Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói về vụ án Hồ Duy Hải
Bên hành lang Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, ĐBQH Bùi Văn Xuyền – Ủy viên Thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đã có trao đổi với phóng viên liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải.
Sáng 21/5, bên hành lang Quốc hội, trả lời câu hỏi của PV liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, ĐBQH Bùi Văn Xuyền – Ủy viên Thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, một số ĐBQH đang có kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc tiến hành giám sát đối với vụ án này. Việc này phải theo trình tự và các quy định của pháp luật, xem xét dựa trên tình hình thực tế.
ĐBQH Bùi Văn Xuyền – Ủy viên Thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội
“Theo tôi biết, về trình tự, thủ tục thì khi ĐBQH đã có ý kiến bằng văn bản, Tổng Thư ký Quốc hội phải có động tác giao các cơ quan liên quan có thẩm quyền và cơ quan phụ trách lĩnh vực đó là Uỷ ban Tư pháp tham mưu, có căn cứ trả lời đại biểu. Việc có thực hiện giám sát hay không giám sát,… các nội dung này được thực hiện theo các quy định của luật pháp” – ông Xuyền nói.
Trước đó, tại buổi họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, trả lời câu hỏi của PV liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng thông tin: liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải những ngày qua, báo chí, mạng xã hội đã nêu nhiều thông tin, bình luận trái chiều về phiên xử.
Vụ Hồ Duy Hải: ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nêu 5 vấn đề gửi Chủ tịch nước
Vụ Hồ Duy Hải: ĐBQH lên tiếng sau phát biểu gây tranh cãi của Phó Chánh án
Đồng thời, một số ĐBQH cũng đã gửi văn bản kiến nghị về phiên xử giám đốc thẩm tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể, các đại biểu bày tỏ không tán đồng với quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao bác kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao, giữ nguyên bản án tử hình đã tuyên đối với Hồ Duy Hải về tội “giết người”, “cướp tài sản”.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đây là một trong những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài nhiều năm. Ngay trong nhiệm kỳ XIII, Quốc hội đã thành lập đoàn giám sát của Quốc hội để giám sát, xem xét, tránh trường hợp án oan sai.
Video đang HOT
Đoàn giám sát do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm Trưởng đoàn, bà Lê Thị Nga – khi đó là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp làm Phó Trưởng đoàn cùng các đồng chí trong Ủy ban Tư pháp tham gia. Đoàn giám sát sau đó đã báo cáo Quốc hội nhiều nội dung cụ thể về vụ án này, từ đó khởi động quá trình xem xét lại vụ án, cho đến khi có phiên tòa giám đốc thẩm vừa qua” – ông Nguyễn Hạnh Phúc thông tin.
Tổng Thư ký Quốc hội cũng cho biết, song song với việc này, gia đình bị án Hồ Duy Hải cũng liên tục khiếu nại, kêu oan, dư luận trong nước và quốc tế cũng quan tâm đến vụ án này.
“Trước tình hình như vậy, để xem xét toàn diện, khách quan vụ án này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao các cơ quan chuyên môn của Quốc hội nghiên cứu đề xuất hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật” – ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Liên quan đến vụ Hồ Duy Hải, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng Ban Dân nguyện đã gửi kiến nghị tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, dư luận cho rằng phán quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội và đã dựa trên tư duy, quan niệm mang tính buộc tội, vấn đề “cấm kỵ” trong lĩnh vực hình sự. Mặc dù công nhận nhiều sai sót mang tính mấu chốt trong quá trình điều tra, nhưng lại cho rằng sai sót đó “không ảnh hưởng đến bản chất vụ án”.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng không co quy đinh nao cho phep Hôi đông thâm phan TANDTC phan quyêt vê viêc khang nghi cua VKSND Tối cao đung hay không đung phap luât.
Từ các phân tích, lập luận đó, ông Nhưỡng kiến nghị Tông bi thư, Chu tich nươc Nguyên Phu Trong chi đao các cơ quan hữu quan bao cao rõ về vụ án này. Đồng thời, kiến nghị Chu tich Quôc hôi Nguyễn Thị Kim Ngân yêu câu Chanh an TAND tối cao, viên trương VKSND tối cao co bao cao riêng vu Hô Duy Hai tai ky hop thư 9 cua Quôc hôi.
Vị đại biểu này cũng đề nghị tô chưc thưc hiên giam sat tôi cao cua Quôc hôi hoăc giam sat cua Uy ban Thương vu Quôc hôi đôi vơi cac vu an do Hôi đông thâm phan TAND tối cao xet xư giam đôc thâm, tai thâm gây bưc xuc dư luân, trong đo co vu an Hô Duy Hai.
Được biết, ĐBQH Lê Thanh Vân – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cũng đã gửi kiến nghị Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát hoạt động của TANDTC trong phiên tòa giám đốc thẩm “vụ án Hồ Duy Hải”.
Trong bản kiến nghị, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng phiên giám đốc thẩm có dấu hiệu vi phạm quy định về yêu cầu đảm bảo tính vô tư, khách quan của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, quy định tại các điều 21, 49, 53 của Bộ luật tố tụng hình sự, khi người từng quyết định không chấp nhận kháng nghị nay lại làm chủ tọa phiên tòa.
Cùng với đó, theo ông Vân, là dấu hiệu vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13 của Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 15 của bộ luật này về xác định sự thật vụ án.
Công an tỉnh Long An sắp họp báo làm rõ thông tin Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị
Công an tỉnh Long An sắp tổ chức buổi họp báo để thông tin một số vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải.
Trao đổi với PV Dân Việt, đại tá Phạm Thanh Tâm - Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết, chiều thứ Sáu tuần này (22/5), Công an tỉnh Long An dự kiến sẽ tổ chức họp báo thông tin một số vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, trong đó có cả vấn đề mà dư luân đang quan tâm là thông tin xung quanh đối tượng Nguyễn Văn Nghị (hay Nguyễn Hữu Nghị).
Bưu cục Cầu Voi ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An - nơi xảy ra vụ án. Ảnh: Đình Việt
Trước đó, Báo điện tử Dân Việt đăng tải bài viết không thể tìm ra tung tích Nguyễn Văn Nghị (trú xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) - người từng được cho là "nghi can số 1" trong vụ án Hồ Duy Hải, ngày 15/5, trao đổi với báo chí, đại ta Pham Thanh Tâm - Pho Giam đôc Công an tinh Long An - cho biêt: Người từng liên quan đến vụ án trên tên thật là Nguyễn Hữu Nghị, sinh năm 1984, cư ngu âp Hoa Ngai, xa An Vinh Ngai, TP.Tân An, tỉnh Long An, chứ hoàn toàn không phải là "Nguyễn Văn Nghị, sinh 1979, trú xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang".
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Dân Việt, tại nhiều văn của các cơ quan luật pháp khác như Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao... đều nhắc duy nhất cái tên Nguyễn Văn Nghị liên quan trong vụ án.
Ở một diễn biến khác, dù phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đã kết thúc nhiều ngày qua nhưng dư luận vẫn rất quan tâm. Tại các phiên tiếp xúc xử tri mới đây, vụ án này luôn là chủ đề nóng được các cử tri quan tâm và đặt câu hỏi.
Theo đó, nhiều cử tri đề nghị các đại biểu Quốc hội phải có ý kiến và Quốc hội phải giám sát việc xét xử giám đốc thẩm, cũng như quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán (HĐTP) - Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải.
Nhiều cử tri cho biết, họ không bàn đến việc bị cáo Hồ Duy Hải có oan hay không, mà chỉ đề cập việc VKSND Tối cao kháng nghị là rất chính xác và phù hợp với Hiến pháp trong bối cảnh vụ án có nhiều vấn đề chưa rõ ràng.
Ông Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện KSND Tối cao khẳng định, kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải là chính xác và đúng pháp luật.
Tuy nhiên, cử tri không hiểu tại sao 17 thẩm phán lại bác và cho rằng VKSND Tối cao kháng nghị sai luật pháp? Theo nhiều cử tri, dư luận đang không thỏa đáng với kết luận của phiên toà giám đốc thẩm vừa qua.
Tại buổi tiếp xúc với các cử tri tại TP.HCM mới đây, ông Lê Minh Trí - Viện trưởng VKSND Tối cao khẳng định, kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải là chính xác và đúng pháp luật.
Ngày 18/5, Viện trưởng VKSND Tối cao đã gửi báo cáo đến Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải. Báo cáo nêu những vấn đề chưa được làm rõ như:
Mâu thuẫn về việc sử dụng thời gian của Hồ Duy Hải thể hiện Hải không thể có mặt ở bưu điện trước thời điểm nhân chứng Thường đến gọi điện thoại, nội dung này rất quan trọng nên phải hủy án để thực nghiệm điều tra lại.
Chưa làm rõ thời điểm chết của 2 nạn nhân để xác định Hồ Duy Hải có phải là hung thủ không, nên cần phải hủy án để trưng cầu giám định thời điểm chết thông qua tài liệu khám nghiệm (thức ăn trong dạ dày và dấu vết hoen tử thi).
Chưa làm rõ cơ chế gây ra vết thương trên cơ thể nạn nhân, về con dao mà bị cáo mô tả có khả năng gây ra vết thương đó không.
Chưa làm rõ được động cơ gây án của đối tượng vì bản án sơ thẩm và phúc thẩm kết luận về động cơ gây án chưa phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.
Bỏ ngoài hồ sơ nhiều tài liệu quan trọng như lời khai ban đầu của bị cáo, lời khai nhân chứng, thu giữ dấu vân tay...
VKSND Tối cao cho rằng cần hủy án để bổ sung các tài liệu này vào hồ sơ.
Chiều cùng ngày, tại cuộc họp báo thông tin về kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu vụ Hồ Duy Hải, đề xuất hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Vụ án Hồ Duy Hải: Công an Long An bất nhất về đối tượng tên Nghị (?) Với sự bất nhất trong phát ngôn, Công an tỉnh Long An nên có câu trả lời chính thức cho dư luận được biết, rằng đối tượng từng liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, là Nguyễn Văn Nghị hay là Nguyễn Hữu Nghị? Mới đây, sau khi báo điện tử Dân Việt đăng tải bài viết không thể tìm ra tung...