V-League dời sang năm 2022: Khó chồng khó cho thầy Park
Tuyển Việt Nam và HLV Park Hang Seo sẽ ảnh hưởng nặng nề nếu V-League 2021 dời sang năm sau bởi áp lực về thời gian, cũng như nhiều khó khăn khác.
Không khả thi
Việc V-League 2021 muốn đá lại vào năm sau rõ ràng là tình huống bất khả kháng của VPF trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện tại.
Có thể thấy, VPF đối mặt với quá nhiều thách thức, thậm chí là thiếu tính khả thi nếu mùa giải 2021 tổ chức lại vào tháng 2/2022.
V-League kéo sang năm 2022 thực sự khó khả thi
Bởi như đã nói, ngoài gánh nặng kinh tế đè xuống các CLB thì ngay cả VPF cũng không thể “chắc ăn” với những khó khăn bất khả kháng là dịch bệnh.
Đặt giả sử, thời điểm 2/2022 dịch bệnh chưa ổn thỏa thì liệu rằng V-League 2021 sẽ thế nào chắc không cần phải nói thêm.
Không chỉ tự đưa mình vào tình thế bị động, V-League 2021 và mùa giải năm sau rất sát nhau khiến các đội bóng khó mà chuẩn bị tốt nhất về lực lượng, chuyên môn.
… và rất khó cho thầy Park
VPF khi đưa ra ý tưởng kéo mùa giải 2021 sang năm sau cũng là vì “né” các kế hoạch của tuyển Việt Nam, U23 Việt Nam ở giai đoạn vài tháng tới với lịch, giải đấu rất sát nhau.
Tuy nhiên, những tính toán của VPF trên thực tế cũng chỉ là vá víu, bởi cần biết năm 2022 tuyển Việt Nam, U23 Việt Nam cũng hoàn toàn không hề thảnh thơi với quá nhiều giải đấu dồn vào một chỗ.
cũng như đẩy HLV Park Hang Seo và tuyển Việt Nam vào thế khá khó khăn
Có thể kể đến là AFF Cup 2022 (theo đúng lịch) tuyển Việt Nam sẽ tham dự, VCK U23 châu Á mà U23 Việt Nam hoàn toàn nghĩ đến khi nằm ở một bảng đấu tương đối dễ dàng như đang thấy.
Chưa hết, năm 2022 cũng tổ chức lại SEA Games 31 vốn dĩ đã dời lịch và mục tiêu mà HLV Park Hang Seo cùng U23 Việt Nam vẫn là bảo vệ tấm HCV trên sân nhà.
Ngoài các giải đấu kể trên, trong năm tới tuyển Việt Nam và HLV Park Hang Seo cũng còn phải tiếp tục thi đấu tại vòng loại World Cup 2022 đẩy họ vào thế vô cùng bận rộn, khó tính toán về mặt thời gian cho V-League.
Không chỉ là đội tuyển, năm tới các CLB Việt Nam cũng tiếp tục tham dự AFC Champions League, AFC Cup nên kế hoạch vô cùng chồng chéo. Và nếu V-League 2021 kết thúc vào năm sau, rồi tổ chức mùa giải mới ngay sau đó thì các cầu thủ có tên trong sách sách tuyển Việt Nam, U23 Việt Nam… không kịp thở.
Nhìn vào các giải đấu, lịch tổ chức mà tuyển Việt Nam, U23 Việt Nam tham dự vào năm sau, chưa kể các CLB đá cúp châu lục… khả năng VPF chỉ có khoảng hơn 3 tháng để tổ chức V-League, hạng Nhất.
Tất nhiên, muốn gì thì muốn VPF cũng cần họp bàn với các CLB sớm để thống nhất được phương án cuối cùng sao cho “cả làng đều vui”, thay vì ngồi chờ và “câu giờ” như thế này.
Xuân Trường "chống lưng", Công Phượng & Văn Toàn sẽ "phá dớp" đem chiến thắng tặng thầy Park
Công Phượng và Văn Toàn - hai chân sút đang sở hữu đến 13 bàn thắng ở V.League mùa này, từ lâu đã là "mặt trăng - mặt trời" trong đội hình của thầy Park.
1. Hành trình chinh phục vòng loại thứ hai khu vực châu Á của thầy trò HLV Park Hang-seo đã đi qua được 6 vòng. Sáu vòng đấu thăng hoa ấy, là 6 lần Văn Toàn ra quân ở đội hình xuất phát, cũng là 5 lần Công Phương ra sân trong màu áo đội tuyển quốc gia - dù phần lớn từ băng ghế dự bị.
Bộ đôi "sát thủ" của HAGL mùa này chỉ có vỏn vẹn 2 lần cùng nhau xuất hiện trên sân trong suốt 6 trận ấy, với 109 phút. Hai lần Văn Toàn và Công Phượng, là hai trận đấu đầu tiên của chiến dịch chinh phục vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á, gặp Thái Lan và Malaysia. Kể từ đó, họ chưa từng được thầy Park tung cùng lúc vào sân.
Trong tay HLV Kiatisuk, mùa giải này cặp "song sát" của HAGL được chơi cùng nhau nhiều hơn, song rất khoảng một nửa trong số đó Công Phượng được tung vào sau, trong khi Văn Toàn luôn có mặt trong đội hình xuất phát. Quan trọng nhất là vị trí của Công Phượng đã khác, không còn chơi trên cao nhất hàng công hay đá cặp tiền đạo, thay vào đó là lùi về chơi hộ công, hỗ trợ cho Văn Toàn.
Lựa chọn của Kiatisuk và HLV Park Hang-seo là hợp lý khi cả hai tiền đạo ngôi sao của HAGL đều khá thấp bé, hạn chế ở khả năng chơi bóng bổng, cũng như có xu hướng chơi khá ích kỷ. Bố trí Công Phượng và Văn Toàn đá cặp tiền đạo như thời U19 sẽ không chỉ khiến họ "giẫm chân nhau", mà còn làm mất đi lợi thế áp đảo trên hàng công.
Đấy cũng chính là lý do HLV Park Hang-seo luôn dành sự ưu tiên nhất định cho Anh Đức - tiền đạo cao to, có khả năng tì đè, là tường tốt, và sau này là Tiến Linh - trung phong cực kỳ thông minh trong việc chọn vị trí, cũng như kết thúc một chạm.
Và quan trọng nhất, trong suốt 11 lần được tung vào sân ở suốt 6 trận vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á của đội tuyển Việt Nam, hai tiền đạo này chỉ mới ghi được có 1 bàn thắng duy nhất, là bàn thắng "vô tình" của Công Phượng ở trận gặp Indonesia 4 ngày trước. Và dĩ nhiên, họ chưa từng ghi bàn thắng khi chơi cùng nhau trên sân.
2. Sự vắng mặt của Hùng Dũng, rồi Quang Hải, và gần như chắc chắn của Tuấn Anh - khi không thể ra sân tập cùng đội ở buổi tập cuối cùng chiều qua, ở trận đấu với Malaysia đêm nay đã vô tình đẩy thầy Park vào lựa chọn mà Kiatisuk đã cùng nó thành công với HAGL ở mùa giải này, cùng Xuân Trường, Công Phượng và Văn Toàn.
Ở HAGL, suốt từ đầu mùa giải đến giờ - với sự vắng mặt phần lớn của Tuấn Anh vì chấn thương, Xuân Trường đã quán xuyến cực tốt tuyến giữa của HAGL. Trận đấu vừa qua với Indonesia cũng vậy, chỉ khi Tuấn Anh rời sân nhường chỗ cho Xuân Trường, rồi Công Phượng vào sân, tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam mới trở nên trôi chảy, mượt mà, cuốn đối phương theo lối đá của mình, phải chạy theo mình thay vì tấn công nhiều nhưng không hiệu quả trong suốt hiệp 1.
Xuân Trường trụ vững giữa sân, một phần là nhà Công Phượng không còn "đóng vai chính" nổi bật trên sân, thay vào đó luôn chủ động lùi về cùng quán xuyến tuyến giữa, tham gia hỗ trợ phòng ngự cùng người đồng đội quen thuộc.
Trong khi đó chơi trên cao, Văn Toàn cũng đá quá quen với sự hỗ trợ từ phía sau lưng của Công Phượng. Được "chia lửa" bởi người đồng đội thân thiết và cực kỳ hiểu ý nhau, Văn Toàn trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Hơn một năm rưỡi trước, để đối đầu với Malaysia cùng Công Phượng và Văn Toàn, thêm vào đó là Xuân Trường đá tiền vệ trung tâm, ắt hẳn thầy Park chẳng khác nào "tự sát", dâng chiến thắng cho đối thủ.
Nhưng ở hiện tại, sự kết hợp ấy đã cực kỳ khác biệt. Xuân Trường - Công Phượng - Văn Toàn giờ chẳng khác nào cây "tam đoạn côn" cực kỳ lợi hại, biến ảo khôn lường, duỗi ra có thể đánh trúng kẻ địch ở xa, thu về có thể phòng ngự che kín những chỗ hiểm yếu. Bộ ba lợi hại ấy, mùa giải này đã góp đến 14 bàn thắng cho HAGL chỉ trong có 12 trận.
Thầy Park đã quá nổi tiếng cùng bóng đá Việt Nam với những "ma thuật" biến tình thế bất lợi thành những miếng đánh bất ngờ, khiến cả châu Á phải bàng hoàng. Vắng Hùng Dũng, Quang Hải và Tuấn Anh hẳn là "cú đòn mạnh" với nhà cầm quân người Hàn Quốc khi họ đều là những nhân vật "không thể thay thế" trong toan tính chiến lược của ông.
Nhưng với bộ ba nhận vật "có thể thay thế", thầy Park sẽ thêm lần khiến đối thủ phải ngả mũ trước sự lợi hại của mình, để Xuân Trường, Công Phượng và Văn Toàn được góp công không nhỏ vào chiếc vé "quý như vàng" đưa bóng đá Việt Nam đến với cột mốc lịch sử.
Đội hình ĐT Việt Nam đấu Malaysia: HLV Park Hang-seo học theo "tuyệt chiêu" của Kiatisuk? Việc thiếu vắng cả Quang Hải lẫn Tuấn Anh sẽ khiến HLV Park Hang-seo phải có những điều chỉnh về mặt nhân sự cho trận đấu với Malaysia. Tuấn Anh chấn thương, HLV Park Hang-seo thiếu đi một tiền vệ thu hồi bóng đẳng cấp. Quang Hải bị treo giò, tuyến giữa ĐT Việt Nam mất một nhân tố kéo bóng từ giữa...