Vắc xin Covid-19 giúp Mỹ xoay chuyển tình thế sau “những ngày tăm tối”
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên quy mô lớn giúp Mỹ gặt hái được nhiều thành tựu sau chuỗi ngày quay cuồng đối phó với đại dịch Covid-19.
Cuộc sống tại Mỹ đang dần trở lại bình thường. Bãi biển kín người ở Nam Carolina, Mỹ ngày 29/5 (Ảnh: AP).
Nhiều nhà dịch tễ học từng dự đoán, kỳ nghỉ tưởng niệm Ngày Chiến sĩ trận vong (31/5) năm nay sẽ là phép thử lớn đầu tiên về hiệu quả của việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Mỹ.
Năm ngoái, việc mở cửa trở lại một số khu vực tại Mỹ trước kỳ nghỉ này đã dẫn tới làn sóng Covid-19 lần hai. Số người nhập viện tăng vọt vào cuối tháng 6, tiếp đó là sự gia tăng liên tục về số ca tử vong sau tuần đầu tiên của tháng 7. Năm 2020, Mỹ từng là tâm chấn của đại dịch toàn cầu với hàng nghìn người chết mỗi ngày.
Năm nay, các nhà dịch tễ học và giới chức y tế hy vọng, dù hàng triệu người Mỹ sẽ đi du lịch vào cuối tuần và các biện pháp chống dịch được nới lỏng trên diện rộng, số ca nhiễm mới, nhập viện và tử vong vẫn sẽ được duy trì ở mức thấp khi Mỹ tiếp tục chương trình tiêm chủng vắc xin.
“Trước đây chúng ta từng ghi nhận số ca nhiễm tăng lên sau những ngày nghỉ cuối tuần, nhưng chưa khi nào chúng ta có gần một nửa số người trưởng thành ở Mỹ được tiêm chủng và bảo vệ trước virus như bây giờ”, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky cho biết.
Tuy nhiên, bà Walensky cảnh báo virus vẫn là mối nguy hiểm đối với những người chưa được tiêm chủng. Bà kêu gọi những người chưa tiêm vắc xin Covid-19 nhanh chóng tiêm chủng và trong thời gian chờ tiêm, cần tiếp tục đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội.
Theo Wall Street Journal , gần 2 triệu người Mỹ đã đi máy bay khắp đất nước trong đợt nghỉ lễ lần này. Kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát, đây là lần có số người Mỹ đi máy bay nhiều nhất.
Một giai đoạn mới của đại dịch Covid-19 tại Mỹ đang bắt đầu, khi nhiều người Mỹ lên kế hoạch du lịch hè và nhiều bang nới lỏng các biện pháp hạn chế cho doanh nghiệp cũng như quy định về việc tụ tập đông người.
Theo nghiên cứu của Quỹ Kaiser Family, tổng cộng 34 bang đã mở cửa trở lại hoàn toàn và 16 bang đang trong quá trình nới lỏng các biện pháp hạn chế. 32 bang không còn yêu cầu đeo khẩu trang. Tại 36 bang, các cơ sở kinh doanh không thiết yếu đã hoạt động trở lại.
Video đang HOT
“Nếu không có sự gia tăng đột biến (số ca nhiễm), đó là một tin rất tốt, cho thấy chiến lược tiêm chủng quốc gia đang phát huy hiệu quả và chúng ta đã giảm số người dễ bị nhiễm bệnh trên cả nước xuống mức an toàn”, Philip Landrigan, nhà dịch tễ học, giám đốc Chương trình Y tế Cộng đồng Toàn cầu và Lợi ích Chung tại Đại học Boston, nhận định.
Tuy nhiên, chuyên gia Landrigan cho biết tác động tiềm tàng của hoạt động đi lại và tụ tập trong kỳ nghỉ tưởng niệm Ngày Chiến sĩ trận vong sẽ không xuất hiện cho tới 14-21 ngày sau.
Các nhà dịch tễ học cũng đang dự đoán tình hình dịch bệnh trong dịp lễ Quốc khánh Mỹ (4/7). Kỳ nghỉ này kết hợp với thời tiết được dự đoán sẽ nóng hơn, khiến nhiều người ở trong nhà và sử dụng máy lạnh nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ lây lan virus cao hơn.
“Đây chắc chắn là phép thử đầu tiên, nhưng chúng ta sẽ không biết tác động như thế nào trong 3-4 tuần tới – thời điểm gần ngày 4/7. Đó thậm chí còn là phép thử lớn hơn”, giáo sư Vikas Parekh tại Đại học Michigan nhận định.
Khuyến khích tiêm chủng
Chiến dịch tiêm chủng giúp Mỹ kiểm soát dịch Covid-19 (Ảnh: Getty).
Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, trong ngày 31/5, số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày trên toàn nước Mỹ đã giảm xuống dưới 20.000 ca, lần đầu tiên kể từ ngày 31/3/2020. Số ca tử vong cũng ở gần mức thấp kỷ lục và hơn một nửa số người trưởng thành tại Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ.
“Triển vọng chống dịch của Mỹ tiếp tục được cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều người chưa được tiêm chủng, do vậy chưa thể hoàn toàn yên tâm”, Ajay Sethi, phó giáo sư tại Đại học Wisconsin – Madison, cho biết.
Sethi cho biết ông sẽ không ngạc nhiên nếu thấy số ca nhiễm gia tăng trong các cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nhưng dự đoán Mỹ sẽ không ghi nhận số ca nhiễm tăng lên như vào mùa hè năm ngoái.
Theo dữ liệu mới nhất của CDC, 51,7% số người trưởng thành ở Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ. Nhiều chuyên gia y tế cộng đồng cho biết, tỷ lệ trên 40% dân số được tiêm chủng là ngưỡng quan trọng trong việc kiểm soát virus.
Rajesh Nandy, phó giáo sư thống kê sinh học và dịch tễ học tại Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Bắc Texas ở Fort Worth, cho biết tỷ lệ tiêm chủng hiện tại và tổng số ca nhiễm mới cho thấy Mỹ đã gần đạt được miễn dịch cộng đồng về cơ bản.
“Căn cứ vào mức độ miễn dịch ước tính trên toàn quốc, tôi dự đoán sẽ không có sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm. Có thể số ca nhiễm vẫn tăng ở một số nơi như chúng ta đã thấy trong kỳ nghỉ mùa xuân, nhưng hiện tại chúng ta ở trong bối cảnh tốt hơn”, chuyên gia Nandy cho biết thêm.
Saskia Popescu, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm tại Đại học George Mason, cho rằng việc tiêm chủng, kết hợp với cơ sở hạ tầng y tế cộng đồng và chăm sóc y tế bớt quá tải, cũng cho phép ứng phó nhanh hơn nếu dịch bùng phát tại một số khu vực.
Theo Reuters , Tổng thống Joe Biden đã đưa ra hàng loạt sáng kiến mới để thúc đẩy người dân đi tiêm vắc xin, nhằm đạt được mục tiêu ít nhất 70% người trưởng thành tại Mỹ được tiêm ít nhất một mũi vắc xin trước ngày 4/7. Ông Biden hứa sẽ tặng bia cho người đi tiêm nếu Mỹ đạt được mục tiêu trên.
Các doanh nghiệp cũng dành nhiều ưu đãi cho những người tiêm vắc xin, như rút thăm trúng thưởng hay tặng bia miễn phí. Các công ty điều hành các giải đua xe, các đội bóng rổ tặng vé xem thi đấu miễn phí. Các hãng xe công nghệ cũng đưa đón miễn phí người đi tiêm vắc xin.
4 nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ gồm KinderCare, Learning Care Group, YMCA và Bright Horizons sẽ nhận trông giữ trẻ miễn phí khi cha mẹ đi tiêm. Các hiệu thuốc có dịch vụ tiêm vắc xin sẽ mở cửa 24 giờ vào các ngày thứ Sáu.
“Cần tất cả mọi người trên khắp đất nước chung tay để đưa chúng ta về đích”, ông Biden tuyên bố.
Nhiều nhà dịch tễ học nhận định số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày giảm xuống dưới 20.000 người là một tín hiệu đáng mừng, nhưng vẫn không nên mất cảnh giác.
“Ngày kết thúc đại dịch đã ở trong tầm mắt, nhưng chúng ta cần đảm bảo các mục tiêu tiêm chủng để có được bối cảnh thực sự an toàn”, Tiến sĩ Nandy nói.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...