Uy lực sấm sét của ‘rồng lửa’ S-400 Triumf được đồn thổi sắp về Việt Nam
Tên lửa S-400 Triumf của Nga được chính chuyên gia Mỹ đánh giá là &’hệ thống vũ khí với khả năng đáng kinh ngạc và đánh bại nó là điều vô cùng khó khăn’.
Theo những tin tức mới nhất trên báo Infonet, tạp chí quốc phòng Kanwa (Canada) cho hay Quân đội Việt Nam đang muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf của Nga. “Việt Nam đang đàm phán với Nga về việc mua lại ít nhất 4 tiểu đoàn phòng thủ tên lửa tầm xa S-400 Triumf. Cả hai bên đều có kế hoạch ký kết thỏa thuận liên quan trong năm nay (2016)”, tạp chí quốc phòng Kanwa cho biết.
Tạp chí Canada loan tin Việt Nam đang để mắt tới hệ thống tên lửa S-400 Triumf của Nga
Trung Quốc là nước đầu tiên mua hệ thống phòng không S-400. Ấn Độ cũng đang xúc tiến đàm phán để mua “siêu hệ thống” phòng không này. Được biết, siêu tên lửa S-400 Triumf (tên mã định danh của của NATO là SA-21 Growler) được đưa vào biên chế Quân đội Nga từ năm 2007. Đây là hệ thống tên lửa phòng không chiến lược tầm cao chống khí cụ bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế.
Là phiên bản kế nhiệm của tên lửa S-300 nhưng hệ thống tên lửa S-400 có nhiều khả năng hơn S-300. &’Rồng lửa’ S-400 Triumf có thể phát hiện mục tiêu cách xa 600 km và cao 40-50 km, đặc biệt là có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu. Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km cũng như các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5 – 10 m.
Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, đây là điều mà không một hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được. Một trong những điều làm nên sức mạnh của tên lửa S-400 là khả năng tiêu diệt khí cụ bay của đối phương trong khoảng cách tới 400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km.
Một tiểu đoàn S-400 có thể theo dõi 300 mục tiêu ở phạm vi 600 km. Một lữ đoàn tác chiến (gồm 6 tiểu đoàn hợp thành) có thể khóa 36 mục tiêu và điều khiển đồng thời 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu này. Đặc biệt, hệ thống S-400 có khả năng chiến đấu gấp gần 4 lần hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. Năm 2015, nhà sản xuất tuyên bố tính năng của S-400 đã được tăng cường, một lữ đoàn tác chiến lớn (gồm 6 tiểu đoàn hợp thành) có thể khóa 80 mục tiêu và điều khiển đồng thời 160 tên lửa tấn công 80 mục tiêu này.
Siêu tên lửa S-400 Triumf là hệ thống vũ khí phòng không khiến phương Tây phải kiêng dè
Video đang HOT
Chia sẻ ý kiến về sức mạnh tên lửa S-400 của Nga, chuyên gia quân sự Mỹ Tyler Rogovey viết trên trang Foxtrot Alpha rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf là “hệ thống vũ khí với khả năng đáng kinh ngạc” và “đánh bại nó là điều vô cùng khó khăn”.
“Khả năng của Mỹ trong lĩnh vực chiến tranh điện tử và ngăn chặn sóng radar không chỉ có máy bay tác chiến điện tử hiện đại nhất Boeing EA-18G Growler mà mà còn có các hệ thống trợ giúp hữu hiệu khác. Chẳng hạn như tổ hợp các loại vũ khí và thiết bị cảm ứng bao gồm máy bay trinh sát, tấn công mạng, ngăn chặn các chiến thuật phòng không và các loại vũ khí khác của đối phương.
Được trang bị các loại đạn tấn công tầm xa bên ngoài tầm bắn hiệu quả của vũ khí đối phương, những hệ thống này thực sự là mối nguy hại”, ông Tyler Rogovey viết trên trang Foxtrot Alpha. Chuyên gia quốc phòng Nga Mikhail Khodarenok cũng đồng tình với đánh giá về khả năng của quân đội Mỹ trong lĩnh vực chiến tranh điện tử.
“Mỹ là chuyên gia thực thụ về chiến tranh điện tử với những thiết bị kỹ thuật tiến tiến ngăn chặn các loại vũ khí điện tử của đối phương”, ông Khodarenok nhận định. Tuy nhiên, theo ông Khodarenok, kẻ thù lớn nhất của các hệ thống tên lửa phòng không là thiết bị gây nhiễu, tuy nhiên đó không phải là vấn đề với S-400 khi kết hợp với hệ thống tích hợp phòng không tầm xa (IADS).
Đến chuyên gia Mỹ cũng phải thừa nhận sức mạnh đáng gờm của hệ thống tên lửa S-400 Triumf
Chuyên gia quốc phòng Nga Konstantin Sivkov từng cho rằng S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không hoàn toàn không có đối thủ ngang tầm trên toàn thế giới. Theo Sputnik, hệ thống S-400 được phát triển để đối lại với Sáng kiến phòng thủ chiến lược của Tổng thống Mỹ Reagan, từng được biết đến với cái tên Chiến tranh giữa các vì sao, báo VTC News đưa tin.
Sivkov giải thích: “S-400 có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao 300km. Thêm nữa, chúng có khả năng &’bắn và quên’, hay nói cách khác là tên lửa có hệ thống tự khóa mục tiêu và tiêu diệt, không cần theo dõi mục tiêu liên tục. Bên cạnh đó, tên lửa S-400 là hệ thống duy nhất trên thế giới hiện nay có khả năng tấn công các mục tiêu nằm ngoài đường chân trời và có thể đối phó với các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.
Theo VietQ
Lộ diện tiêm kích bom JH-7B nguy hiểm của Trung Quốc
Tiêm kích bom JH-7B mà Trung Quốc đang phát triển được cho là có khả năng triển khai tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12.
Mạng Sina mới đây đăng tải loạt hình ảnh được cho là máy bay tiêm kích bom JH-7B - phiên bản mới nhất dòng máy bay tiêm kích bom JH-7 đang được Tổng công ty công nghiệp máy bay Tây An (XAC) phát triển cho Không quân - Hải quân Trung Quốc.
Chiếc JH-7B xuất hiện với màu sơn vàng, chứng tỏ nó vẫn đang được nhà máy XAC thử nghiệm.
Theo một số nguồn tin, tiêm kích bom JH-7B được trang bị hệ thống điện tử hàng không mới, động cơ lực đẩy mạnh hơn WS-9A và nhất là khả năng tiếp nhiên liệu trên không giúp tăng tầm bay.
Đáng lưu ý, theo một số chuyên gia, JH-7B có khả năng triển khai được tên lửa hành trính chống hạm tốc độ siêu thanh YJ-12 có tầm phóng đến 400km. Mới đây, máy bay ném bom H-6M của Hải quân Trung Quốc đã bắn thử YJ-12 trên Biển Đông.
XAC được cho là áp dụng công nghệ bí mật giảm tiết diện phản xạ sóng radar RCS hay là giúp cho JH-7B có khả năng tàng hình nhẹ, nhưng không cần thay đổi khung thân.
Tiêm kích bom JH-7 được XAC phát triển từ đầu những năm 1970 với ý đồ thay thế mẫu máy bay ném bom H-5 à tiêm kích bom Q-5 bằng một mẫu máy bay có tính năng tương tự loại F-111 của Mỹ. Tuy nhiên, phải tới tháng 12/1988 thì các nguyên mẫu mới được chế tạo sử dụng một số công nghệ có nguồn gốc từ phương Tây.
Việc phát triển dòng tiêm kích bom JH-7 gặp rất nhiều khó khăn, trong năm 1994, một vụ tai nạn đã xảy ra với nguyên mẫu thử nghiệm giết chiết một phi công kỳ cựu. Và phải tới tận đầu năm 2004, các máy bay tiêm kích bom JH-7A (bản sản xuất hàng loạt) mới được biên chế cho Hải quân Trung Quốc, còn Không quân Trung Quốc thì phải tới cuối năm đó.
JH-7/7A được trang bị động cơ turbofans WS-9 sao chép mẫu Roll-Royce Spey Mk 202 của Anh cho tốc độ bay tối đa 1.808km/h, bán kính tác chiến 1.759km, trần bay 16km.
JH-7/7A có khả năng mang đến 9 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất và tên lửa không đối hải, cùng bom dẫn đường, bom và rocket "ngu".
Theo Kiến Thức
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: "Cuộc đảo chính là món quà của Chúa" Cuộc đảo chính thất bại không thể lật đổ được Tổng thống Erdogan, mà còn giúp ông Erdogan tăng cường sức mạnh. Được lập nên bởi một nền dân chủ, nhưng liệu Tổng thống Erdogan có đang bảo vệ cho nền dân chủ đó? Sau thất bại của nhóm quân đội đảo chính, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hứa sẽ xây dựng "một...