V-League 2020 không có đội rớt hạng?
Theo đề xuất của 4 đội SLNA, SHB Đà Nẵng, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và Nam Định, V-League 2020 không nên có suất rớt hạng nhằm bảo đảm cho tuyển Việt Nam có được lực lượng tốt nhất đá vòng loại World Cup 2022 và AFF Cup
Sáng 31-3, VPF đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với 13/14 đội bóng dự V-League 2020 (CLB HAGL không dự) nhằm bàn phương án và thời điểm có thể tổ chức trở lại giải đấu. Một điểm bất ngờ là có đến 4 CLB cùng chung quan điểm cho rằng nếu V-League 2020 tiếp tục thì không nên có đội xuống hạng mà chỉ có tranh chức vô địch.
Điều này khiến BTC V-League cũng bất ngờ trước ý tưởng này, vì chưa ai nghĩ đến. Tuy nhiên, nếu phân tích trên khía cạnh đội tuyển Việt Nam sẽ được hưởng lợi như thế nào thì đây không phải là ý tưởng tồi. Theo Giám đốc điều hành CLB SLNA Hồ Văn Chiêm, thời điểm cho phép giải đấu trở lại có thể vào tháng 5 hay tháng 6, tùy vào diễn biến của dịch Covid-19. Vấn đề là nếu giải không tổ chức thì càng khó khăn hơn khi ảnh hưởng đến nguồn thu, nguồn tài trợ. Vì vậy, nên lên phương án thi đấu, hoàn thành giải đấu. “Có một ý nữa mà tôi muốn nói là năm nay nên không có đội xuống hạng. Như vậy, cầu thủ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho đội tuyển quốc gia ở giải đấu khu vực. Tất nhiên đó là ý kiến của SLNA. Còn được hay không thì VFF và VPF cần xem xét” – ông Chiêm phân tích.
V-League sẽ trở lại nếu dịch Covid-19 được khống chế. Ảnh: QUANG LIÊM
Ông Bùi Xuân Hòa, Giám đốc điều hành của SHB Đà Nẵng, cũng đồng ý với đề xuất của ông Hồ Văn Chiêm. “Tôi chờ cuộc họp này để có ý kiến luôn. Nhìn từ phương án mà VPF đưa ra thì vẫn còn một số vấn đề chưa giải quyết được nên tôi không đồng ý. Nhưng phải nói là VPF đã nỗ lực để tìm ra phương án giải quyết trong bối cảnh hiện tại. Tôi nghĩ nếu giải trở lại, với mục tiêu bảo đảm cho đội tuyển Việt Nam có thời gian và lực lượng tham gia những giải đấu được định sẵn (vòng loại World Cup, AFF Cup 2020) thì sẽ gặp nhiều áp lực, có thể xảy ra chấn thương đáng tiếc cho cầu thủ”.
Video đang HOT
“Vì vậy, để giải quyết các vấn đề đó, tôi ủng hộ V-League có thể không có suất xuống hạng. Ngoài ra, chúng ta có thể thi đấu mà không có cầu thủ ngoại và chỉ đá một lượt thôi. Cầu thủ nội sẽ được tham gia nhiều trận đấu, việc tuyển chọn cũng dễ hơn, tránh chấn thương đáng tiếc. Còn nếu V-League không có xuống hạng thì hạng Nhất sẽ ra sao? Tôi đề xuất năm sau áp dụng 2 đội V-League xuống hạng và 2 đội hạng Nhất thăng hạng” – ông Hòa nói.
Phía đại diện lãnh đạo của DNH Nam Định đưa ra quan điểm: “Tôi nghĩ VPF cần tính thêm các phương án về thời điểm. Chúng ta cũng cần lên phương án kể cả cho đội tuyển. Nếu như tới tháng 6 hết dịch thì đến cuối tháng 10 mới kết thúc giải thì cầu thủ có sức để đá không, hay vật vờ. Họ đá hết sức cho CLB thì lên đội tuyển quốc gia sẽ thế nào, nguy cơ chấn thương có thể xảy ra”.
Về phía Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, đại diện của CLB này cho ý kiến qua video trực tuyến: “Hồng Lĩnh Hà Tĩnh xin tham mưu phương án không có đội xuống hạng. Dĩ nhiên việc sửa điều lệ giải là khó khăn, phức tạp nhưng nếu không có đội xuống hạng thì CLB đỡ áp lực hơn. Các cầu thủ có thể rèn luyện tố chất, phục vụ cho đội tuyển vào dịp cuối năm”.
Các CLB đều đồng tình với quan điểm chưa thể tổ chức V-League trở lại mà phải dựa theo tình hình chống dịch, với sự cho phép của Chính phủ. Liên quan đến phương thức tổ chức thi đấu tập trung ở 7 sân phía Bắc, một số CLB đồng tình, một số khác cho rằng nên chờ đến khi giải đấu diễn ra như bình thường.
Anh Dũng
Chuyện banh bóng khi cách ly toàn xã hội
Thời điểm thi đấu tập trung do VPF đưa ra bắt đầu từ ngày 15-4 hoặc 1-5 là không phù hợp và hầu hết các CLB đều ý kiến khi nào hết dịch thì đá tiếp như bình thường.
Sau một lần xin ý kiến trực tuyến về phương thức thi đấu tập trung lượt đi V-League 2020 ở phía Bắc chỉ có 6/14 đội bóng ủng hộ, VPF tiếp tục họp bàn về thời điểm bóng lăn nhưng vẫn chưa thể quyết ngày khai cuộc trở lại.
Đại diện HA Gia Lai không tham dự cuộc họp này và chỉ có 13 lãnh đạo của CLB góp ý kiến về thời điểm bóng V-League sẽ lăn trở lại. Tất cả không tán thành cột mốc thời gian ngày 15-4 hoặc 1-5 vì không phù hợp trong bối cảnh toàn dân lo phòng, chống dịch bệnh. Các lãnh đội cho biết phải căn cứ vào tình hình của dịch, cùng sự cho phép của cơ quan chức năng mới có thể ra sân đá bóng.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc VPF Trần Anh Tú thừa nhận: "Diễn biến dịch COVID-19 rất khó lường và chúng tôi đã tạm hoãn giải đến ngày 15-4 và dựa vào thời điểm này để đưa ra quyết định tiếp theo. Khó có thể đảm bảo sau ngày 15-4 giải sẽ tiếp diễn khi các CLB chưa có sự chuẩn bị tốt để trở lại ngay. Giả sử dịch bệnh đã kiểm soát thì VPF cũng chưa thể nào tổ chức được ngay vì chuyên môn chưa đảm bảo".
VPF họp trực tuyến với 13 CLB bàn chuyện bóng lăn (ảnh nhỏ) và các cầu thủ cùng bộ phận y tế ở hai vòng đấu không khán giả. Ảnh: N.DUNG - TR.ANH
Về việc tổ chức thi đấu cách ly tập trung ở bảy sân cỏ phía Bắc không khán giả, một số CLB đồng tình với điều kiện an toàn và khi các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép tổ chức giải. Các đội B. Bình Dương, SHB Đà Nẵng, Nam Định, Quảng Nam phản đối tương tự HA Gia Lai.
Bầu Đức vẫn giữ nguyên quan điểm: "Chúng tôi không họp với VPF bàn chuyện đá bóng vì không đúng thời điểm. Lúc này ai lại đi bàn chuyện banh bóng khi cả nước lo chống dịch! Cuộc họp của VPF cuối cùng có giải quyết được gì đâu. Tôi đã nói khi nào hết dịch và Chính phủ cho phép đá bóng thì đá, vội gì. Các giải đấu lớn của thế giới còn hoãn một năm hoặc vô thời hạn có sao đâu. Các CLB cũng ý kiến chờ qua đại dịch mới tổ chức đá lại, không thì hủy luôn chả sao cả. Còn nếu các cơ quan chức năng đã công bố hết dịch, mọi hoạt động trở lại bình thường thì mắc gì phải đá tập trung cho khổ".
Có cùng quan điểm với bầu Đức, đại diện hai đội bóng B. Bình Dương và SHB Đà Nẵng không chấp thuận phương án thi đấu cách ly tập trung ở phía Bắc của VPF vì ảnh hưởng quyền lợi của nhà tài trợ lẫn thiếu sự công bằng. Đại diện SHB Đà Nẵng đề xuất nếu lo ngại quỹ thời gian không đủ cho một mùa giải thì chỉ thi đấu một lượt vẫn đảm bảo cầu thủ hoạt động nghề nghiệp và lên đội tuyển quốc gia. SHB Đà Nẵng cũng mong muốn không có đội xuống hạng V-League 2020 để giảm bớt áp lực và tạo điều kiện cho cầu thủ nội thi đấu nhiều hơn.
Trong khi đó, đại diện CLB Quảng Nam cho biết việc V-League khởi động lại không quan trọng bằng quyết định của các cấp, ngành công bố hết dịch COVID-19. Đại diện CLB Nam Định đề nghị VPF lập nhiều phương án, có thể bắt đầu từ tháng 5, 6 hoặc tháng 7 đều phải tính toán kỹ cùng với việc hỗ trợ cho CLB trong mùa dịch.
Ông Trần Anh Tú cho biết dựa trên các ý kiến của đội bóng, VPF sẽ tổng hợp báo cáo VFF và căn cứ vào diễn tiến dịch bệnh COVID-19 sẽ tính toán xây dựng nhiều phương án thi đấu cho từng thời điểm.
Các CLB làm gì trong mùa dịch COVID-19?
Theo báo cáo từ phía các CLB, hiện nay công tác phòng, chống dịch COVID-19 đang được triển khai rất nghiêm túc. Hiện có ba CLB Hà Nội, TP.HCM và Than Quảng Ninh cho các cầu thủ dừng tập luyện tập trung, các cầu thủ về nhà, tự tập luyện. CLB thường xuyên giám sát, theo dõi cầu thủ tại địa phương và yêu cầu thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch của Bộ Y tế, báo cáo hằng ngày tình hình sức khỏe bản thân với CLB. Còn lại các CLB khác vẫn quản lý cầu thủ tập trung, không cho phép cầu thủ di chuyển, tiếp xúc với bên ngoài. Bên cạnh đó, các CLB đều thực hiện công tác tăng cường giáo dục ý thức và trách nhiệm của cầu thủ, giữ gìn sức khỏe của bản thân trong mùa dịch.
GIA HUY - NHƯ QUỲNH
Bóng đá Việt Nam hôm nay: 4 CLB V League đề xuất không có đội xuống hạng. Đội bóng Văn Hậu cắt giảm nhân sự Bóng đá Việt Nam hôm nay: 4 CLB đề xuất không có đội V-League 2020 xuống hạng. Đội bóng của Văn Hậu cắt giảm nhân sự 4 CLB đề xuất không có đội V-League 2020 xuống hạng SHB Đà Nẵng, Nam Định, Hà Tĩnh và SLNA đưa ra đề xuất, V-League 2020 không nên có đội xuống hạng. Theo GĐĐH Hồ Văn Chiêm...