Vaccine Covid-19 đầu tiên được Việt Nam phê duyệt hoạt động thế nào?
Vaccine AstraZeneca/ Oxford đuoc Bo Y te cap phep luu hanh được điều chế dựa trên công nghệ vector virus, mức độ bảo vệ 70%.
Hôm 29/1, ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế cho biết Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc trực thuộc Bộ đã phê duyệt vaccine phòng Covid-19 của Astra Zeneca cho trường hợp khẩn cấp phòng, chống dịch. Đây là vaccine Covid-19 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Công ty này cam kết bán cho Việt Nam 30 triệu liều vaccine, chia thành từng quý khác nhau trong năm 2021.
ChAdOx, vaccine Covid-19 của AstraZeneca/Oxford được điều chế dựa trên công nghệ vector virus, sử dụng virus cảm cúm vô hại từ tinh tinh.
Hôm 23/11/2020, hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford thông báo vaccine ChAdOx có hiệu quả 90% tùy thuộc vào từng liều lượng. Đây là “ứng viên” thứ ba cho thấy kết quả khả quan trong thử nghiệm giai đoạn 3 quy mô lớn. Dù không đạt mức độ hiệu quả như sản phẩm của hai đối thủ là Moderna và Pfizer, vaccine Oxford có giá thấp, dễ vận chuyển và bảo quản hơn.
Mức bảo vệ của vaccine dao động 62-90%, tùy thuộc vào liều tiêm. Có hai liệu trình vaccine khác nhau trong thử nghiệm. Ở phác đồ một, tình nguyện viên nhận một nửa liều, sau đó ít nhất một tháng được tiêm liều đầy đủ, đạt hiệu quả 90%. Phác đồ thứ hai tiêm hai liều đầy đủ cách nhau một tháng, đạt hiệu quả 62%. Hiệu quả trung bình của hai phác đồ là 70%.
Vaccine Covid-19 của Đại học Oxford kết hợp hãng dược AstraZeneca công bố hiệu quả 70% hôm 23/11. Ảnh: Times of India.
Video đang HOT
Thử nghiệm có sử dụng nhóm đối chứng và giả dược là vaccine viêm màng não. Điều này nằm đảm bảo các tình nguyện viên không tiêm ChAdOx vẫn có các phản ứng phụ thường gặp như sốt nhẹ, đau cơ, nhức bắp tay. AstraZeneca đưa ra phân tích ban đầu sau khi 131 tình nguyện viên nhiễm nCoV. Theo công ty, không ai trong số họ phát triển triệu chứng bất thường hay cần nhập viện.
Vaccine Oxford được điều chế bằng công nghệ vector, sử dụng virus cảm cúm vô hại (adenovirus) từ tinh tinh, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Virus chứa các gene từ nCoV. Khi tiêm vào tế bào người, chúng tạo ra protein giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và phản ứng với mầm bệnh sau này. Đến nay các loại vaccine Covid-19 được phát triển dựa vào công nghệ vector bao gồm Sputnik-V của Viện Gamaleya (Nga), Adenovirus 26 của Johnson & Johnson (Mỹ) và Ad5 của CanSino (Trung Quốc).
Thông thường, các loại vaccine cần được bảo quản trong “dây chuyền lạnh” để giữ thành phần hoạt tính nguyên vẹn và ổn định khi đến tay bệnh nhân. Đây là thách thức rất lớn, bởi nhiều nơi trên thế giới vẫn thiếu cơ sở hạ tầng để thực hiện điều này. Vaccine Oxford có thể lưu trữ lâu dài ở mức nhiệt 2-8 độ C, nhiệt độ của tủ lạnh thông thường. Trong khi đó, vaccine mRNA của Pfizer/BioNTech và Moderna đều yêu cầu nhiệt độ thấp hơn nếu muốn bảo quản lâu, lần lượt là -70 độ C và -20 độ C. Ngoài ra, Vaccine AstraZeneca/Oxford có giá phải chăng, khoảng từ 3-4 USD một liều để vaccine có thể tiếp cận nhiều người nhất.
Về hạn chế, Ủy ban Thường trực về Vaccine (STIKO) thuộc Viện Robert Koch của Đức (RKI) nhận thấy dữ liệu về tính hiệu quả với nhóm người trên 65 tuổi của vaccine AstraZeneca/Oxford phát triển, hiện chưa đầy đủ, theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm 28/1.
“Do số lượng người tham gia nghiên cứu ở độ tuổi từ 65 trở lên khá ít, không thể đưa ra kết luận liên quan đến tính hiệu quả và an toàn đối với người già. Vaccine này do đó được STIKO khuyến cáo chỉ dùng cho những người 18-64 tuổi”, STIKO cho hay.
Giám đốc điều hành AstraZeneca, Pascal Soriot, cho hay dữ liệu liên quan đến nhóm dân số già bị hạn chế là do các nhà khoa học Oxford phụ trách thử nghiệm vaccine AstraZeneca không muốn tuyển người lớn tuổi cho đến khi “tích lũy được nhiều dữ liệu an toàn” với những người từ 18 đến 55.
“Về cơ bản, vì Oxford bắt đầu tiêm vaccine cho người già muộn hơn nên chúng tôi không có một lượng lớn người cao tuổi được tiêm chủng. Đó chính là vấn đề gây tranh cãi. Nhưng chúng tôi có dữ liệu chắc chắn cho thấy việc tạo ra kháng thể mạnh mẽ chống lại virus ở người già, tương tự ở người trẻ tuổi hơn. Có thể một số quốc gia thận trọng sẽ chỉ dùng vaccine của chúng tôi cho nhóm trẻ hơn”, ông Soriot nói.
Anh, nước phê duyệt vaccine Oxford/AstraZeneca gần một tháng trước, đã cấp phép tiêm chủng cho người trên 65 tuổi. Trong báo cáo của mình, cơ quan quản lý thuốc của Anh MHRA cho biết có rất ít thông tin về tính hiệu quả với người từ 65 tuổi trở lên, nhưng cũng không có dữ liệu cho thấy vaccine này thiếu khả năng bảo vệ trước Covid-19.
Thêm 10 người tiêm Nanocovax
10 người trong nhóm thử liều 50 mcg Nanocovax đã nhận liều tiêm thứ hai hôm qua, một số bị đau nhức nhẹ vùng tiêm.
Phó giáo sư Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng Học viện Quân y, cho biết thông tin trên. Sau 10 người này, nhóm 7 người tiếp theo sẽ tiêm tương tự vào ngày 2/2.
Ngày 8/2, nhóm thử liều 75 mcg sẽ bắt đầu tiêm liều thứ hai. 7 ngày sau tiêm liều thứ hai, cán bộ nghiên cứu sẽ lấy máu đánh giá tiếp khả năng sinh miễn dịch của vaccine.
Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ nhất có tổng cộng 120 mũi tiêm, hiện đã thực hiện được 93 mũi, tức nghiên cứu đã đi được gần 80% quãng đường.
"Chúng tôi cố gắng hoàn thành việc tiêm các mũi cho tình nguyện viên, báo cáo thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 để gửi Bộ Y tế vào trước Tết Nguyên đán, sau đó tiến hành giai đoạn 2. Kết quả sơ bộ cho thấy vaccine sinh miễn dịch khả quan, an toàn", ông Mến cho biết.
Giai đoạn một thử nghiệm lâm sàng Nanocovax gồm 60 người tham gia, chia làm 3 nhóm tiêm thử nghiệm liều 25, 50 và 75 mcg, mỗi nhóm 20 người. Đến ngày 28/1, tình hình tiêm của các nhóm như sau:
- Nhóm 25 mcg: toàn bộ đã tiêm xong hai liều.
- Nhóm 50 mcg: toàn bộ xong liều thứ nhất; 13 người đã tiêm liều hai.
- Nhóm 75 mcg: toàn bộ xong liều thứ nhất và về nhà tự theo dõi; chưa ai tiêm liều thứ hai.
Nanocovax là vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam đưa vào thử nghiệm lâm sàng, do Công ty Nanogen phát triển.
Ba đơn vị khác cũng đang phát triển vaccine Covid-19. Trong đó, Ivac đã bắt đầu tuyển tình nguyện viên cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một bắt đầu sau Tết Nguyên đán. Vabiotech thử nghiệm trên khỉ sinh miễn dịch tốt, còn cần thử trên chuột hamster, dự kiến nộp hồ sơ thử nghiệm lâm sàng vào tháng 2/2021. Polyvac dừng ở bước nghiên cứu vaccine trong phòng thí nghiệm.
Khu vực theo dõi tình nguyện viên sau tiêm Nanocovax tại Học viện Quân y. Ảnh: Giang Huy.
Người nghiên cứu vaccine được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động GS. TS Huỳnh Thị Phương Liên được trao tặng anh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong nghiên cứu nhiều loại vaccine. Chiều 19/1, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao danh hiệu trên cho thầy thuốc nhân dân Huỳnh Thị Phương Liên, chuyên gia cao cấp Công ty Vaccine...