Vaccine Sinopharm của Trung Quốc hiệu quả với COVID-19 thế nào?
Vaccine COVID-19 Vero Cell của Sinopharm được Trung Quốc cấp phép ngày 24/12/2020 và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp tháng 5/2021.
Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm do Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và sẽ tiêm mũi 2 từ ngày 4/8. Riêng Bình Liêu, Quảng Ninh đạt độ bao phủ tiêm vaccine đối với 50% dân số toàn huyện. Hiện TP.HCM cũng nhận vaccine Vero Cell phục vụ tiêm chủng.
Vero Cell của Sinopharm (tên đầy đủ là Tập đoàn Y Dược Trung Quốc) nghiên cứu, sản xuất là loại vaccine được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi liều 0,5 ml chứa với 6.5U kháng nguyên SARS-CoV-2 bất hoạt. Tập đoàn Y Dược Trung Quốc là doanh nghiệp trung ương và là tập đoàn lớn nhất tại Trung Quốc trong ngành dược phẩm, y tế, sức khỏe, với chuỗi các ngành công nghiệp hoàn chỉnh.
Hiệu quả của Vero Cell
Khi COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc, tháng 2/2020, Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm CNBG nghiên cứu vaccine COVID-19 bằng công nghệ bất hoạt. Sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm thành công trên động vật, cuối tháng 4/2020, vaccine này được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn thử nghiệm trên người.
Vaccine Vero Cell của Sinopharm.
Ngày 23/6/2020, vaccine bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập, Peru, Maroc và Argentina.
Ngày 9/12/2020, Bộ Y tế UAE chấp thuận cấp phép đăng ký chính thức vaccine COVID-19 của Sinopharm, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 86%.
Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc cấp phép sử dụng có điều kiện với vaccine này, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 79,34%; tỷ lệ sinh ra kháng thể trung hòa là 99,52%.
Ngày 1/4/2021, Bộ Y tế Hungary giấy chứng nhận GMP EU, Sinopharm là doanh nghiệp vaccine đầu tiên của Trung Quốc được cấp chứng nhận này.
Video đang HOT
Ngày 7/5/2021, vaccine của Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL), ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78,2%, trở thành vaccine thứ 6 trên thế giới được xét vào danh sách này. Đây cũng là vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được lọt vào danh sách EUL của WHO.
Ngày 27/5, Sinopharm công bố kết quả nghiên cứu thử nghiệm giai đoạn III trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ và nhiều quốc gia. Sau đó đưa ra kết luận vaccine Sinopharm đạt hiệu quả bảo vệ 78,1% sau hai mũi tiêm.
Ngày 31/5/2021, Sinopharm bắt đầu cung cấp vaccine cho chương trình COVAX, giúp các nước có thể tiếp cận với vaccine công bằng.
Tới nay, Sinopharm sản xuất hơn 450 triệu liều vaccine, trong đó 100 triệu liều được cung cấp thông qua hình thức viện trợ Chính phủ và bán thương mại cho các doanh nghiệp.
Vaccine của Sinopharm được bảo quản trong điều kiện từ 2-8 độ C, thời hạn sử dụng là 2 năm. Điều kiện bảo quản và vận chuyển dễ dàng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho của vaccine này.
Vaccine Vero Cell của Sinopharm có hiệu quả bảo vệ đạt 78,2%.
Được phê duyệt tại Việt Nam
Ngày 4/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký phê duyệt có điều kiện vaccine COVID-19 Vero Cell của Tập đoàn dược Sinopharm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch. Vero Cell trở thành vaccine thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.
Vero Cell được Việt Nam phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp cho Bộ Y tế tính đến ngày 29/5 và cam kết về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp.
Đến nay, vaccine Sinopharm được cung cấp tới rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó gồm các quốc gia Đông Nam Á như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan…
Vaccine Sinopharm cũng được bán cho Pakistan, Mông Cổ và các nước Trung, Đông Âu. Ngoài ra, ít nhất hơn 100 quốc gia có nhu cầu đặt mua vaccine của Sinopharm.
Sau khi vaccine được phê duyệt, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phối hợp với nhà sản xuất, bảo đảm các điều kiện sản xuất vaccine nhập khẩu vào Việt Nam và bảo đảm an toàn, hiệu quả và chất lượng. Viện này cũng phải phối hợp Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cùng đơn vị có đủ điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine.
Ngoài ra, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế, xây dựng kế hoạch kiểm định; cung cấp mẫu thử, nguyên vật liệu, hóa chất thử nghiệm và các vấn đề liên quan khác cho việc kiểm định các lô vaccine này trước khi đưa ra sử dụng tại Việt Nam.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng là đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine này cho các cơ sở tiêm chủng, đồng thời triển khai hệ thống cảnh giác toàn diện với vaccine Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Giá cao su hôm nay 28/7: hàng Trung Quốc bất ngờ giảm giá, doanh thu thuần của một doanh nghiệp cao su Việt tăng 72%
Giá cao su hôm nay (28/7) ghi nhận sàn giao dịch Nhật Bản vẫn giữ được đà tăng nhẹ trong khi đó tại Trung Quốc, giá đã quay đầu giảm.
Giá cao su hôm nay: Trung Quốc quay đầu giảm giá. (Nguồn: Vinanet)
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 210,0 Yen/kg, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 211,8 Yen/kg, tăng 1,3 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 214,1, tăng 0,4 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) , giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 7/2021 ở mức 13.000 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 13.055 Nhân dân tệ/tấn, giảm 100 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.175 Nhân dân tệ/tấn, giảm 95 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Cập nhật giá cao su trong nước
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 - 315 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 với doanh thu thuần đạt gần 5.700 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp gấp 2,3 lần cùng kỳ, đạt 1.629 tỷ đồng.
Mặc khác, các chi phí cũng tăng lên đáng kể như chi phí bán hàng tăng 60% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 95% so với cùng kỳ. Dù vậy lợi nhuận sau thuế vẫn đạt mức cao 1.160 tỷ đồng, tăng trưởng 126%.
Xét theo cơ cấu, sản phẩm mủ cao su đóng góp lớn nhất với tỷ trọng hơn 54% doanh thu thuần, tiếp đến là mảng chế biến gỗ đóng góp 19% và các sản phẩm công nghiệp cao su chiếm hơn 15% doanh thu.
Đây cũng là 3 mảng kinh doanh mang về lợi nhuận lớn nhất cho tập đoàn với con số lần lượt 540 tỷ, 233 tỷ và 383 tỷ đồng.
Thực tế, các sản phẩm chủ lực trên của tập đoàn được hưởng lợi lớn thời gian qua. Giá cao su thế giới dù có điều chỉnh từ đầu năm nhưng luôn ở mức rất cao so với năm 2020.
Giá sản phẩm gỗ trên thế giới cũng đạt đỉnh hồi tháng 5/2021. Các sản phẩm công nghiệp cao su, tiêu biểu nhất là găng tay y tế, được tiêu thụ đột biến khi dịch Covid-19 bùng phát.
Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, tập đoàn ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 77% lên hơn 10.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về hơn 2.376 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ gần 1.664 tỷ đồng.
Năm 2021, tập đoàn này đặt mục tiêu tổng doanh thu 26.914 tỷ đồng, tăng trưởng 4% nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến thấp hơn 10% so với năm ngoái, đạt 4.564 tỷ đồng. Với kết quả bán niên trên, doanh nghiệp đã hoàn thành 52% kế hoạch năm.
Vương gia triều Thanh và cuộc sống xa hoa đến mức điên loạn khiến hậu thế choáng váng Đằng sau cánh cửa Tử Cấm Thành, ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn... Những đặc quyền đặc lợi khủng khiếp Triều đại nhà Thanh của...