Vắc xin ngừa bệnh… quên
Một liều vắc xin ngăn ngừa tình trạng quên trước quên sau? Viễn cảnh đó đang trở nên khả thi hơn bao giờ hết sau khi vắc xin ngừa quên hoạt động hiệu quả trên động vật.
Suy giảm trí nhớ đang là nỗi khổ của nhiều nguời trên khắp hành tinh – SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Texas (Mỹ) đã thử nghiệm vắc xin trên chuột, khỉ, thỏ và phát hiện vắc xin đã thúc đẩy cơ thể sản sinh kháng thể để ngăn ngừa việc hình thành 2 loại protein ở não: amyloid và tau, vốn là thủ phạm gây ra bệnh Alzheimer. Đây là căn bệnh phổ biến nhất gây suy giảm trí nhớ, chủ yếu ở người lớn tuổi.
Các kết quả khả quan từ cuộc thí nghiệm khiến các nhà khoa học đang rất hồ hởi về bước tiếp theo: thử nghiệm trên người.
Số lượng bệnh nhân suy giảm trí nhớ có thể được cắt giảm đến phân nửa một khi loại vắc xin này được đưa vào sử dụng ở người, theo đánh giá từ nhóm nghiên cứu.
Tác dụng không chỉ là ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ mà còn là ngăn ngừa tử vong, bởi một khi 2 loại protein kể trên hình thành, trở thành nhiều mảng bám trong não, chúng có thể làm bệnh nhân thiệt mạng.
Video đang HOT
Trong cuộc thí nghiệm trên động vật, vắc xin đã ngăn chặn việc hình thành 2 loại protein một cách an toàn, theo thông tin từ Tạp chí Nghiên cứu và trị liệu Alzheimer hôm 25.11.
Trong khi đó, các cuộc thử nghiệm tương tự trước đây cho thấy vắc xin ngăn ngừa Alzheimer khác gây viêm não hoặc không mang lại hiệu quả cao.
Theo thanhnien
Sự thật về vắc xin phòng bệnh cúm
Vào mùa cúm, vắc xin là một dấu hỏi lớn về hiệu quả của nó. Nói cách khác là liệu chủng cúm trong vắc xin có thật sự phù hợp với cơ thể? Và nó có luôn là một trò chơi đoán mò, chứ không có câu trả lời chính xác?
Vắc xin chỉ có hiệu lực ngắn hạn
Theo Bác sĩ Ann Falsey, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y khoa Đại học Rochester, các kháng thể sẽ lên đến đỉnh điểm sau 4 đến 6 tuần sau khi tiêm vắc xin phòng cúm và sẽ từ từ giảm xuống trong 6 tháng tiếp theo.
Do đó, BS Ann khuyên mọi người nên tiêm phòng cúm vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 để được bảo vệ khỏi những tháng cúm mùa đông.
Vắc xin chỉ có giá trị trong năm lưu hành dịch
Các chuyên gia sẽ theo dõi các sự lưu hành của dịch cúm ở Nam bán cầu để dự đoán sự lưu hành ở bán cầu Bắc như thế nào. Sau đó, các nhà sản xuất vắc xin sẽ bắt đầu tiến hành sản xuất trước vài tháng của đại dịch.
"Họ phải ước tính sao cho phù hợp và chọn loại họ nghĩ sẽ có thể lưu hành. Hầu hết thời gian họ xác định được chính xác, tuy nhiên đôi khi cũng có những trường hợp rủi ro bởi bệnh cúm có thể bị đột biến", BS Ann nói.
Trên thực tế, theo thông báo tổ chức Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong tháng 8/2018, vắc xin phòng cúm năm ngoái bị giảm hiệu quả xuống còn khoảng 36% và không còn phù hợp với mùa cúm năm nay. Và vắc xin của mùa này đã được cập nhật để phù hợp hơn với loại vi rút đang lưu hành.
Vắc xin bảo vệ 50 - 60% là đã rất tốt rồi!
"Mọi người đều muốn vắc xin có thể ngăn ngừa truyền nhiễm hoàn toàn 100%, nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Nói chung, nếu vắc xin đạt hiệu quả 50 - 60% là đã rất tốt rồi", BS, Falsey cho biết.
Không chỉ ngăn chặn một số chủng cúm, nó còn làm giảm các biến chứng liên quan đến cúm, bao gồm cả nhập viện và tử vong.
Vắc xin dạng xịt chỉ phù hợp với 1 số cá nhân
Theo CDC, vắc xin cúm dạng xịt mũi chỉ phù hợp với một số cá nhân và thậm chí loại vắc xin này cũng mất khả năng bảo vệ sau khoảng 1-2 năm nếu lạm dụng thuốc.
Ưu tiên tiêm chủng tại trường học
Chỉ cần 1 đứa trẻ mắc bệnh là hàng chục hay hàng trăm người khác mắc bệnh theo. Do đó, vắc xin phòng cúm luôn được khuyến khích tiêm trong trường học.
CDC khuyến cáo rằng tất cả các đối tượng, từ 6 tháng tuổi trở lên nếu không bị dị ứng với vắc xin phòng cúm thì nên đi tiêm ngừa. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người lớn tuổi, những người có xu hướng bị biến chứng ngày càng nặng hơn khi nhiễm cúm, cũng như ở những người mắc bệnh mãn tính hay đang mang thai.
Hồ Tiên
Theo Health
Trị viêm đại tràng bằng cấy ghép phân mang lại hiệu quả cao Một trong những giải pháp mới trị bệnh viêm đại tràng do liệu pháp miễn dịch gây ra là cấy ghép phân người hay cấy ghép vi sinh vật (FMT), trang tin The-scientist.com (TSC) của Mỹ trung tuần tháng 11 cập nhật. Cấy ghép phân - giải pháp hứa hẹn trong việc điều trị chứng viêm đại tràng TSC trích dẫn nghiên cứu...