Vaccine chìa khóa của 5 quốc gia đang mở cửa trở lại
Mở cửa trở lại và chấp nhận sống chung an toàn với COVID-19 – Đó là lựa chọn của một số nước để thoát khỏi đại dịch hiện nay thay vì chờ đến lúc đại dịch kết thúc, điều chưa thể nói trước được vào thời điểm hiện nay.
Đan Mạch, Singapore, Thái Lan, Nam Phi và Chile đang đi theo hướng này, trong đó vaccine là “chìa khóa” mở cửa.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ishoj, Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN
Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ các biện pháp hạn chế từ ngày 10/9. Giới chức Đan Mạch nhấn mạnh rằng COVID-19 không còn là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với xã hội”. Người dân Đan Mạch hiện có thể đến các hộp đêm và địa điểm ăn uống mà không cần xuất trình “hộ chiếu Covid”, sử dụng phương tiện giao thông công cộng mà không cần đeo khẩu trang và có thể tụ tập đông người mà không bị hạn chế về số người có mặt. Có thể nói, về cơ bản Đan Mạch đã trở về cuộc sống thường nhật trước đại dịch.
Chìa khóa thành công của Đan Mạch một phần nằm ở việc triển khai tiêm chủng. Theo ghi nhận của Our World in Data, tính đến ngày 13/9, hơn 74% người dân Đan Mạch đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Dù vậy, chính phủ Đan Mạch không hề tự mãn. Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke dù cho rằng “đại dịch đã được kiểm soát”, nhưng vẫn cảnh báo “chúng ta chưa thoát khỏi đại dịch” và “chính phủ sẽ không ngần ngại hành động nếu đại dịch một lần nữa đe doạ các chức năng quan trọng của xã hội”.
Tại Đông Nam Á, với 81% dân số đã được tiêm đủ liều vaccine, Singapore đã thúc đẩy “Chiến lược không COVID-19″. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh vẫn hiện hữu khiến nhà chức trách Singapore hồi tháng 6 thông báo có kế hoạch hướng tới việc sống chung với COVID-19 thông qua việc kiểm soát các đợt bùng phát dịch bằng vaccine và theo dõi các ca nhập viện.
Video đang HOT
Nước này đã bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế vào tháng 8, cho phép những người đã được tiêm đủ liều vaccine được dùng bữa tại các địa điểm ăn uống và cho phép tụ họp tối đa 5 người. Mặc dù vậy, sự gia tăng số ca mắc do biến thể siêu lây nhiễm Delta đã gây áp lực lên mô hình sống chung với dịch mà Singapore theo đuổi. Các quan chức đã cảnh báo vào tuần trước rằng có thể tái áp đặt các biện pháp hạn chế nếu đợt bùng phát dịch mới không được khống chế. Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Singapore cho biết sẽ nỗ lực ngăn chặn dịch bùng phát bằng cách đẩy mạnh truy vết tiếp xúc, khoanh vùng các ổ dịch và và thường xuyên xét nghiệm những người có nguy cơ cao.
Dịch vụ xe buýt tham gia chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi và nhóm người dễ bị tổn thương tại Bangkok, Thái Lan1. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Thái Lan có kế hoạch mở cửa trở lại thủ đô Bangkok và các điểm đến chính cho khách nước ngoài vào tháng tới trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang nỗ lực phục hồi hoạt động thương mại du lịch thiết yếu bất chấp số ca lây nhiễm gia tăng. Người phát ngôn chính phủ Thanakorn Wangboonkongchan cho biết các điểm đến như Bangkok, Hua Hin, Pattaya và Chiang Mai sẽ được bổ sung vào danh sách triển khai chương trình kích cầu du lịch, trong đó khách du lịch đã tiêm đủ vaccine và tiến hành một loạt xét nghiệm có thể được đến thăm các địa điểm này. Chương trình này đang được áp dụng tại các đảo Samui và Phuket, nơi 70% người dân địa phương được yêu cầu tiêm đủ vaccine. Mặc dù vậy, chiến dịch tiêm chủng tại Thái Lan đang tụt hậu so với các nước láng giềng. Theo Our World in Data, tính tới ngày 13/9, chưa tới 18% người dân Thái Lan đã được tiêm đủ liều và 21% người được tiêm một mũi vaccine.
Trong khi đó, tại Nam Phi, nước này đã bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế khi tỷ lệ lây nhiễm trong nước có xu hướng giảm. Theo đó, giờ giới nghiêm ban đêm trên toàn quốc đã được rút ngắn từ 23h đêm đến 4h sáng; các cuộc tụ họp ở trong nhà được phép tối đa 250 người và ngoài trời là 500 người. Tuy nhiên, Tổng thống Cyril Ramaphosa ngày 12/9 đã cảnh báo rằng đợt lây nhiễm thứ ba do biến thể Delta vẫn chưa kết thúc, song nước này hiện vẫn có đủ vaccine để tiêm cho những trưởng thành. Ông khuyến khích mọi người đi tiêm phòng và tuân thủ các biện pháp hạn chế còn lại để cho phép quốc gia quay trở lại cuộc sống bình thường.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Santiago, Chile. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Nam Mỹ, Chile được quốc tế đánh giá cao về chiến dịch quảng bá tiêm chủng thuận lợi. Thống kê mới nhất của chính phủ, gần 87% người Chile đủ điều kiện đã được tiêm đủ liều vaccine. Giới chức y tế nước này cũng đã cho phép tiêm vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên từ ngày 13/9.
Bất chấp nguy cơ do biến thể Delta gây ra, chính phủ liên bang ngày 15/9 đã công bố một số bước đi nhằm phục hồi ngành du lịch, theo đó mở cửa cho khách du lịch nước ngoài từ ngày 1/10. Người nước ngoài không cư trú sẽ có thể nhập cảnh với điều kiện đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết và cách ly trong 5 ngày kể từ khi đến.
Đan Mạch cho phép người dân tự lựa chọn về vaccine của AstraZeneca
Giới chức y tế Đan Mạch ngày 19/4 thông báo người dân có thể tự lựa chọn việc tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ishoj, Đan Mạch, ngày 27/12/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tuần trước, Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên ngừng hoàn toàn việc tiêm vaccine của AstraZeneca do nguy cơ tiềm ẩn của việc xuất hiện cục máu đông hiếm gặp.
Cùng ngày, Hàn Quốc cho biết sẽ nhập thêm khoảng 7 triệu liều vaccine AstraZeneca trong tháng 5 đến tháng 6 tới, đủ tiêm cho khoảng 3,5 triệu người dân.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết 7 triệu liều vaccine AstraZeneca được chuyển tới nước này trong tháng 5 và tháng 6 là hai lô vaccine đầu tiên được cung cấp theo hợp đồng trực tiếp giữa tập đoàn dược phẩm Anh-Thụy Điển và chính quyền Seoul nhằm tiêm vaccine cho 10 triệu người.
Theo thông báo của Chính phủ Hàn Quốc, vaccine của AstraZeneca sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng vaccine được triển khai trên toàn quốc vào cuối tháng 6, với mục tiêu tiêm vaccine cho 12 triệu trong tổng số 52 triệu người dân. Trước đó, Hàn Quốc cam kết đảm bảo lượng vaccine đủ tiêm cho 79 triệu người, cao hơn so với tổng dân số nước này.
Trong khi đó, Australia cũng lên kế hoạch đẩy nhanh việc tiêm chủng cho những người trên 50 tuổi sau khi khuyến cáo những người dưới 50 tuổi không nên sử dụng AstraZeneca do lo ngại nguy cơ máu đông.
Phát biểu với báo giới ngày 19/4, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết tại cuộc họp nội các, các quan chức nước này đã nhất trí thúc đẩy việc tiêm vaccine cho những người trên 50 tuổi, không chỉ là những người làm việc trên tuyến đầu, người già, người khuyết tật và người có bệnh lý nền. Dự kiến, chính phủ sẽ thông qua chính thức việc tiêm phòng vaccine cho những người trên 50 tuổi vào ngày 22/4 tới. Bên cạnh đó, giới chức nước này cũng đồng ý thiết lập các điểm tiêm chủng trong bối cảnh nguồn cung vaccine tăng.
Việc triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Australia đã ảnh hưởng nghiêm trọng do nguồn cung ở châu Âu trì trệ và những lo ngại vaccine AstraZeneca có liên quan đến nguy cơ máu đông.
Cho đến nay, Australia đã tiêm 1,59 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. Australia cũng đã đặt thêm vaccine của Pfizer, song các lô hàng này dự kiến sẽ được chuyển tới vào quý IV.
Twitter tạm khóa tài khoản của Hạ nghị sỹ Mỹ Ngày 20/7, mạng xã hội Twitter thông báo đã tạm khóa tài khoản của Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Marjorie Taylor Greene vì những bài đăng vi phạm chính sách chống tin sai, tin giả về dịch COVID-19 trên mạng xã hội. Hạ nghị sỹ Mỹ Marjorie Taylor Greene tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 15/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Trong...