Vắc xin phòng COVID-19 không ảnh hưởng tới sữa mẹ
Những phụ nữ đang cho con bú lo ngại về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 ảnh hưởng tới con của họ giờ đây có thể yên tâm dựa vào kết quả nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí JAMA Pediatrics.
Theo Tạp chí JAMA Pediatrics, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, San Francisco (Mỹ) cho biết: “mRNA liên quan tới vắc xin (như vắc xin của Moderna và Pfizer) không được phát hiện thấy trong 13 mẫu sữa thu thập từ 4 đến 48 giờ sau khi tiêm phòng COVID-19 ở 7 bà mẹ đang cho con bú”.
Trong khi cần một thử nghiệm lớn hơn để xác nhận đầy đủ kết quả này, các nhà khoa học xác nhận: “nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng ban đầu quan trọng để củng cố các khuyến nghị hiện nay rằng mRNA liên quan đến vắc-xin không được truyền sang trẻ sơ sinh, vì vậy các bà mẹ không phải lựa chọn giữa việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay cho con bú”.
Tiêm chủng phòng COVID-19 cho bà mẹ đang cho con bú là an toàn.
Video đang HOT
Tiến sĩ nhi khoa Michael Grosso, Chủ nhiệm khoa nhi tại Bệnh viện Huntington, New York (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết: “Kết quả nghiên cứu này đã giải quyết một câu hỏi quan trọng về tính an toàn, vì phụ nữ đang cho con bú không được đưa vào các thử nghiệm về vắc xin phòng COVID-19″. Ông giải thích thêm: “Để vắc xin có thể gây ra tác hại thông qua sữa mẹ, cần phải hội tụ đủ 3 điều kiện, bao gồm: Đầu tiên, một số thành phần của vắc-xin sẽ phải xuất hiện trong sữa mẹ. Thứ hai, các chất này sẽ cần được hấp thụ vào hệ thống cơ thể của em bé. Cuối cùng, nếu có sự hiện diện và được hấp thụ vào cơ thể em bé, các chất này cần phải có tác động gây hại đối với cơ thể”.
Theo Grosso, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng không có bất kỳ điều kiện nào nêu trên diễn ra và kết quả nghiên cứu mới này đã xác nhận điều đó. Ông cho biết thêm: “Trong quá khứ, nhiều loại vắc xin khác đã được tiêm cho các bà mẹ đang cho con bú và hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng gây hại”.
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Stephanie Gaw, Khoa Sản phụ khoa và Khoa học Sinh sản thuộc Đại học California, San Francisco. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích bằng công nghệ cao, chi tiết các thành phần trong sữa mẹ của 7 bà mẹ đang cho con bú có độ tuổi trung bình 38 tuổi. Mỗi bà mẹ này đã được tiêm 2 liều vắc-xin Pfizer hoặc Moderna. Các mẫu sữa mẹ được kiểm tra phân tích trong vòng 48 giờ sau khi thu thập. Kết quả, không tìm thấy dấu vết của mRNA liên quan vắc-xin trong bất kỳ mẫu sữa nào.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu một lượng nhỏ mRNA, nhỏ tới mức các xét nghiệm phân tích của họ không thể phát hiện ra, bằng cách nào đó đã đi vào sữa mẹ thì vật chất di truyền này cũng sẽ bị phân hủy bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Họ cũng cho biết Tổ chức Y tế Thế giới và Học viện Y học nuôi con bằng sữa mẹ Hoa Kỳ đều ủng hộ quan điểm tiêm chủng phòng COVID-19 cho bà mẹ đang cho con bú là an toàn.
Đang trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và cho con bú, có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19?
Phụ nữ có cấu tạo cơ thể rất phức tạp để phục vụ cho việc sinh nở, do đó, họ cũng có nhiều thắc mắc hơn đối với việc tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhất là trong những thời kỳ đặc biệt như kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú.
Vì phải đảm nhiệm trọng trách lớn lao là mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời có cấu tạo cơ thể, có kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên phụ nữ tất yếu cũng có nhiều băn khoăn, thắc mắc hơn đối với việc tiêm vắc xin phòng Covid-19. Dẫu biết rằng tiêm vắc xin là cách phòng tránh nguy cơ bị lây nhiễm bệnh hiệu quả nhất trong thời điểm hiện tại nhưng nếu bạn đang trong một thời kỳ đặc biệt như kỳ kinh nguyệt, mang thai hay cho con bú thì liệu có thể tiêm vắc xin được hay không?
Đó là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ trong thời điểm hiện tại. Giải đáp thắc mắc này, Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam đã cung cấp thông tin như sau:
Trước hết, chúng ta cần biết rằng không có bằng chứng khoa học về việc vắc xin ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới hay nữ giới. Vắc xin Covid-19 không thể can thiệp đến hoạt động của cơ quan sinh sản. Vì vậy, bạn hãy yên tâm rằng vắc xin Covid-19 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
Đối với các bạn nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, không có lý do gì để không tiêm vắc xin.
Chị em đang mang thai cần biết rằng khi mang thai, bạn có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, nhưng hiện tại có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin phòng Covid-19 trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin nếu lợi ích của nó lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 (ví dụ: cán bộ y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (đang mắc bệnh nền) nên tư vấn với bác sĩ để cân nhắc việc tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Tôi đang cho con bú, có nên tiêm vắc xin hay không? Câu trả lời là có! Phụ nữ sau sinh và bà mẹ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin, vắc xin an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy, bạn không cần phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm vắc xin.
Nguồn và ảnh: World Health Organization Viet Nam
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 Bộ Y tế vừa có Quyết định số 3348/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Ảnh minh họa Theo đó, viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp sau tiêm vắc xin là biến chứng hiếm gặp, được ghi nhận sau khi tiêm hầu hết các loại vắc xin Covid-19...