Vaccine Covid-19 của Việt Nam đang ở giai đoạn nào?
Bốn đơn vị đang nghiên cứu vaccine Covid-19 gồm Vabiotech, Polyvac, Ivac, Nanogen, đều có tiến độ khả quan, dự kiến cuối năm 2021 ra mắt sản phẩm.
Trong đó, Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1, Bộ Y tế (Vabiotech) sử dụng công nghệ vector virus, đã thử nghiệm dự tuyển vaccine trên chuột và có kết quả sinh miễn dịch tốt ở liều nhắc lại. Ở giai đoạn tiếp theo, vaccine dự tuyển sẽ được phát triển thành vaccine hoàn chỉnh, ổn định, đủ tiêu chuẩn thử nghiệm trên người vào năm sau.
Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) sử dụng chủng dự tuyển NDV-Lasota-S do Mỹ cung cấp, là dạng vaccine bất hoạt, tính an toàn cao, kết quả thí nghiệm trên động vật sẽ có trong tháng 8.
Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) cũng sử dụng công nghệ vector virus, đang chờ Bộ Khoa học và Công Nghệ phê duyệt dự án nghiên cứu sau đó tổ chức đấu thầu sinh phẩm.
Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen sử dụng công nghệ tái tổ hợp, đã nghiên cứu thành công ứng cử viên vaccine subunit dựa trên gene S của nCoV thuộc chủng virus ở Vũ Hán, Trung Quốc và chủng đột biến D614G.
Video đang HOT
Theo giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Thu Vân, Chủ nhiệm Chương trình Phát triển vaccine phòng bệnh cho người, Bộ Y tế, Việt Nam có thể có vaccine Covid-19 vào cuối năm 2021. Tốc độ nghiên cứu như vậy là quá nhanh, thông thường phải mất 5-6 năm mới có một vaccine đủ tiêu chuẩn.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tốc độ sản xuất vaccine Covid-19, rút ngắn quy trình sản xuất và cấp phép để vừa có vaccine chất lượng vừa sớm có sản phẩm. Bộ Y tế cũng chuẩn bị những đề án mang tính đầu tư như Quỹ vaccine, để người dân được tiếp cận, sử dụng vaccine.
“Chúng ta cần sớm có vaccine, có thể thử nghiệm lâm sàng trên người vào cuối năm nay”, quyền Bộ trưởng Y tế nói.
Chuột thí nghiệm tiêm thử dự tuyển vaccine Covid-19 của Việt Nam tại Vabiotech. Ảnh: Giang Huy.
Để hỗ trợ, Bộ Y tế sẽ rút ngắn thời gian các quy trình thủ tục, gồm Nghiên cứu sản xuất; Kiểm định; Thử nghiệm lâm sàng, Cấp phép lưu hành; Theo dõi sử dụng vaccine. Cụ thể, rút ngắn về hồ sơ và thời gian kiểm định, song song tiến hành nhiều khâu. Ví dụ, khâu thử nghiệm lâm sàng, sau khi có kết quả giai đoạn 1 có thể chuyển sang ngay thử nghiệm giai đoạn 2 trong khi vẫn tiếp tục theo dõi giai đoạn 1.
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, giám đốc Vabiotech, cho biết sẽ không bỏ qua giai đoạn nào trong quá trình nghiên cứu, sản xuất vaccine thực tế, để đảm bảo vaccine an toàn nhất khi đến tay người dân. Vabiotech cũng theo dõi các kết quả nghiên cứu của thế giới về hiệu lực của các dự tuyển vaccine trên người để so sánh, rút kinh nghiệm và áp dụng cho vaccine của Việt Nam.
Thế giới có 30 quốc gia tham gia cuộc đua sản xuất vaccine, trong đó có Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, và ít nhất 4 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Ngày 11/8, Nga tuyên bố đã có vaccine đầu tiên cung cấp khả năng miễn dịch vững vàng chống Covid-19, tên là Sputnik V, chỉ sau ba tháng thử nghiệm, làm dấy lên cuộc tranh luận xung quanh tính an toàn của loại vaccine này.
Việt Nam là một trong 42 quốc gia tự sản xuất vaccine cho chương trình tiêm chủng mở rộng, một trong 38 quốc gia có cơ quan quản lý vaccine đạt chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Vaccine Covid-19 Việt Nam đang được phát triển thế nào? 99 nCoV biến chủng không cản trở điều chế vaccine Việt Vaccine Covid-19 Việt Nam tăng tốc 78 Vaccine Covid-19 Việt Nam sẽ thử trên người năm sau 57
Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân và nhân viên phục vụ trên tuyến đường Hồ Văn Đại
Ngày 14-8, Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Phan Huy Anh Vũ cho biết, sáng 16-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho tất cả người dân và nhân viên phục vụ thuộc khu vực phong tỏa trên đường Hồ Văn Đại, P.Quang Vinh, TP.Biên Hòa.
Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân, nhân viên trong khu vực cách ly trước khi hết thời hạn cách ly thuộc quy định của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Lực lượng chức năng phun thuốc khử trùng tuyến đường Hồ Văn Đại trong ngày phong tỏa, cách ly tuyến đường này.
Trước đó, Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Phan Chí Cường đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan về công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các hộ dân, nhân viên phục vụ trên đường Hồ Văn Đại. Lãnh đạo thành phố giao UBND P.Quang Vinh bố trí nhân sự tiến hành thông báo trước cho các hộ dân trên tuyến đường Hồ Văn Đại về thời gian, cách thức tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Sau khi tuyến đường Hồ Văn Đại được dỡ bỏ phong tỏa, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động, thông báo đến các tiểu thương kinh doanh tại chợ Cây Chàm, khu vực xung quanh, điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống có tập trung đông người, địa điểm kinh doanh của Công ty Bách Hóa Xanh và Công ty Vinmart trên tuyến đường Hồ Văn Đại hỗ trợ, tiếp tục tạm ngưng hoạt động đến hết ngày 31-8 để đảm bảo các điều kiện trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19.
TP.Biên Hòa quyết định phong tỏa đường Hồ Văn Đại vào lúc 12 giờ trưa ngày 4-8 vì đây là nơi sinh sống của 2 vợ chồng bác sĩ nhiễm Covid-19. Việc phong tỏa tuyến đường này nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, hạn chế mức thấp nhất dịch bệnh lây lan ra cộng đồng (nếu có). Thời gian cách ly là 14 ngày kể từ ngày phong tỏa.
Tình nguyện viên chống dịch COVID-19: Vào hiểm nguy tìm 'bài học lịch sử' Hơn 200 tình nguyện viên đến từ 4 trường ĐH có đào tạo ngành y - dược trên địa bàn TP Đà Nẵng đăng ký làm việc lâu dài tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn, vừa góp một tay chống dịch, vừa mong nhận lại những bài học quý giá cho nghề nghiệp. Chuyên gia từ Bộ Y tế hướng dẫn sinh...