V-League trở lại: Viettel đối mặt lịch thi đấu dày như Man City
V-League 2021 trở lại đồng nghĩa với việc các CLB Việt Nam phải ra sân với mật độ rất dày, trong đó Viettel sẽ trải qua lịch thi đấu khắc nghiệt nhất do họ còn tham gia AFC Champions League.
Theo lịch thi đấu mới nhất mà VPF đã công bố, V-League 2021 sẽ trở lại với loạt trận đá bù vòng 3 vào giữa tháng 3 và sẽ thi đấu liên tục cho đến hết vòng 10 vào ngày 18/4. Với lịch này Viettel có trận đấu vòng 3 vào ngày 14/3 và có trận đấu sớm ở vòng 10 vào ngày 16/4. Như vậy đội bóng áo lính sẽ phải chơi 8 trận ở V-League 2021 trong vòng 33 ngày.
Quế Ngọc Hải và các đồng đội ở Viettel sẽ trải qua chuỗi trận đấu dày đặc không kém Man City.
Ngay sau đó, thầy trò HLV Trương Việt Hoàng phải lên đường sang quốc gia đăng cai bảng F AFC Champions League 2021 để tranh tài tại giải đấu hàng đầu châu lục. Tại đây, theo lịch thi đấu của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), đội ĐKVĐ V-League sẽ trải qua 6 trận đấu căng thẳng trong vòng 15 ngày từ 22/4 đến 7/5.
Như vậy, đội ĐKVĐ Viettel sẽ trải qua lịch thi đấu khắc nghiệt với tần suất 14 trận chỉ trong khoảng thời gian 54 ngày. Đây là lịch trình thi đấu thường chỉ thấy ở những đội bóng hàng đầu châu Âu mà gần nhất là trường hợp của Man City khi đội bóng đang dẫn đầu Ngoại hạng Anh trải qua 17 trận đấu trong vòng 60 ngày đầu năm 2021.
Video đang HOT
Nếu như Man City có lực lượng dày dặn với nhiều ngôi sao để có thể trải qua chuỗi trận dày đặc một cách dễ dàng với thành tích toàn thắng thì với Viettel, việc phải chơi 14 trận trong 54 ngày quả là thách thức rất lớn. Hiện tại, đội hình của ĐKVĐ V-League không quá dày và vẫn có độ chênh lệch giữa các cầu thủ đá chính với các cầu thủ dự bị.
Bên cạnh đó, những tuyển thủ ở ĐT Việt Nam tại Viettel như Tiến Dũng, Ngọc Hải, Trọng Hoàng, Hoàng Đức sau khi kết thúc chặng “tourmalet” nói trên sẽ còn phải lên tập trung thi đấu ở vòng loại World Cup 2022 nên chắc chắn thể lực sẽ bị bào mòn đáng kể./.
Viettel thành công từ nền móng đào tạo trẻ
Viettel đã lần đầu tiên vô địch V.League với lực lượng khá dày dặn. Bên cạnh những ngôi sao được chuyển nhượng đến Viettel, đội bóng áo đỏ vẫn đậm đặc tính màu cờ sắc áo với nhiều gương mặt trưởng thành từ chính lò đào tạo của mình.
Nền móng cho sự phát triển
Nếu nói về hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ HLV đông đảo, chất lượng cao của các lò đào tạo bóng đá Việt Nam thì không thể không nhắc đến Viettel. Có thể xét về độ nổi tiếng, thường xuyên "được lên báo" thì Viettel không bằng PVF hay HAGL nhưng về chất lượng cầu thủ nơi đây thì không hề kém cạnh.
Hằng năm, đội ngũ HLV của Viettel về từng địa phương để sơ tuyển và với chính sách đãi ngộ tốt, "đầu ra" được đảm bảo nơi đây đã trở thành thỏi nam châm hút các tài năng trẻ. Những năm gần đây, lò đào tạo Viettel luôn đóng góp số lượng cực lớn cầu thủ cho U16, U19, U21, U22 Việt Nam và cả ĐTQG.
Đặc biệt ở U22 Việt Nam từ năm ngoái đến nay có nhiều cầu thủ của Viettel góp mặt là Hoàng Đức, Đức Chiến, Danh Trung, Mạnh Dũng, Hữu Thắng... được gọi lên đội tuyển. Rồi trước đó, Tiến Dũng, Tiến Anh, Văn Hào, Trọng Đại, Văn Thiết đã rất nhiều lần được lên U19, U22 Việt Nam.
Đặc biệt ở sân chơi VCK U20 World Cup 2017, Viettel đóng góp 3 cầu thủ là Trọng Đại, Hoàng Đức và Văn Hào. Nói thế để thấy ở các cấp độ đội tuyển, "quân" Viettel rất thường xuyên được các HLV tin dùng bởi ngoài yếu tố bản lĩnh thì sự đa năng của các cầu thủ đến từ Viettel luôn có sức mê hoặc các thầy trên tuyển.
Chính nhờ quy trình đào tạo bài bản, thường xuyên cho đi đá các giải trẻ và hơn hết các cầu thủ trẻ Viettel đã biết phát huy bản lĩnh, sự đa dạng trong lối chơi từ các thế hệ đi trước của Thể Công đã giúp các gương mặt trưởng thành từ đội bóng áo đỏ khẳng định được chỗ đứng trên các cấp đội tuyển.
Trọng Đại (giữa) ăn mừng bàn thắng cảm xúc tại V.League 2020 Ảnh: Đức Cường
Đậm màu cờ sắc áo
Khi Viettel vô địch, rất nhiều người đã dành sự quan tâm lớn tới nhiều cầu thủ cũ của SLNA đang khoác áo đội bóng áo đỏ. Có thể những Ngọc Hải, Nguyên Mạnh, Khắc Ngọc hay Trọng Hoàng có tầm ảnh hưởng trong cách chơi của Viettel nhưng không vì thế mà vai trò của những cầu thủ trưởng thành từ chính lò đào tạo Viettel bị lu mờ.
Thậm chí, ở các vị trí xung yếu, "quân gốc" Viettel đều sắm vai trò quan trọng như hậu vệ là Duy Thường, Đức Chiến, tiền vệ Hoàng Đức, Trọng Đại hay Việt Phong đều đóng vai trò rất lớn.
Còn nhớ ở vòng 4 giai đoạn 2, Trọng Đại đã lập siêu phẩm từ cú sút xa ghi bàn duy nhất giúp Viettel thắng HL Hà Tĩnh đồng thời gia cố vị trí số 1 của đội nhà trên BXH. Hay ở vòng cuối cùng, từ đường chuyền của Hoàng Đức, Bruno đã ghi bàn ấn định chiến thắng cho Viettel để qua đó nâng cao chiếc cúp vô địch.
Bên cạnh đó, rất nhiều cầu thủ khác được đào tạo từ chính Viettel cũng có số trận đấu cực cao cho đội nhà ở mùa này. Chẳng hạn như Văn Hào (đá 16 trận), Quang Khải (14 trận), Việt Phong (14 trận), Văn Thiết (9 trận), Tiến Anh (8 trận), Văn Trâm (7 trận)... Nói thế để thấy tính màu cờ sắc áo, sự đóng góp, vai trò lớn từ các cầu thủ được đào tạo từ chính Viettel cao như nào trong chức vô địch của đội nhà.
GĐKT Juergen Gede mê hoặc với lò đào tạo Viettel
Đợt giữa năm vừa qua, khi đáo hạn hợp đồng với VFF, GĐKT Gede đã được rất nhiều Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ mời về làm việc nhưng cuối cùng ông thầy người Đức chọn Viettel làm điểm dừng chân của mình. Ông Gede rất ấn tượng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, nguồn tài chính mạnh của Viettel và quan trọng là lộ trình phát triển ở nơi đây khá rõ ràng.
HAGL núp trong cái bóng "đá cho vui" đến bao giờ? HAGL "đá cho vui" nên liên tục thất bại ở giai đoạn II V-League 2020, câu hỏi đặt ra là bao giờ đội bóng phố núi mới đá thật, đá vì người hâm mộ? HAGL kết thúc V-League 2020 ở vị trí thứ 7, tốt hơn 1 bậc so với mùa giải 2019 và 3 bậc so với mùa giải 2018. Nhưng đoàn...