V-League 2020: Nguy cơ mất tiền tỷ vì đổi thể thức thi đấu
Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam ( VPF) cho biết sẽ tiến hành đàm phán với nhà tài trợ để đảm bảo tài chính cho giải bóng đá VĐQG, LS V-League 2020.
VPF cho biết sẽ đàm phán với nhà tài trợ để đảm bảo tài chính cho V-League 2020.
Hôm 6/2, VPF đã ký hợp đồng tài trợ cho giải bóng đá VĐQG và hạng Nhất quốc gia với tập đoàn LS của Hàn Quốc. Theo đó, mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Hàn Quốc và Việt Nam, thành công của bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo là một trong những chất xúc tác để LS gắn tên với các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia.
Tuy nhiên mới đây, do dịch COVID-19, V-League 2020 đã phải đổi thể thức thi đấu để kịp thời gian kết thúc giải trước thời điểm cuối tháng 10/2020. Thể thức mới khiến V-League rút ngắn so với kế hoạch tổ chức giải thông thường. Điều này cũng đồng nghĩa hình ảnh giải trên truyền thông bị giảm đi.
Số trận đấu giảm xuống nên quyền lợi được trả cho các trận đấu này cũng giảm. Cụ thể V-League sẽ giảm 80 trận, quyền lợi liên quan các trận đấu sẽ bị cắt. Để đảm bảo giữ mức tài trợ cho V-League, được biết VPF hiện đang lên kế hoạch đàm phán với nhà tài trợ.
Video đang HOT
“VPF sẽ phải lên kế hoạch đảm bảo quyền lợi cho nhà tài trợ, thuyết phục họ tiếp tục sát cánh với bóng đá Việt Nam, duy trì mức tài trợ để giải đấu có thể diễn ra thành công. Dĩ nhiên, BTC sẽ phải có kế hoạch bổ sung quyền lợi cho đối tác”-Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VPF, ông Trần Anh Tú cho biết.
Thể thức thi đấu mới sẽ khiến V-League 2020 giảm số trận đấu so với kế hoạch bình thường trước dịch COVID-19.
Theo kế hoạch được BCH VFF thông qua hôm 13/5, V-League 2020 sẽ gồm 2 giai đoạn, diễn ra từ 5/6-25/10. Giai đoạn 1 nhằm phân nhóm các đội bóng, dự kiến thi đấu từ 5/6-2/8. Mười bốn CLB sẽ thi đấu 13 vòng (thực tế 11 vì đã thi đấu 2 vòng), phân thứ hạng dựa theo điểm số và các chỉ số phụ. Kết thúc giai đoạn 1, các đội từ 1-8 sẽ được phân vào nhóm A, các đội thứ hạng 9-14 sẽ vào nhóm B.
Giai đoạn 2 diễn ra sau đó, các đội nhóm A sẽ thi đấu 7 vòng, dựa theo kết quả điểm số phân định đội Vô địch, Á quân và hạng Ba. Các đội nhóm B thi đấu 5 vòng theo thể thức vòng tròn 1 lượt, chọn ra đội xuống hạng.
BTC hiện đang tính phương án bảo toàn điểm số ở giai đoạn 1 cho các đội bóng, tiếp tục cộng vào thành tích giai đoạn 2. Biện pháp này nhằm hạn chế khả năng các CLB ở giai đoạn 1 đã đủ điểm lọt vào nhóm 8 đội dẫn đầu sẽ không đá hết sức các trận đấu còn lại.
Thầy Công Phượng đề xuất V-League đá như K-League, VPF nói gì?
Trong trường hợp V-League buộc phải trở lại muộn hơn, đề xuất mới đây về phương thức thi đấu của HLV Chung Hae Soung của CLB TP HCM rất đáng cân nhắc.
Theo kế hoạch, các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sẽ trở lại từ ngày 15/5 tới. Tuy nhiên, đến thời điểm này một số đội vẫn chưa tập luyện trở lại, khi chưa yên tâm với tình hình dịch bệnh và chưa được phép tập trung theo quy định của Nhà nước.
Nếu trường hợp đại dịch Covid-19 chưa hoàn toàn lắng hẳn, HLV Chung Hae Soung của TP HCM cho rằng có thể thay đổi thể thức thi đấu. 14 đội không đá vòng tròn 2 lượt nữa mà chỉ đá 1 lượt (được đá sân nhà hay sân khách thì do may mắn ở tùy vòng). Sau khi kết thúc lượt đá vòng tròn này sẽ chia giải đấu làm 2 nhóm.
HLV Chung Hae Soung của CLB TP HCM
Nhóm trên gồm 7 đội đứng đầu, sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tranh chức vô địch. Còn nhóm dưới gồm 7 đội phía sau cũng đá theo cách tương tự để phân chia thứ hạng. HLV Chung Hae-seong cũng nhấn mạnh mùa giải năm nay không nên có đội xuống hạng thì tốt hơn.
Với thể thức này, V-League 2020 sẽ chỉ còn 19 lượt trận (13 lượt vòng ngoài, trong đó đã đá 2 lượt và 6 lượt vòng play-off), thay vì 26 vòng, rút ngắn được đến 7 tuần và vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh, công bằng; thậm chí gay cấn, hấp dẫn hơn với vòng play-off quyết định chung cuộc.
"Chức vô địch mùa giải năm nay có thể vẫn ghi nhận nhưng ở nửa dưới bảng xếp hạng tôi vẫn nghĩ đến phương án không có đội xuống hạng. Nhất là khi hạng Nhất mùa 2021 sẽ nâng từ 12 lên 14 đội.
Tất nhiên đó chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, có thể có người khác nghĩ khác. Tôi tin rằng lãnh đạo TP.HCM, VFF, VPF... cùng các CLB khác sẽ cùng ngồi họp bàn để đưa ra phương án khoa học, hợp lý hợp tình nhất để V-League có thể cán đích đúng hẹn", HLV Chung Hae Soung nói.
Trên thực tế, việc chia nửa bảng xếp hạng để đá vòng play-off tìm ra nhà vô địch và đội xuống hạng vẫn được các giải VĐQG ở một số nước như Hàn Quốc, Bỉ, Czech... áp dụng.
Phương án này cũng có nhiều mặt tích cực, đặc biệt là tránh tình trạng tiêu cực diễn ra ở giai đoạn 2, khi một số đội đã đủ điểm trụ hạng là đi "làm kinh tế".
Bên cạnh đó, Việc V-League đá theo mô hình chia nhóm, play-off như trên hoàn toàn có thể tạo được khoảng trống thời gian để các đội đá cúp Quốc gia, AFC Cup...
Liên quan đến vấn đề này, một lãnh đạo công ty VPF cho biết HLV Chung Hae Soung của CLB TP HCM mới chỉ có những đề xuất trên báo chí chưa chưa có văn bản cụ thể. Hơn nữa, để có thể thay đổi cách thi đấu, điều lệ ở V-League không đơn giản, và phải có nhiều cuộc họp, cùng với sự thống nhất cao. Vì thế, trước mắt V-League vẫn diễn ra như cũ, tức là hai lượt đi và về.
Thuỳ Linh
V-League chưa chốt ngày trở lại, VPF rối bời VPF thừa nhận rất khó đưa ra phương án tổ chức LS V-League 2020 có thể làm hài lòng 14 đội bóng. Sau cuộc họp trực tuyến ngày 31/3, VPF đã tổng hợp các ý kiến, đề xuất của 13 CLB. Riêng HAGL nói không với V-League ở thời điểm hiện tại theo lệnh của bầu Đức, tập trung cho việc chống dịch...