cộng đồng công nghệ thế giới từng xôn xao với thông tin xuất hiện một thiết bị có thể bẻ khóa mọi dòng iPhone của Apple có tên GrayKey được phát triển bởi một cựu kỹ sư bảo mật của Apple.
Thiết bị bẻ khóa GrayKey.
Thiết bị GrayKey được nhà sản xuất bán với giá không hề rẻ, tương đương khoảng 600 triệu đồng cho các cơ quan nhà nước của Mỹ. Với thiết kế đơn giản chỉ là một chiếc hộp đen với 2 đầu dây Lightning.
Chỉ cần kết nối với điện thoại, thiết bị sẽ tiến hành dò mật khẩu bảo vệ. Việc dò mật khẩu có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 ngày tùy độ phức tạp.
Ngay sau đó, Apple đã liên tục cập nhật iOS để xử lý khả năng thiết bị chạy iOS bị GrayKey bẻ khóa.
Theo CAND
Làm gì khi tốc độ mạng 3G, 4G của bạn quá yếu? Tắt mở chế độ máy bay, khởi động lại điện thoại là những cách nhanh chóng để cải thiện tốc độ nếu bạn vẫn còn lưu lượng Data tốc độ cao. Phải sử dụng điện thoại với tín hiệu mạng chập chờn là điều cực kỳ khó chịu. Các trang web tải chậm, Facebook không thể làm mới bảng tin, hoặc tin nhắn...