‘Vaccine là chìa khóa kiểm soát dịch’
Phó giáo sư, tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng tiêm vaccine là chìa khóa kiểm soát dịch hiệu quả nhất, kể cả khi Việt Nam đã khống chế dịch rất tốt.
Tới ngày 27/4, hơn 300.000 người ở 47 tỉnh, thành phố đã tiêm vaccine Covid-19. Ông đánh giá như thế nào về chiến dịch tiêm vaccine ở Việt Nam?
Nhìn tổng thể khách quan, Việt Nam đang kiểm soát dịch rất tốt song vẫn không thể lường trước tất cả các nguy cơ và cũng không thể khẳng định sẽ không có ca mắc mới. Cách biện pháp khoanh vùng dập dịch, truy vết, khuyến cáo 5K rất hiệu quả ở nước ta trong thời gian qua nhưng cuộc chiến phía trước còn dài, tình hình dịch ở nhiều quốc gia lân cận còn phức tạp. Để chủ động, Việt Nam cần kiểm soát “chủ động”, tức là tiêm vaccine phòng Covid 19 để tạo miễn dịch cộng đồng.
Hiện, công tác tổ chức tiêm vaccine ở nước ta được Bộ Y tế triển khai rất chặt chẽ, từ tiêm chủng đến tổ chức tập huấn toàn bộ hệ thống y tế từ cơ sở lên trung ương. Tất cả các khâu, như tiếp nhận bảo quản vaccine, tổ chức buổi tiêm chủng, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi và xử trí phản ứng phụ trong và sau khi tiêm… đều được kiểm soát.
Với yêu cầu xử trí tốt nhất các biến cố bất lợi sau tiêm chủng, Bộ đã thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng vaccine Covid-19 gồm lãnh đạo Bộ Y tế, các nhà khoa học là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu, huyết học, tim mạch, thần kinh, tiêm chủng… theo dõi xử trí phản ứng sau tiêm. Ban chỉ đạo sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi có tình huống xảy ra trong quá trình tiêm chủng với mục tiêu “tiêm đến đâu an toàn đến đó”.
Ngoài ra, Việt Nam đang nỗ lực sản xuất vaccine Covid-19, 100% người tiêm thử Nanocovax giai đoạn một đều sinh miễn dịch tốt. Hy vọng vaccine sớm được sản xuất để phục vụ cộng đồng.
Phó giáo sư, tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, đã tham gia tư vấn điều trị thành công cho nhiều ca Covid-19 nặng. Ảnh: Ngọc Thành
Video đang HOT
Tỷ lệ các phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 hiện nay ở nước ta so với thế giới ra sao?
Không có vaccine nào là an toàn 100%, mà sẽ có tỷ lệ phản ứng phụ nhất định. Vaccine Covid-19 cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, các biểu hiện thường gặp như sốt, mệt mỏi, đau chỗ tiêm… chỉ là phản ứng thông thường, tỷ lệ khoảng 30%, thấp hơn báo cáo của một số quốc gia ở châu Âu và nhà sản xuất.
Một số trường hợp xuất hiện phản ứng dị ứng với các mức độ khác nhau, chủ yếu ở mức độ I, rất ít trường hợp ở mức độ II, III. Những người này đều được phát hiện và xử trí kịp thời, sức khỏe của người tiêm bình phục rất nhanh.
Tình trạng rối loạn đông máu, cực kỳ hiếm, hiện chỉ có một đến 4 trường hợp trong một triệu người được tiêm có thể gặp phản ứng này. Riêng Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng đã ban hành phác đồ rõ ràng để cán bộ y tế ở mọi cấp có thể phát hiện và xử trí kịp thời.
Phác đồ xử trí phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19 của các tuyến y tế ở nước ta như thế nào?
Hệ thống Khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) đã được Bộ Y tế triển khai tới 1.500 cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc để hướng dẫn cán bộ y tế ở tuyến cơ sở xử lý phản ứng sau tiêm.
Tình huống xấu nhất xảy ra là chẳng may có bệnh nhân bị rối loạn đông máu, tất cả các cán bộ từ tuyến cơ sở đến tuyến Trung ương có thể phối hợp nhanh chóng theo dõi và xử trí cho người bệnh.
Người dân đi tiêm đều được khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm và theo dõi sức khỏe tại điểm tiêm ít nhất 30 phút. Sau đó, tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất 24 giờ và sau 3 tuần tiêm. Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng.
Sáng 28/4, Bộ Y tế tiếp tục họp các điểm cầu để tập huấn về công tác tiêm chủng. Tôi khẳng định hệ thống y tế hiện nay của chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng xử trí các phản ứng, tai biến sau tiêm vaccine Covid-19. Người dân không nên hoang mang mà hãy đi tiêm phòng để bảo vệ chính mình và cộng đồng.
Theo ông, bao giờ thì Việt Nam đạt được miễn dịch cộng đồng?
Đến nay, hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiêm tổng cộng một tỷ liều vaccine Covid-19, là tín hiệu đáng mừng trong công tác chống dịch. Riêng Việt Nam cần chạy đua để tiêm đủ 2/3 dân số mới đạt được miễn dịch cộng đồng. Đây là con số lớn, là thách thức khi vaccine khan hiếm, nhiều nước ngừng bán vaccine; còn vaccine trong nước vẫn đang thử nghiệm.
Trường hợp hộ chiếu vaccine chỉ an toàn tương đối bởi người được tiêm vaccine tuy có miễn dịch xong có nguy cơ mang virus từ nơi đi qua vào Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần có vaccine để tiêm chủng cho người dân với độ bao phủ trên 70% có miễn dịch cộng đồng.
Đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới thực hiện quyết liệt đồng thời tất cả biện pháp để chương trình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 vừa đạt tỷ lệ cao vừa đảm bảo an toàn. Tôi tin rằng ngành y tế Việt Nam hoàn toàn có thể xử lý được các phản ứng, tai biến sau tiêm vaccine Covid-19.
Nỗi lo lớn nhất bây giờ là vừa phải tìm nguồn vaccine để tiêm cho người dân vừa phải giúp cho người dân hiểu, tin tưởng và đi tiêm. Đây là chìa khoá kiểm soát dịch. Tiêm càng sớm, càng an tâm.
Bệnh viện Bạch Mai triển khai tiêm vaccine Covid-19 vào lúc nào?
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt với 4.300 nhân viên. Hàng ngày, bệnh viện tiếp nhận và điều trị hàng nghìn bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Tuy không được giao điều trị bệnh nhân Covid-19 song luôn là lực lượng tiên phong đi hỗ trợ các tỉnh có dịch. Do đó, việc tiêm phòng vaccine cho nhân viên là hết sức quan trọng.
Bộ Y tế cấp 1.500 liều cho Bạch Mai. Dự kiến, sáng 28/4 tiêm trước một nửa và sau nghỉ lễ sẽ tiêm đợt 2, ưu tiên tiêm trước cho những khu vực khám chữa bệnh, phải tiếp xúc với bệnh nhân mới mỗi ngày. Ban giám đốc thành lập Ban chỉ đạo tiêm Vaccine để tiêm an toàn cho nhân viên.
Tôi hy vọng, hình ảnh nhân viên y tế tiêm vaccine, không phải chỉ ở riêng Bệnh viện Bạch Mai mà trên mọi miền đất nước sẽ giúp người dân tin tưởng hơn vào việc tiêm vaccine. Không có vaccine thì rất khó để kiểm soát dịch bền vững trong bối cảnh này.
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt, tuyến cuối tại miền bắc. Ảnh: Ngọc Thành
Bệnh viện Bạch Mai không hoàn tiền chênh lệch giá dịch vụ
Giám đốc Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã điều chỉnh giảm giá hàng loạt dịch vụ theo yêu cầu và sử dụng thiết bị xã hội hóa về mức tương đương với giá do quỹ BHYT thanh toán.
Bệnh viện Bạch Mai - ẢNH: ĐÌNH TRƯỜNG
Đơn cử, siêu âm từ 110.000 đồng xuống còn 33.900 đồng/lần; chụp X-quang số hóa 1 phim từ 130.000 đồng xuống 65.400 đồng/lần...
Ngày 25.4, một lãnh đạo của BV Bạch Mai cho biết việc áp dụng giá dịch vụ y tế mới bắt đầu từ thời điểm có hiệu lực (20.8.2020), nhưng BV không áp dụng hoàn trả phần chênh lệch với các bệnh nhân khám chữa bệnh theo yêu cầu đã phải chi trả với mức cao hơn.
Hơn 200 nhân viên, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai xin nghỉ việc: Người trong cuộc lên tiếng Nhiều cá nhân, bác sĩ chia sẻ họ quyết định nghỉ việc không phải do thu nhập giảm mà do mô hình quản lý có nhiều thay đổi không hợp lý. Một số mong muốn trở lại nếu như Bệnh viện Bạch Mai thay đổi. Ông Đỗ Văn Thành, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết từ 1-2-2020...