Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2020, định hướng công tác năm 2021
Ngày 12/1, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020 và phương hướng công tác năm 2021. Ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì Hội nghị. (Ảnh: Trung Hiếu)
Tham dự Hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành, các tiểu ban của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các địa phương có liên quan.
Theo Báo cáo tổng kết của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, năm 2020, thế giới trải qua nhiều biến động to lớn, chưa từng có trong nhiều thập niên qua. Khủng hoảng y tế với đại dịch Covid 19 đã tác động toàn diện, sâu rộng và nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực và trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, các thách thức an ninh phi truyền thống như thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu khốc liệt xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới. Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục được khẳng định là khu vực phát triển kinh tế năng động, là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu và có tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng gia tăng.
Tổ chức UNESCO vẫn tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, nhất là tài chính và chịu sự tác động của đại dịch Covid-19. Một số hoạt động, nhất là các cuộc họp quan trọng đã bị hoãn, hủy hoặc chuyển hình thức họp (kết hợp cả trực tiếp, trực tuyến…).
Trong bối cảnh đó, UNESCO thể hiện sự nhanh nhạy, kịp thời đề xuất và triển khai một số sáng kiến nhằm đối phó tốt hơn với những thách thức mới trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học và thông tin-truyền thông.
Quan hệ hợp tác Việt Nam – UNESCO được đẩy mạnh trên các lĩnh vực. Trong tiếp xúc nhân dịp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam trình thư ủy nhiệm, Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, tại ASEAN và thành tựu về phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian vừa qua.
Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid 19, các chương trình lớn của UNESCO vẫn được triển khai tại Việt Nam. Các bộ, ngành, địa phương cũng như cộng đồng và người dân tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh hợp tác, triển khai các hoạt động có liên quan đến UNESCO, đặc biệt qua hình thức trực tuyến.
Trong tình hình và bối cảnh đó, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trong năm 2020 đã tập trung vào các hoạt động sau:
Tích cực, chủ động thể hiện vai trò, trách nhiệm của quốc gia thành viên đóng góp vào công việc chung đồng thời thúc đẩy các lợi ích của Việt Nam tại diễn đàn UNESCO;
Nghiên cứu, xây dựng các hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận danh hiệu góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam và làm phong phú thêm kho tàng di sản chung của nhân loại;
Video đang HOT
Tăng cường phối hợp giữa các Tiểu ban, Tiểu ban chuyên môn, Văn phòng UNESCO Hà Nội; thúc đẩy hợp tác với các Ủy ban Quốc gia UNESCO trong khu vực và các đối tác khác;
Đưa quan hệ Việt Nam và UNESCO đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, triển khai các ý tưởng, sáng kiến của UNESCO để xây dựng chính sách, thực hiện các mục tiêu quốc gia, góp phần phát triển bền vững đất nước…
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Trung Hiếu)
Phương hướng, trọng tâm công tác năm 2021
Để nâng cao hình ảnh, vai trò của Việt Nam tại Diễn đàn UNESCO cũng như thúc đẩy bảo vệ các lợi ích quốc gia, tận dụng tri thức UNESCO để xây dựng chính sách và phát triển bền vững đất nước, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam xác định một số phương hướng hoạt động trong năm 2021 như sau:
Nghiên cứu, nắm bắt xu thế hợp tác, chuyển biến chính sách của các nước, nhóm nước trong UNESCO, khuyến nghị chính sách, chiến lược với Chính phủ trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học và thông tin-truyền thông; góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chỉ thị số 25/CT-TƯ về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và UNESCO; phát huy vai trò thành viên tích cực, chủ động tại Tổ chức thông qua việc đóng góp ý tưởng, sáng kiến đối với các vấn đề quan trọng mà UNESCO và các nước thành viên quan tâm như Chiến lược Chuyển đổi UNESCO, sửa đổi Hiến chương UNESCO…, Chương trình Chiến lược Trung hạn 2022-2029, Chương trình Ngân sách giai đoạn 2022-2025; Tham dự một số cuộc họp quan trọng như Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41, Đại hội đồng Công ước 1972, 2005…
Xây dựng chương trình thăm làm việc tại Việt Nam của Tổng Giám đốc UNESCO và ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2021-2025.
Tích cực triển khai kế hoạch vận động cho ứng cử viên Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 và Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026 và Công ước 2005 về bảo vệ đa dạng các biểu đạt văn hóa nhiệm kỳ 2021-2025.
Tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, khu vực; Phát huy vai trò của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trong công tác điều phối, tư vấn, hỗ trợ và giám sát các hoạt động của các Tiểu ban, Tiểu ban chuyên môn, các địa phương trong khuôn khổ hợp tác với UNESCO. Đồng thời, củng cố hợp tác, quản lý về mặt chuyên môn đối với các hoạt động của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam
Tiếp tục củng cố bộ máy, kiện toàn nhân sự Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và một số Tiểu ban, Tiểu ban chuyên môn.
Tận dụng ý tưởng của UNESCO phục vụ phát triển đất nước trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa và thông tin – truyền thông.
Đưa Thủ đô trở thành trung tâm sáng tạo của khu vực
Sáng 2-10, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm cấp cao Tham vấn về sáng kiến: Hà Nội - Thành phố sáng tạo. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội; đồng thời thúc đẩy thực hiện các cam kết của Hà Nội với tư cách là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO.
Quang cảnh tọa đàm.
Các đại biểu dự tọa đàm.
Tham dự tọa đàm, về phía đại biểu trung ương có Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam Lê Hoài Trung; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy; đại diện các bộ, ban, ngành.
Về phía thành phố Hà Nội, dự tọa đàm có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Vương Đình Huệ; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý.
Đại biểu quốc tế, tham dự có ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam; các vị đại sứ, đại biện, đại diện đại sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tiếp nối truyền thống văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, nguồn lực sáng tạo, Hà Nội tin rằng, nếu biết phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong môi trường kết nối quốc tế, thành phố sẽ một lần nữa hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng sáng tạo mang tên Thăng Long từ ngàn năm trước, xứng đáng là Thủ đô, trái tim của cả nước, vai trò đầu tàu, vị trí trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn của cả nước về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc.
Theo Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, quá trình tham vấn trong nước và quốc tế thời gian qua đã chỉ ra và nhấn mạnh những lợi thế về truyền thống, nguồn lực, động lực trong thiết kế sáng tạo của Hà Nội, cũng như bối cảnh phát triển năng động của Thủ đô và đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế giai đoạn mới. Song song với việc xác định các nguồn nội lực, các đối tác phát triển của Hà Nội và Việt Nam cho rằng, Hà Nội không thể bỏ qua việc xác lập vị trí tiên phong trong khu vực và các nền tảng có tính toàn cầu để định vị tầm nhìn, xác định mục tiêu chiến lược phát triển của Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định, thành phố tổ chức cuộc tọa đàm cấp cao với mong muốn lắng nghe, trao đổi với các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế, các đại sứ quán, các nhà đầu tư, doanh nghiệp về các ý tưởng, sáng kiến nhằm hỗ trợ Hà Nội xây dựng và xác định chiến lược và kế hoạch dài hạn nhằm phát huy hiệu quả, vai trò là Thành phố sáng tạo UNESCO. Đây cũng là cơ hội quảng bá hình ảnh con người Hà Nội, con người Việt Nam và thu hút sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng trong nước và quốc tế. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025; kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, sẽ được tổ chức trong những ngày tới; góp phần tuyên truyền, giới thiệu về định hướng phát triển mới của thành phố Hà Nội cùng các tiềm năng, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ mong muốn, các đại biểu tham dự tọa đàm sẽ đưa ra những ý kiến đóng góp tích cực, thẳng thắn, quý báu để thành phố xây dựng kế hoạch hành động chi tiết, cụ thể, hướng tới Hà Nội thực sự là trung tâm sáng tạo của khu vực.
Các đại biểu quốc tế dự buổi tọa đàm.
Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung khẳng định, sau khi Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo, Bộ Ngoại giao, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đã và đang đồng hành với thành phố Hà Nội trong việc quảng bá và phát huy danh hiệu, xây dựng kế hoạch cụ thể và huy động sự tham gia của nhiều cơ quan và các chủ thể trong xã hội nhằm phát triển thành phố sáng tạo, thực hiện cam kết với UNESCO khi xây dựng hồ sơ, góp phần làm cho văn hóa thực sự trở thành mục tiêu và động lực trong các chiến lược phát triển của Thủ đô.
Theo Thứ trưởng Lê Hoài Trung, danh hiệu Thành phố sáng tạo chắc chắn sẽ tạo một khuôn khổ thích hợp để thành phố Hà Nội tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị của các danh hiệu khác mà UNESCO đã ghi danh tại Hà Nội, vừa vì lợi ích của đất nước, vừa thực hiện các nghĩa vụ theo như cam kết của Hà Nội và Việt Nam với UNESCO. Thứ trưởng Lê Hoài Trung mong muốn và tin tưởng rằng, thành công của Hà Nội sẽ khẳng định vị trí và tầm vóc Thủ đô sáng tạo của nước Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, thúc đẩy các thành phố khác của Việt Nam tham gia Mạng lưới, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft phát biểu tại tọa đàm.
Về phần mình, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft cho rằng, Hà Nội đã giương cao ngọn đuốc của nền văn hóa hòa bình trong nhiều thập kỷ và giờ đây, với danh hiệu Thành phố sáng tạo, Hà Nội đã tái khẳng định cam kết của mình đối với sự phát triển lấy con người làm trung tâm. Ông Michael Croft khẳng định, đó là con đường bảo đảm rằng sự phát triển của thành phố không chỉ được tính bằng các số liệu thống kê và lợi nhuận, mà còn bởi những đặc điểm tốt đẹp nhất của con người, lòng trắc ẩn và sự sáng tạo.
Sau phiên trình bày tham luận, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã đồng chủ trì phiên trao đổi, tham vấn ý kiến của các đại biểu nhằm chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm về bảo tồn, sáng tạo, phát triển các di sản văn hóa gắn với phát triển đô thị hiện đại.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì phiên tọa đàm.
Tọa đàm đã ghi nhận ý kiến của các vị đại sứ, đại diện cho các đại sứ quán, các cơ quan, doanh nghiệp, chuyên gia, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, đặc biệt là các cơ quan Liên hợp quốc như UN Habitat, UNIDO, Văn phòng UNESCO Việt Nam tại Hà Nội.
Các tham luận, trao đổi, thảo luận của các đại biểu tập trung vào các nhóm giải pháp hiện thực hóa tầm nhìn một Thủ đô sáng tạo, bao gồm tái tạo đô thị, mạng lưới giáo dục kích thích sáng tạo với ưu tiên cho nghệ thuật và khoa học, hệ thống chuỗi tổng thể các sự kiện, hội chợ, triển lãm, lễ hội văn hóa và việc xây dựng, quảng bá thương thiệu thành phố, Thủ đô sáng tạo...
Phát biểu kết thúc tọa đàm, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định, còn nhiều việc cần làm để tiếp tục hiện thực hóa danh hiệu Thành phố sáng tạo, như cân bằng giữa các lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa các giá trị truyền thống và hiện đại; thiết kế một hệ sinh thái cho hoạt động đổi mới, sáng tạo; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hệ thống chính sách kinh tế, tạo cơ chế điều hành như thành lập cơ quan điều phối, chủ trì của thành phố để phát huy sự sáng tạo phong phú của doanh nghiệp, người dân cho định hướng phát triển chung của Thủ đô; nhấn mạnh công tác truyền thông, tư vấn, công khai, minh bạch ở tất cả các khâu trong quá trình phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô, với người dân là trung tâm.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, lãnh đạo thành phố ghi nhận tất cả các ý kiến đóng góp tại tọa đàm và khẳng định sẽ tiếp thu một cách cầu thị, chắt lọc và biến các ý tưởng được đưa ra thành hiện thực, với sự chung tay góp sức không chỉ của chính quyền mà còn cả doanh nghiệp, khối tư nhân, người dân và các đối tác quốc tế.
Đoàn công tác Bộ Ngoại giao thăm và làm việc tại Vùng 4 Hải quân Ngày 7/1, tại thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã đến thăm, làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân. Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: TTXVN phát Dự buổi làm việc có các đồng chí trong Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Vùng...