Uy lực tấn công của tàu ngầm Kilo vượt trội tàu ngầm AIP (2)
Về tính năng kỹ thuật, giữa tàu ngầm AIP và Kilo không loại nào chiếm ưu thế hơn hẳn nhưng xét về tính năng tác chiến thì rõ ràng là Kilo toàn diện và uy lực hơn nhiều.
Về tính năng tác chiến: Tàu ngầm AIP không phải đối thủ của Kilo
Xét trên cả 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật là: phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày độ ồn, mức độ bộc lộ radar và hệ thống sonar quan trắc, cùng 2 tiêu chí về tính năng tác chiến là hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến đa nhiệm, thì tàu ngầm Kilo vẫn thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới.
Kỳ 1: Tàu ngầm Kilo có tính năng vượt trội các tàu ngầm AIP
Về tính năng tác chiến thì các tàu được đánh giá thông qua khả năng tấn công đa nhiệm và sức hủy diệt của hệ thống vũ khí. Tàu ngầm dù hiện đại đến đâu mà hỏa lực kém và khả năng tấn công đơn điệu thì cũng không có hiệu quả gì.
Trên lĩnh vực này thì rõ ràng Kilo có ưu thế hơn hẳn các tàu ngầm AIP, trong số này chỉ có tàu ngầm Amur của Nga là tiệm cận với Kilo nhưng nó cũng là sản phẩm của Nga, hơn nữa lại là phiên bản xuất khẩu cỡ nhỏ của tàu ngầm Lada, mà Lada chính là phiên bản nâng cấp của Kilo.
Các tàu ngầm thuộc dự án 636 đều được trang bị 6 ống phóng với 18 quả ngư lôi loại 533mm, 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả dự trữ trong hệ thống nạp tự động.
Ngoài ra, nó cũng được dùng để rải lôi với cơ số tối đa 24 quả thủy lôi DM-1. Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (lượng nổ 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và có thể được trang bị thêm ngư lôi tốc độ nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.
Video đang HOT
Hiện chỉ duy nhất có tàu ngầm AIP là Amur 1650 của Nga
sánh được với Kilo về khả năng tấn công
Khả năng tấn công của Kilo được đánh giá cao nhờ hệ thống tên lửa phóng từ tàu ngầm thế hệ Club-S, mỗi dự án xuất khẩu được trang bị các kiểu tên lửa khác nhau. Tàu ngầm kiểu 636MK của Trung Quốc và 877EKM của Ấn Độ (trước khi nâng cấp) sử dụng tên lửa hành trình đối hạm 3M-54E và không được trang bị tên lửa hành trình đối đất 3M-14E. Tàu ngầm Kilo Algieria, Việt Nam và Ấn Độ (sau nâng cấp) được trang bị tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn xa hơn 3M-54E (300km so với 220km), nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng gấp đôi (400kg), có khả năng đánh chìm hàng không mẫu hạm.
Hơn nữa, việc được trang bị tên lửa hành trình đối đất tiên tiến 3M-14E, là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn đã khiến các tàu ngầm Kilo này trở thành loại tàu ngầm thông thường đầu tiên ở châu Á có khả năng tấn công mặt đất (đối với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược thì điều này là hiển nhiên). Ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, không một loại tàu ngầm của nước nào có khả năng tấn công đối đất như 877EKM và 636MV.
“Sát thủ hàng không mẫu hạm 3M-54 E1″
Tuy vậy, tàu ngầm AIP đời mới loại SMX-26 của DCNS có một điểm hơn Kilo là hệ thống pháo và tên lửa phòng không. Từ trước đến nay, các tàu ngầm trên thế giới không ngại các tàu hộ vệ chống ngầm mà đều e ngại sự lùng sục và hỏa lực của các máy bay trinh sát chống ngầm. Các tàu ngầm thường không có khả năng phòng không nên khi bị phát hiện nó chỉ có cách vừa lẩn trốn vừa gọi lực lượng hỗ trợ. Với hệ thống pháo Canon và tên lửa phòng không kiểu trục đẩy lên mặt nước của mình, tàu ngầm SMX-26 có thể hạ sát loại máy bay vốn bay chậm và không có khả năng bảo vệ này.
Với hệ thống vũ khí đối hải và đối đất, các tàu ngầm AIP không thể so sánh được Kilo. Về cơ bản các loại này đều chỉ được trang bị ngư lôi và tên lửa hạng nhẹ, tuy có khả năng tấn công đối hạm nhưng hiệu quả không cao. Trong số này duy nhất tàu ngầm Amur của Nga là có hệ thống vũ khí tương đương là các loại tên lửa Club-S còn lại đều kém hơn.
Tên lửa hành trình đối đất tiên tiến 3M-14E
Xét về xu thế tác chiến hiện đại của tàu ngầm, đây chính là những mục tiêu ưu tiên phát triển hàng đầu của tất cả các tàu ngầm trên thế giới. Vì vậy, tuy cũng có nhược điểm về khả năng phòng không nhưng xét về tổng thể, Kilo vượt trội các tàu ngầm AIP về tính năng tác chiến. Nếu Kilo hoàn thiện được khả năng phòng không, nó sẽ có khả năng tác chiến toàn diện nhất trong các tàu ngầm thông thường trên thế giới.
Điểm mạnh của các tàu ngầm AIP là độ ồn và khả năng bộc lộ bức xạ thấp cũng chính là điểm yếu của nó. Các hệ thống động lực dạng AIP có công suất kém, vì vậy không thể sử dụng để đóng các tàu ngầm cỡ lớn (Ví dụ như: SMX-26 tải trọng1000 tấn, Amur là 970 tấn…, chỉ duy nhất Soryu có tải trọng 2100 tấn). Chính vì vậy, tàu ngầm AIP thường có lượng giãn nước thấp thì mới bảo đảm công suất, dẫn đến phạm vi hoạt động gần, mang được ít vũ khí trang bị, chỉ có khả năng phòng thủ tốt ở phạm vi gần bờ chứ kém về tấn công ở tầm xa.
Khả năng tác chiến linh hoạt trên các vùng nước nông, địa hình phức tạp của tàu ngầm AIP sẽ là sự bổ sung hiệu quả cho Kilo
Tuy vậy, tàu ngầm AIP cũng là một sản phẩm ưu việt, là sự bổ sung hoàn hảo cho các tầu ngầm hạng trung có uy lực tấn công mạnh nhưng yếu về khả năng chống máy bay săn ngầm như Kilo. Kích thước nhỏ giúp tàu ngầm AIP có khả năng linh hoạt và cơ động cao trong các vùng biển nước nông, địa hình không bằng phẳng, nhiều luồng lạch hoặc dải đá ngầm (đây lại là điểm yếu của Kilo). Chính khả năng này đã biến nó thành loại tàu ngầm chiến thuật cỡ nhỏ tốt nhất hiện nay.
Qua phân tích các đặc điểm trên đây, có thể rút ra một kết luận, các tàu ngầm AIP không bao giờ thay thế được loại tàu ngầm như Kilo và ngược lại. Về thực chất chúng là 2 loại tàu ngầm có tính năng hoàn toàn khác nhau, cả 2 loại đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, Kilo và tàu ngầm AIP đảm nhận những nhiệm vụ trái ngược nhau, một tấn công tầm xa và một thì phòng thủ ven bờ hoặc yểm hộ tấn công. Đây chính là 2 loại tàu ngầm có tính năng tương hỗ, là sự bổ sung hoàn hảo cho nhau, nên không thể bỏ cái này để sắm cái kia.
Theo ANTD
Hàn Quốc "khoe" tên lửa mới đối phó Triều Tiên
Hai ngày sau khi CHDCND Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3, Hàn Quốc ngày 14-2 tuyên bố đã triển khai tên lửa hành trình mới có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu ở Triều Tiên. Trong đoạn video kéo dài khoảng 50 giây do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc công bố, các tên lửa đã phá hủy các mục tiêu giả định sau khi được bắn từ tàu khu trục và tàu ngầm.
Tên lửa hành trình mới được phóng đi từ tàu ngầm Hàn Quốc trong một cuộc thử nghiệm
"Với loại tên lửa này, chúng tôi có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở Triều Tiên và vào bất kỳ thời điểm nào", Thiếu tướng quân đội Hàn Quốc Ryu Young-Jeo phát biểu tại buổi họp báo ở Seoul.
Trước đó, hôm 13-2, Hàn Quốc cho biết nước này sẽ đẩy nhanh việc phát triển các tên lửa đạn đạo có tầm bắn 800km, với khả năng bao trùm toàn bộ Triều Tiên.
Cùng ngày, hải quân Hàn Quốc đã bắt đầu tiến hành một cuộc tập trận bốn ngày ở ngoài khơi bờ biển phía tây và đông bán đảo Triều Tiên. Theo kế hoạch, hôm nay, 15-2, lục quân Hàn Quốc có kế hoạch tập bắn đạn thật gần biên giới với Triều Tiên.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau vụ thử hạt nhân lần 3 của Triều Tiên, thông cáo của Nhà Trắng hôm 13-2 cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết bảo vệ đồng minh Nhật Bản bằng "ô hạt nhân".
Theo ANTD
JSOW C-1 của Mỹ bay quá chậm nên rất dễ bị bắn hạ Một cuộc khảo nghiệm khả năng của vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không của lực lượng hải quân đã làm dấy lên sự lo ngại của các chuyên gia quân sự Mỹ về khả năng tác chiến của loại vũ khí tiến công chính xác này. Cuối tháng 1 vừa qua, hải quân Mỹ đã khảo nghiệm thành...