Uzbekistan cảnh báo nguy cơ “chiến tranh nước” tại Trung Á

Theo dõi VGT trên

Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov ngày 7.9 cảnh báo một cuộc tranh cãi về nguồn tài nguyên nước ở Trung Á có nguy cơ kích động xung đột quân sự tại khu vực thuộc Liên Xô trước đây.

Theo hãng tin Reuters, tuyên bố của ông Karimov là sự chỉ trích mạnh mẽ những kế hoạch xây đ.ập nước trên các sông trong khu vực để phục vụ các dự án thủy điện của các quốc gia láng giềng.

Uzbekistan, quốc gia đông dân nhất Trung Á, dựa vào các con sông bắt nguồn từ Kyrgyzstan và Tajikistan để tưới tiêu đất canh tác.

Quốc gia này lâu nay đã chống đối kế hoạch của những nước láng giềng khôi phục các dự án quy mô lớn thời Liên Xô nhằm xây dựng đ.ập nước trên thượng nguồn các con sông.

Uzbekistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh nước tại Trung Á - Hình 1
Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov – Ảnh: AFP

“Nguồn tài nguyên nước có thể là một vấn đề trong tương lai vốn có thể làm leo thang căng thẳng không chỉ trong khu vực của chúng tôi, mà trên mọi châu lục”, ông Karimov nói với các phóng viên tại thủ đô Astana trong chuyến công du đến Kazakhstan.

“Tôi sẽ không nêu tên quốc gia cụ thể, nhưng vấn đề này có thể trở nên tồi tệ đến mức không chỉ đối đầu nghiêm trọng, mà thậm chí chiến tranh cũng có thể xảy ra”.

Uzbekistan có 8,2 người trên mỗi hécta đất đã được tưới tiêu, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới, LaTUK, một tổ chức chuyên nghiên cứu về Trung Á có trụ sở tại Moscow (Nga) cho biết trong một cuộc nghiên cứu được công bố gần đây.

Với 29 triệu dân, vốn được dự đoán sẽ tăng lên đến 33 triệu vào năm 2025, Uzbekistan sẽ cần nhiều nước hơn. Lượng nước mà quốc gia Trung Á này nhận được đã giảm gần 20% trong vài năm trở lại đây, theo LaTUK.

“Sự giảm sút dần dần lượng nước cung cấp ẩn chứa nguy cơ xung đột quy mô lớn, cả trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực lẫn sự ổn định xã hội tại Uzbekistan”, báo cáo của LaTUK viết.

Video đang HOT

Trên thượng nguồn, các nước cộng hòa nhiều núi non Tajikistan và Kyrgyzstan nằm trong số những nước nghèo nhất trong khu vực thuộc Liên Xô trước đây, gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện nhập khẩu, cả hai nước muốn sử dụng các con sông của họ để sản xuất điện.

Kyrgyzstan đã khánh thành nhà máy điện Kambarata-2 của nước này vào năm 2010 và đang theo đuổi đầu tư của Nga để xây nhà máy lớn hơn là Kambarata-1, một dự án trị giá 2,5 tỉ USD dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

Ông Karimov đặc biệt gay gắt khi nói tới đ.ập nước Rogun của Tajikistan, một dự án trị giá 2,2 tỉ USD bị phong tỏa chờ Ngân hàng Thế giới (WB) hoàn thành công việc đ.ánh giá.

Ở độ cao 335 mét, Rogun sẽ là đ.ập nước nhân tạo cao nhất thế giới.

“Dường như họ đang nhắm đến kỷ lục thế giới Guinness, nhưng chúng ta đang nói tại đây về cuộc sống của hàng triệu người không thể sống thiếu nước”, ông nói.

“Những dự án đã được lập vào những thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, khi chúng ta đang sống trong Liên bang Xô viết, nhưng thời thế đã thay đổi. Các công trình thủy điện ngày nay cần được xây dựng trên cơ sở hoàn toàn khác”.

Giới chức Tajikistan chưa phản ứng về phát biểu của ông Karimov.

Quản lý các nguồn nước là một vấn đề gây tranh cãi ở Trung Á trong nhiều thế kỷ.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm 5.9 đã thúc giục các nước Trung Á đàm phán về vấn đề này và cho biết báo cáo của WB về đ.ập Rogun sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn cần thiết cho việc ra quyết định về dự án của Tajikistan.

Trước đó, Ngoại trưởng EU Catherine Ashton cũng tuyên bố bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn nào cũng chỉ được thực hiện nếu được hậu thuẫn bằng các cuộc nghiên cứu độc lập và đáng tin cậy.

Ông Farid Niyazov, cố vấn của Tổng thống Kyrgyzstan, nói với Reuters rằng nước ông sẵn sàng ký kết “các thỏa thuận liên quan”.

“Các dự án sẽ phải trải qua những cuộc nghiên cứu tỉ mỉ và những cuộc kiểm tra về an ninh toàn diện nhất. Điều đó cũng đáp ứng quyền lợi của chúng tôi”, ông Niyazov nói hôm 7.9.

Theo TNO

An ninh nguồn nước bị đe dọa nghiêm trọng

An ninh nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng và chịu tác động đan xen do sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới, tình trạng biến đổi khí hậu, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.

Đó là thông điêp Chủ tịch nước Trương Tân Sang nhân mạnh tại phiên thảo luận về "Nước - Nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới", phiên họp diên ra trong khuôn khô hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC năm 2012 tại Vladivostok hôm nay.

An ninh nguồn nước bị đe dọa nghiêm trọng - Hình 1

Chủ tịch nước Trương Tân Sang.
Ảnh: Tân Hoa xã

Chủ tịch nước đã có bài phát biểu quan trọng dẫn đề tại phiên thảo luận về "Nước - Nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới", và cùng với Tổng thống Chile, chủ trì thảo luận với các doanh nghiệp.

Đây là lần đầu tiên việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước trở thành một trong những chủ đề chính của hợp tác APEC và được cộng đồng doanh nghiệp cũng như các thành viên hết sức quan tâm.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh nguồn nước đang ngày càng trở thành một tài nguyên chiến lược khan hiếm toàn cầu, không chỉ tác động đến phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng môi trường an ninh của nhiều quốc gia, nhiều châu lục trên thế giới.

An ninh nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng và chịu tác động đan xen do sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới, tình trạng biến đổi khí hậu, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.

Do đó, cần phải có cách tiếp cận toàn diện và dành sự quan tâm đầy đủ đối với vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên nước trên toàn thế giới.

Chủ tịch nước nhấn mạnh sự cần thiết hình thành cơ chế đối thoại của APEC về tài nguyên nước, gắn với Chiến lược tăng trưởng mới của APEC.

Đó là khuôn khổ để các thành viên có thể trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn nước, đặc biệt nguồn nước đi qua nhiều lãnh thổ, trên nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia tiếp cận tài nguyên nước, hợp tác phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, phòng chống bệnh tật cho người dân sinh sống ven sông.

Đồng thời, với tiềm năng to lớn và vị thế của mình, APEC hoàn toàn có khả năng và có trách nhiệm tham gia và hỗ trợ các chương trình tiểu vùng, khu vực và quốc tế trong lĩnh vực này, đặc biệt là các khuôn khổ hợp tác các nước Mekong và Kế hoạch Chiến lược dài hạn của ASEAN về quản lý các nguồn nước.

Là hội nghị thường niên quan trọng và có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp tại châu Á - Thái Bình Dương, Hội nghị Thượng đỉnh APEC năm nay có chủ đề "Xử lý thách thức - Mở rộng cơ hội", thu hút sự tham gia của khoảng 700 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu khu vực.

20 phiên thảo luận và đối thoại của Hội nghị là những cơ hội quý báu để cộng đồng doanh nghiệp có thể trao đổi sâu rộng với các nhà lãnh đạo APEC về với những vấn đề đang tác động trực tiếp quá trình phục hồi kinh tế, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và liên kết khu vực. Các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm việc bảo vệ nguồn tài nguyên, nguồn nước, năng lượng, lương thực, chuỗi cung ứng, hạ tầng cơ sở, đô thị, giáo dục, y tế...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một trong 10 nhà Lãnh đạo APEC được mời tham dự và phát biểu tại Hội nghị.

Cùng ngày, trong khuôn khổ các hoạt động song phương với Nga tại Vùng Viễn Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm ĐH Quốc gia Hàng hải Nevexki và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt - Nga.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp đại diện của các tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn, quá trình chuyển đổi của kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp khu vực kinh doanh và đầu tư.

Theo VNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

X.ả s.úng tại Mỹ gây nhiều thương vong
06:11:07 03/06/2024
Triều Tiên tuyên bố ngừng thả bóng bay mang rác sang Hàn Quốc
23:22:59 03/06/2024
Cuộc sống cùng cực của những người vô gia cư Ấn Độ dưới cái nóng như thiêu đốt
12:12:55 03/06/2024
Những điểm mới trong chiến lược quân sự và an ninh cập nhật của Belarus
18:34:25 02/06/2024
Điệp báo viên Mỹ trong vai thủ thư ở Lisbon
10:44:54 04/06/2024
Nam Phi công bố kết quả bầu cử
23:26:23 03/06/2024
Tạm giữ 20 "quái xế" gây rối trên Quốc lộ 22B lúc rạng sáng
08:49:59 04/06/2024
Indonesia: Núi lửa Ibu phun trào, cột tro bụi cao 7 km
06:04:20 03/06/2024

Tin đang nóng

Angela Phương Trinh tiếp tục có hành động thách thức khiến netizen ngao ngán
14:41:19 04/06/2024
Hình ảnh chưa công bố trong tang lễ diễn viên Đức Tiến: Bình Phương gọi điện cho mẹ chồng, khóc nức nở khi tiễn biệt
12:52:12 04/06/2024
Trấn Thành lại bị dính vào ồn ào muốn "riêng tư", khách ăn cùng nhà hàng bị yêu cầu xóa ảnh: Chuyện gì đây?
12:44:50 04/06/2024
Cận cảnh mộ phần 41 nghìn đô của Đức Tiến, lộ 1 nhân vật tuần nào cũng ra thăm
13:52:22 04/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Nghĩa gặp Ngân Hà và con gái sau 3 năm, ông Trường cũng hội ngộ "tình cũ"
12:41:27 04/06/2024
Mỹ nhân ly hôn năm 21 t.uổi bất ngờ phát ngôn vụ Xoài Non - Xemesis: Không phải chỉ vì ít học mới đổ vỡ
14:37:11 04/06/2024
Ông Thích Minh Tuệ bí mật rời đi như thế nào khi tự nguyện dừng đi bộ khất thực?
16:43:18 04/06/2024
Hotgirl Việt bị báo Hàn tố nói dối hẹn hò idol Kpop đình đám, đàng trai bức xúc
11:55:09 04/06/2024

Tin mới nhất

Hãng vận tải biển Maersk dự báo lợi nhuận tăng hơn 3 tỷ USD

17:34:13 04/06/2024
Maersk nhận định tình trạng gián đoạn do cuộc khủng hoảng trên Biển Đỏ, trong khi nhu cầu vận tải hàng hải vẫn mạnh mẽ là yếu tố sẽ giúp hiệu suất tài chính của hãng mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2024.

Đảng Bảo thủ cầm quyền tại Anh chủ trương hạn chế cấp thị thực làm việc

17:32:14 04/06/2024
Đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh ngày 3/6 công bố kế hoạch của đảng này hạn chế cấp thị thực (visa) làm việc cho lao động nước ngoài nhằm giảm số lượng người nhập cư.

Khả năng Thủ tướng Israel thực thi một phần đề xuất ngừng b.ắn ở Gaza

13:16:34 04/06/2024
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra đề xuất về thỏa thuận ngừng b.ắn mới gồm 3 giai đoạn giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza. Hamas tiếp nhận đề xuất này với thái độ tích cực .

Chủ tịch Quốc hội Iran Qalibaf tuyên bố tranh cử Tổng thống

13:08:59 04/06/2024
Theo quy định của hiến pháp Iran, Tổng thống lâm thời Mokhber cần tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống mới trong vòng tối đa 50 ngày.

Lũ lụt là lời cảnh báo biến đổi khí hậu đang ngày một nghiêm trọng

13:02:23 04/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh lũ lụt nghiêm trọng là lời cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang ngày một tồi tệ hơn.

Nga đang đẩy Turkmenistan ra khỏi thị trường khí đốt tự nhiên ở Trung Á?

13:00:51 04/06/2024
Khi Nga hướng về Trung Á để giúp bù đắp sự mất mát về doanh thu khí đốt từ châu Âu, Turkmenistan giàu khí đốt phải vật lộn để tìm khách hàng mới mua khí đốt của mình.

Philippines: Núi lửa Kanlaon phun trào cột tro bụi cao 5 km

12:58:39 04/06/2024
Viện Núi lửa và Địa chấn học Philippines (PIVS) cho biết tối 3/6, núi lửa Kanlaon ở miền Trung nước này đã phun trào và tạo ra một cột tro bụi cao tới 5 km.

Biểu tình phản đối xung đột Gaza gây gián đoạn phiên họp chuẩn bị cho COP29

12:53:38 04/06/2024
Mạng lưới hành động vì khí hậu xác nhận hai nhà hoạt động Tasneem Essop và Anabella Rosemberg đã biểu tình ôn hòa với tư cách cá nhân. Hiện Văn phòng Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu từ chối bình luận thông tin trên.

Thành viên Hội đồng trường ĐH Việt Đức nhận Huân chương cao quý của CHLB Đức

12:48:47 04/06/2024
Tham dự buổi lễ trao huân chương có những nhân vật cấp cao trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh và khoa học, trong đó có TS. Kambiz Ghawami, Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới và cũng là thành viên Hội đồng trường Đại học Việt Đức...

Phản ứng mới của Toyota về vụ việc kiểm định an toàn ô tô

12:43:00 04/06/2024
Với sự cố này, dự báo khoảng 1.000 đại lý cung cấp có thể sẽ bị ảnh hưởng về thời gian giao hàng, buộc hãng này sẽ phải tiến hành đàm phán phương án bồi thường đối với từng khách hàng riêng lẻ.

Nga ồ ạt tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng Ukraine

10:30:39 04/06/2024
RT ngày 2/6 dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã triển khai hàng loạt cuộc tấn công tầm xa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng và kho chứa thiết bị mà phương Tây cung cấp cho Ukraine.

Chiến sự Ukraine: Bước leo thang mới của phương Tây

08:26:16 04/06/2024
Pháp và Đức hôm 28/5 đã đưa ra gợi ý nên cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của hai nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, những nơi phát động các đòn tấn công vào Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

8 cái tên bị cấm vĩnh viễn thi đấu Liên Minh Huyền Thoại là ai?

Mọt game

17:55:28 04/06/2024
Sau thời gian điều tra tiêu cực, chiều hôm qua kênh thông tin chính thức của giải đấu chuyên nghiệp Liên Minh Huyền Thoại tại Việt Nam đã công bố danh sách các tuyển thủ vi phạm Bộ quy tắc.

'Những nẻo đường gần xa' tập 9: Dũng bị sếp nữ mắng té tát

Phim việt

17:54:11 04/06/2024
Trong Những nẻo đường gần xa tập 9, Hùng mang cơm đến công ty cho em trai thì vô tình chứng kiến cảnh Dũng bị sếp nữ mắng té tát.

Sao nam Vbiz 1 ngày sau hôn lễ: Hé lộ chuyện tình 10 năm nhiều biến cố, bố mẹ có phản ứng gây chú ý

Sao việt

17:50:09 04/06/2024
Nam ca sĩ sinh năm 1989 cho biết cả hai quen biết nhau từ năm 2015. Trong thời gian gần 10 năm yêu đương từng xảy ra nhiều biến cố, đôi lần tạm hoãn.

Kanyawee - Bạn thân Lisa gây thương nhớ với khuôn mặt "hốt bạc", hút 5 triệu fan

Sao châu á

17:47:10 04/06/2024
Thanaerng Kanyawee trở thành ngọc nữ được yêu thích nhất của làng giải trí xứ chùa vàng sau vai diễn trong T.uổi nổi loạn 3 . Với ngoại hình cuốn hút, nét đẹp cá tính, chiều cao ấn tượng 1m75 và gu thời trang cực cool, hotgirl sinh năm 9...

Bí quyết khử mùi tanh khi nấu canh cá

Ẩm thực

17:37:48 04/06/2024
Canh cá là món dễ nấu, dễ ăn, giàu dinh dưỡng; tuy nhiên bạn cần nắm bí quyết khử mùi tanh cá để món ăn có hương vị hoàn hảo.

NSND Trọng Trinh lần đầu khoe con trai cả và kể lại mối tình với vợ kém 16 t.uổi

Tv show

17:15:58 04/06/2024
NSND Trọng Trinh đã có những chia sẻ về cơ duyên đưa anh đến với người vợ hiện tại và lần đầu tiên cùng con trai lớn xuất hiện trên sóng truyền hình.

Ninh Dương Story từ chối tham gia sự kiện LGBT vì không phải "mã gen normal"?

Netizen

17:14:12 04/06/2024
Ninh Anh Bùi và Nguyễn Tùng Dương hiện vẫn đang là những cái tên có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội. Tuy nhiên gần đây, một số phát ngôn, hành động gần đây của Ninh Dương Story trở thành chủ đề bàn tán, gây tranh cãi.

Cõng Anh Mà Chạy vượt Nữ Hoàng Nước Mắt trở thành phim truyền hình Hàn của năm

Phim châu á

17:13:22 04/06/2024
Cõng Anh Mà Chạy suốt thời gian lên sóng đã là chủ đề hot trên tất cả các nền tảng MXH tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Chính vì thế, bộ phim đã vượt mặt nhiều bom tấn để trở thành phim truyền hình Hàn Quốc của năm 2024.

Chồng bỗng nhiên tặng túi hiệu khiến tôi phát hiện anh ngoại tình

Góc tâm tình

17:02:13 04/06/2024
Hơn 10 năm hôn nhân, đây là lần đầu tiên chồng tặng quà cho tôi, mà hẳn là chiếc túi xách hàng hiệu; tôi chưa hết sung sướng thì đã đớn đau nhận ra chồng ngoại tình.

Nước chè có tốt không? có nên uống nước chè hàng ngày?

Sức khỏe

16:36:27 04/06/2024
Nước chè xanh là một trong những loại đồ uống được nhiều người yêu thích và tin rằng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Single Nhật tiến mới lạ của aespa chưa ra mắt đã gây sốt

Nhạc quốc tế

16:03:51 04/06/2024
Tuy không có sự xuất hiện của vũ trụ thực tế ảo hoành tráng như album Supernova, Hot Mess vẫn được dự đoán sẽ giúp aespa ra mắt ấn tượng tại Nhật Bản.