Vắc xin COVID-19 mới được phê duyệt khác hai loại trước ra sao?
Ngày 30-12, Anh cấp phê duyệt cho vắc xin phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) và sẽ cho tiêm chủng rộng rãi từ ngày 4-1-2021. Vắc xin này khác gì hai loại đã được phê duyệt trước đó?
Anh cấp phê duyệt cho vắc xin phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca và Đại học Oxford – Ảnh: REUTERS
Theo các dữ liệu ban đầu từ 30 trong số 5.807 người được tiêm hai liều vắc xin so với 101 trong số 5.829 người được tiêm giả dược, hiệu lực ngăn ngừa bệnh COVID-19 của vắc xin do AstraZeneca – Đại học Oxford phát triển là 70,4%.
Con số này thấp hơn so với 95% của vắc xin của Pfizer – BioNTech và Moderna.
Theo cơ quan quản lý Thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Vương quốc Anh (MHRA), hiệu lực sau khi tiêm một liều bất kỳ được chốt ở mức 52,7% và có thể lên đến 73% sau 22 ngày tiêm mũi đầu tiên. Mũi tiêm nhắc lại nên trong vòng từ 4-12 tuần sau liều đầu tiên, và hiệu quả bảo vệ lên đến 80% trong khoảng thời gian 3 tháng giữa hai lần tiêm.
Video đang HOT
Trước đó, nhiều người lo ngại về hiệu lực của vắc xin AstraZeneca sau khi công ty thừa nhận có sơ suất trong quá trình thử nghiệm. Theo đó những người tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đã vô tình nhận những liều vắc xin khác nhau. Cụ thể, một số chỉ được tiêm nửa liều, và sau đó lại nhận một liều đầy đủ, họ được bảo vệ đến 90%. Trong khi đó, những người nhận được hai liều đầy đủ chỉ được bảo vệ 62%.
Một quan chức của Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết trên Reuters: “Sự hoang mang là do có sai lầm. Sai lầm đã làm cho bộ dữ liệu lâm sàng của AstraZeneca bị phức tạp hơn nhiều so với vắc xin của Moderna và Pfizer. Nhưng trên hết, hiệu lực của vắc xin này thấp hơn”.
Tuy nhiên, yếu tố hiệu lực có thể bù đắp bằng các thuận lợi về công nghệ, giá cả và khâu hậu cần liên quan.
Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca sử dụng một phiên bản sửa đổi của virus cảm lạnh thông thường ở tinh tinh để chỉ thị cho các tế bào chống lại virus mục tiêu, tạm gọi là cách truyền thống.
Phương pháp này khác với công nghệ mới mà Pfizer-BioNTech và Moderna triển khai trên vắc xin của họ là công nghệ RNA thông tin (mRNA). Công nghệ này dạy các tế bào của chúng ta cách tạo ra một protein – hay một m ảnh protein – kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể để tạo ra các kháng nguyên bảo vệ nếu bị virus tấn công.
Vắc xin của AstraZeneca chỉ có giá vài USD cho một liều và sẽ được bán không vì mục tiêu lợi nhuận trong khi giá của vắc xin Pfizer là từ 18,4 đến 19,5 USD/liều. Vắc xin của Moderna, đã được phê duyệt ở Mỹ, có giá lên đến 37 USD/liều.
Ngoài ra, vắc xin của AstraZeneca không cần bảo quản bằng tủ âm sâu như vắc xin Pfizer-BioNTech và hiện đã được sản xuất hàng triệu liều, sẵn sàng triển khai ngay.
Loại vắc xin này có thời hạn sử dụng đến 6 tháng khi bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường, trong khi hạn sử dụng của vắc xin Pfizer-BioNTech là 5 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh thường. Còn vắc xin của Moderna cần bảo quản ở nhiệt độ âm 20 độ C và chỉ sử dụng được trong 30 ngày nếu giữ trong tủ lạnh thông thường.
Vì những yếu tố về giá và hậu cần, vắc xin AstraZeneca có thể là hi vọng cho các nước đang phát triển rất cần vắc xin. Dù sao đi nữa, thay vì chờ một giải pháp hoàn hảo, vừa rẻ vừa tốt, các nước có thể chấp nhận những giải pháp phù hợp, vừa túi tiền tại thời điểm này.
Theo hãng tin Reuters, ngay trong ngày 30-12, El Salvador đã phê duyệt khẩn cấp cho sử dụng vắc xin của AstraZeneca – Đại học Oxford ở nước này.
Cơ quan chức năng Ấn Độ cũng đang thảo luận về việc cấp phép khẩn cấp cho vắc xin AstraZeneca.
Cơ quan Y tế Anh cho biết người dân sẽ không được lựa chọn họ muốn loại vắc xin nào một khi tham gia chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, do đã có nhiều loại vắc xin hiện được cấp phép, cơ quan chức năng các nước trên thế giới có thể chọn cho đối tượng nào tiêm vắc xin nào, một số nhóm tuổi có thể cần loại vắc xin hiệu lực cao.
Philippines đặt mua 2,6 triệu liều vaccine Covid-19
Philippines ký hợp đồng mua 2,6 triệu liều vaccine Covid-19 do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca hợp tác nghiên cứu sản xuất.
Jose Concepcion, cố vấn kinh doanh của chính phủ Philippines, hôm nay cho biết các công ty ở nước này sẽ đứng ra mua số liều vaccine trên và tặng lại một nửa cho chính phủ.
Concepcion nói thêm lô vaccine đặt mua có thể tới Philippines vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau và có thể được tiêm cho khoảng 1,5 triệu người. Các công ty tư nhân ở nước này cũng đang đàm phán với AstraZeneca, hãng được đa quốc gia Anh - Thụy Điển có trụ sở chính tại Cambridge, Anh, để mua thêm một triệu liều vaccine.
Một ống được dán nhãn vacine đặt trước logo AstraZeneca hôm 9/9. Ảnh: Reuters.
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford trước đó được hãng công bố hiệu quả 70-90% tùy liều lượng. Vaccine có thể đạt mức bảo vệ 90% nếu sử dụng liều 1,5 mũi và 70% trong liệu trình hai mũi.
Chính phủ Philippines trước đó từng đàm phán với một số nhà sản xuất vaccine Covid-19 tiềm năng, đến từ Mỹ, Nga và Trung Quốc. Tổng thống Philippines Duterte hồi tháng 9 cho biết sẽ ưu tiên mua vaccine Covid-19 do Nga và Trung Quốc sản xuất, bởi họ không yêu cầu tiền đặt trước.
Philippines đang là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á với hơn 420.000 ca nhiễm và hơn 8.200 ca tử vong do nCoV. Tình hình dịch tại nước này đã cải thiện gần đây và các lệnh cấm cũng được nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế.
Khởi kiện vì gặp phản ứng phụ sau thử nghiệm vaccine COVID-19 Một người đàn ông Ấn Độ tham gia thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca đã đâm đơn kiện, cho rằng mình gặp phải "tác dụng phụ nghiêm trọng" sau khi được tiêm vaccine. Vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm đa quốc gia AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển. Ảnh: Reuters Theo kênh truyền hình RT, nguyên đơn...