“Vạch mặt” các thói quen xấu gây ra loại ung thư là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ
Theo các bác sĩ, ung thư vú là bệnh thường gặp nhất ở nữ giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó, lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp.
Các bác sĩ Bệnh viện K cho biết, ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa.
Bình thường, các tế bào tuyến vú được sinh ra và mất đi theo một chu trình đã được lập từ trước. Cơ chế này giúp số lượng tế bào tuyến vú được sinh ra với số lượng vừa đủ, cân bằng giữa số lượng tế bào sinh ra và tế bào chết đi.
Chế độ ăn không cân đôi, thiêu rau xanh, qua chin hoặc hay ăn cac thưc phâm ran nương ơ nhiêt đô cao, ăn khuya là nguyên nhân gia tăng mắc ung thư vú. Ảnh minh họa
Khi có các đột biến gen xảy ra, hội tụ đủ các điều kiện đặc biệt để vượt qua được hệ thống kiểm soát miễn dịch của cơ thể, tế bào tuyến vú sẽ được sinh ra liên tục, mất kiểm soát và tạo thành các khối u bao gồm rất nhiều tế bào không bình thường. Đó là các khối u ác tính tại vú, hay còn gọi là ung thư vú.
Những tế bào này có khả năng xâm lấn vào mạch máu, mạch bạch huyết xung quanh và di chuyển đến những vùng xa vị trí khối u ban đầu, tạo ra các khối di căn.
Cũng theo các bác sĩ Bệnh viện K, ung thư vú là bệnh thường gặp nhất ở nữ giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó, lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp.
Cụ thể, các bác sĩ chỉ ra rằng, ung thư vú có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu, hút thuốc và ít vận động. Do các tế bào tuyến vú hoạt động phụ thuộc vào nội tiết tố estrogen nên các nguyên nhân làm tăng estrogen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Trong khi đó, thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu bia, sử dụng liệu pháp hormone estrogen thay thế… làm cơ thể phơi nhiễm với estrogen nhiều hơn và do đó kích thích tế bào tuyến vú tăng sinh – một điều kiện để các đột biến sinh ung thư xuất hiện. Thừa cân và ít vận động còn có liên quan đến tăng nguy cơ tái phát ở những người đã mắc ung thư vú.
Xét dưới góc độ dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Ở những người thường có chế độ ăn không cân đôi, thiêu rau xanh, qua chin (gây thiêu chât xơ va cac chât chông oxy hoa, cac vitamin khoang chât) hoặc hay ăn cac thưc phâm ran nương ơ nhiêt đô cao (co nhiêu chât beo thê đông phân kem theo cac chât gây ung thư), uông rươu bia không kiêm soat, hut thuôc la nhiêu, sông trong môi trương đôc hai, ăn cac thưc phâm không an toan chứa nhiều hóa chất… thì nguy cơ mắc ung thư, trong đó có ung thư vú cao hơn so với những người khác.
Video đang HOT
Để dự phòng, phát hiện ung thư vú thì việc sàng lọc phát hiện sớm là việc làm không thể thiếu. Ảnh TL
Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu thường xuyên lạm dụng đồ uống có cồn sẽ làm tăng nồng độ estrogen và hoạt hóa các thụ thể của yếu tố tăng trưởng giống insulin, từ đó kích hoạt sự sinh sôi của các tế bào tuyến vú dẫn đến ung thư vú.
Cùng với đó, một chế độ ăn uống nhiều đường và chất béo sẽ khiến phụ nữ dễ mắc ung thư vú hơn. Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư Anderson, Đại học Texas (Mỹ) đã phát hiện ra rằng khi ăn nhiều đường, các khối u tuyến vú trong cơ thể người sẽ phát triển nhanh và dễ di căn hơn.
Ngoài ra, chất béo trans thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy giòn, bánh rán và bánh ngọt đóng gói sẵn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ưng thư vú.
Một số nghiên cứu khác cho thấy, việc ăn vặt sát giờ đi ngủ ban đêm cũng tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Do đó, ăn sớm và bỏ những món ăn nhẹ lúc nửa đêm có thể giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, trươc hêt thi vân đê dinh dương lanh manh, hoat đông thê lưc đêu đăn giam cac căng thăng trong cuôc sông la nhưng yêu tô quan trong đê dư phong các bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng.
Vê măt dinh dương, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chung ta cân chê đô ăn uông lanh manh, cac thưc phâm an toan, chê biên đung cach gop phân đê dư phong ung thư. Nên chon thưc phâm an toan tư cac nguôn tin cây: Siêu thi, cac cưa hang thưc phâm sach, mua cua ngươi quen, biêt nguôn gôc thưc phâm la yêu tô quan trong.
Bên cạnh đó, nên ăn cac rau qua co mau xanh thâm, mau tim đo, mau vang la nhưng rau co nhiêu chât chông oxy hoa cung gop phân ngăn ngưa ung thư. Trong chê biên thưc phâm không dung cac chât beo chiên đi chiên lai nhiêu lân đê giam bơt nguy cơ ung thư. Đồng thời, hạn chế rươu bia thuôc la; kiêm soat cân năng không bi thưa cân beo phi cung gop phân han chê ung thư.
Để dự phòng, phát hiện ung thư vú thì việc sàng lọc phát hiện sớm là việc làm không thể thiếu. Việc này nên được tiến hành đều đặn với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, những phụ nữ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh (mẹ, dì,…bị ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung)…
Ngoài ra, nên tiến hành tự khám vú tại nhà ít nhất một tháng một lần; 6 tháng một lần đi khám sàng lọc tại cơ sở y tế chuyên khoa, siêu âm vú, chụp XQuang tuyến vú.
24 tuổi nhưng buồng trứng đã lão hóa như phụ nữ 50: Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chính là thói quen nhiều người trẻ mắc phải
Cứ nghĩ mình còn trẻ còn khỏe, không ít người cuống theo vòng xoáy công việc đến mức không nghỉ ngơi. Trong đó, việc thức khuya không chỉ gây mệt mỏi nhất thời, mà có còn kéo theo rất nhiều hệ lụy đáng báo động của cơ thể.
Theo trang Hanzhou Daily, Trung Quốc, Tiểu Ngọc (24 tuổi), hiện đang điều hành một studio chuyên dạy khiêu vũ ở Hàng Châu, là một cô gái khá ưa nhìn, cao 1m63, nặng 42 kg. Vì công việc bận rộn nên cô thường thức khuya đến 1,2 giờ sáng. Thêm vào đó, áp lực trong công việc khiến tính khí cô cũng thay đổi thất thường.
Thức khuya đói bụng nên phải ăn, điều này càng khiến cô cảm thấy tự ti ở bản thân vì cân nặng không ngừng tăng. Cô cũng đã cố gắng giảm cân một cách tuyệt vọng. Nhận ra những dấu hiệu bất ổn của bản thân, đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt của mình, cô sợ rằng nếu mình không điều trị sớm sẽ khó có con sau này.
Cô quyết định đến Bệnh viện Trung Y khám, vì phát hiện mình mất kinh nguyệt một thời gian. Tại đây, bác sĩ cho biết, buồng trứng của cô lão hóa sớm như phụ nữ 50, nếu không chữa trị ngay khả năng cao sẽ vô sinh.
Vì sao thức khuya lại ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Thức khuya sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ thống nội tiết nữ, gây ra các tình trạng như kinh nguyệt không đều, chậm kinh, đau bụng kinh... và nhiều rối loạn khác. Khi chu kỳ kinh nguyệt không đều, dễ dẫn đến việc không rụng trứng, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và gây vô sinh trong một số trường hợp nặng.
Bên cạnh đó, đối với nam giới, đồng hồ sinh học chi phối nội tiết, quá trình sinh tinh cũng chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Thức khuya thường xuyên sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết, cản trở quá trình sản xuất tinh dịch, có thể gây vô sinh.
Thức khuya gây hại như thế nào cho cơ thể?
Đồng hồ sinh học điều chỉnh các chức năng quan trọng của cơ thể con người, chẳng hạn như hành vi, mức độ hormone, giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất. Việc thức khuya ảnh hưởng trực tiếp đến đồng hồ sinh học, làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác nhau như:
1. Bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, bệnh nhân có lượng đường trong máu cao đều liên quan tới những người hay thức khuya. Khi lượng đường trong máu tăng cao, nó thường liên quan tới các tình trạng sức khỏe khác, biểu hiện thường thấy nhất là mệt mỏi, đau đầu, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới tim mạch và tổn thương thận.
2. Dễ gây đột tử
Đi ngủ muộn, thức khuya, thiếu ngủ trong thời gian dài là yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh cao huyết áp, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não đột ngột. Những năm gần đây, tin tức đột tử ở người trẻ không phải là hiếm.
Những năm gần đây, tin tức đột tử ở người trẻ không phải là hiếm.
3. Ung thư
Miễn dịch là hàng rào tự nhiên của cơ thể chống lại ung thư. Hầu hết các yếu tố miễn dịch của cơ thể được hình thành trong khi ngủ, thức khuya trong thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể khả năng miễn dịch và tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng thức khuya có liên quan mật thiết đến việc tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư ruột kết.
4. Gây suy nhược thần kinh
Thần kinh giao cảm nên được nghỉ ngơi vào ban đêm và hưng phấn vào ban ngày. Sau khi thức khuya, ngày hôm sau dây thần kinh giao cảm sẽ không được hưng phấn hoàn toàn, khiến cơ thể mất sức, chóng mặt, giảm trí nhớ, kém tập trung, đau đầu. Lâu dần, các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy nhược thần kinh, mất ngủ sẽ xảy ra.
Thức khuya gây suy nhược thần kinh.
5. Khô mắt giảm thị lực
Mắt hoạt động liên tục không nghỉ ngơi sẽ gây đau, khô. Mệt mỏi quá độ do thức khuya cũng có thể gây ra viêm võng mạc trung tâm, dẫn đến giảm thị lực đột ngột.
6. Da khô dễ bị tàn nhan
Từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là thời gian nghỉ ngơi của túi mật và gan. Nếu 2 cơ quan này không được nghỉ ngơi đầy đủ, da sẽ dễ gặp các vấn đề như sần sùi, sạm, thâm và mụn. Theo thời gian, da kém đàn hồi, xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, thâm quầng mắt.
7 . Vấn đề về đường tiêu hóa
Thức khuya dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa như loét dạ dày, loét tá tràng, khó tiêu, đầy bụng, đau bụng... Nếu đường tiêu hóa luôn ở trạng thái hoạt động vào ban đêm sẽ gây ra nhiều hệ lụy đáng báo động theo thời gian.
Thời trẻ mà cứ làm 4 điều tưởng không sao này, về già chắc chắn bị cao huyết áp Cao huyết áp ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại và hệ quả là kéo theo không ít những căn bệnh nguy hiểm. Thực hư quan niệm chỉ người béo mới bị cao huyết áp? Người gầy có phải sẽ không lo vấn đề bị cao huyết áp? Các số liệu từ nghiên cứu phát hiện, số bệnh nhân...