Vắc xin công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới chống được biến thể Delta
Zydus, nhà sản xuất vắc xin COVID-19 đầu tiên dựa trên công nghệ ADN, cho biết loại vắc xin này cần phải tiêm 3 mũi và cho hiệu quả chống lại biến thể Delta khoảng 66%.
Vắc xin ZyCoV-D dự kiến sẽ được phân phối ngay trong tháng 9 tới – Ảnh chụp màn hình Zee News
Ngày 21-8, Zydus cung cấp thêm nhiều thông tin về vắc xin có tên ZyCoV-D sau khi được Cơ quan Quản lý dược phẩm Ấn Độ (DCGI) cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Đây là loại vắc xin dựa trên ADN đầu tiên trên thế giới và có thể được tiêm mà không cần kim tiêm.
Video đang HOT
“Hiệu quả của vắc xin COVID-19 do chúng tôi phát triển là hơn 66% và hiệu quả của nó đối với biến thể Delta là khoảng 66%”, trang Business Standard dẫn lời ông Sharvil Patel – một nhân sự cấp cao của Zydus – khẳng định.
“Chúng tôi đang cố gắng hết sức để triển khai loại vắc xin này càng sớm càng tốt. Các thông tin như giá sẽ được công bố vào tuần tới. Chúng tôi sẽ có giá sàn cho vắc xin nhưng giá cụ thể thì còn tùy thuộc vào số lượng mua, khả năng vận chuyển và công nghệ nữa”, ông Patel giải thích thêm.
Kết quả tạm thời từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III trên 28.000 tình nguyện viên cho thấy hiệu quả của ZyCoV-D là 66,6% đối với các trường hợp dương tính có triệu chứng được xác nhận bằng xét nghiệm RT-PCR.
Do sử dụng công nghệ dựa trên plasmid ADN nên ZyCoV-D có thể được điều chỉnh để đối phó với các đột biến mới của virus SARS-CoV-2, theo DCGI. Khi tiêm vào người, loại vắc xin này sẽ tạo ra các protein gai như của SARS-CoV-2 để kích thích cơ thể sinh miễn dịch, theo Bộ Công nghệ sinh học Ấn Độ.
“Quả thực là một kỳ tích quan trọng” – Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ca ngợi trên Twitter khi ZyCoV-D được cấp phép khẩn cấp.
Người chọn vắc xin ZyCoV-D cần được tiêm 3 mũi cách nhau 28 ngày. Đối tượng có thể tiêm là người trưởng thành và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Đây là loại vắc xin thứ 5 được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Ấn Độ, sau Covishield, Covaxin, Sputnik V và Moderna, theo báo The Hindu . Chương trình tiêm chủng của Ấn Độ vẫn phụ thuộc phần lớn vào hai loại vắc xin là Covishield và Covaxin, chiếm 90% số vắc xin đã tiêm.
Sự xuất hiện của biến thể Delta đã đẩy các hãng dược phẩm bước vào một cuộc đua mới. Tại Nga, Viện Dịch tễ học và vi sinh vật học Gamaleya đã nghiên cứu cải tiến vắc xin Sputnik V để tăng mức độ bảo vệ trước biến thể Delta.
Một số hãng dược khác khuyến cáo các nước tiêm tăng cường 1 liều vắc xin để duy trì mức độ hiệu quả của vắc xin trước biến thể Delta.
New Zealand hướng tới cách tiếp cận mới khi biến thể Delta bùng phát
Từng phòng chống dịch COVID-19 thành công trong một thời gian dài nhưng giờ đây New Zealand đang thừa nhận chiến lược tham vọng loại bỏ hoàn toàn virus "COVID zero" có thể không còn khả thi nữa khi mà một làn sóng dịch mới do biến thể Delta dễ lây lan đang bùng phát ở quốc gia châu Đại Dương này.
Một biển báo về quy định giãn cách xã hội nhằm chống dịch COVID-19 trên một tuyến phố ở Wellington, New Zealand ngày 17/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 21/8, Bộ trưởng phụ trách ứng phó dịch COVID-19 của New Zealand, Chris Hipkins cho biết có thêm 21 ca lây nhiễm mới liên quan ổ dịch được phát hiện ở Auckland hồi tuần trước, vốn đặt dấu chấm hết cho 6 tháng không có ca cộng đồng nào tại nước này đồng thời dẫn đến việc áp đặt phong tỏa trên toàn quốc. Theo Bộ trưởng Hipkins, bản chất dễ lây nhiễm của biến thể Delta khiến đợt bùng phát này khó kiểm soát hơn những đợt trước và đặt ra những câu hỏi lớn cho chiến lược loại bỏ hoàn toàn COVID-19. Phát biểu trên truyền hình TVNZ, quan chức này nhận xét: "Bất chấp những sự chuẩn bị, đề phòng ở mức độ tốt nhất thế giới, quy mô và tốc độ lây nhiễm của virus đang đặt hệ thống của chúng ta dưới áp lực lớn".
New Zealand được đánh giá là kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 khi chỉ có 24 ca tử vong trên tổng dân số 5 triệu dân, với sách lược tập trung vào loại bỏ virus khỏi cộng đồng dựa trên kiểm soát biên giới chặt chẽ cũng như phong tỏa mạnh tay khi phát hiện ca nhiễm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hipkins cho rằng có thể phải xem xét lại bởi biến thể Delta: "Delta không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng ứng phó trước đây trong đại dịch. Nó làm thay đổi tất cả, đồng nghĩa rằng mọi sự chuẩn bị của chúng ta hiện nay bắt đầu có vẻ không đầy đủ và đặt ra những câu hỏi thực sự lớn về tương lai của những kế hoạch dài hạn". Australia, quốc gia láng giềng với New Zealand, cũng theo đuổi chiến lược "COVID zero" và đang phải chứng kiến tình trạng số ca mới liên tục tăng cao bởi biến thể Delta.
Làn sóng dịch mới ở New Zealand đang làm nổi bật vấn đề chậm chạp tiêm chủng tại quốc gia này và đã có không ít chỉ trích chính phủ phần nào lơi lỏng sau thành công phòng chống dịch ban đầu. Mới chỉ khoảng 20% dân số New Zealand được tiêm chủng đủ liều, một trong những tỷ lệ thấp nhất ở các nước phát triển.
Thế giới ghi nhận 211,7 triệu ca mắc, 4,4 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 21/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 211.778.526 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.432.207 ca tử vong. Hơn 189.519.921 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn 17.826.398 người đang điều trị. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh,...