Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Lãi suất ngân hàng nhích nhẹ trong năm 2018
Theo số liệu công bố của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, lãi suất trong năm 2018 đã nhích nhẹ so với năm 2018. Cụ thể, lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5,11% năm 2017 lên 5,25% năm 2018. Lãi suất cho vay bình quân tăng từ 8,86% năm 2017 lên khoảng 8,91%.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) vừa có báo cáo tổng quan về thị trường tài chính năm 2018.
Theo đó, NFSC cho biết, trong năm 2018, tổng tài sản các định chế tài chính tăng 11,5% (năm 2017 tăng 17,5%). Trong đó, tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng 95,5%. Cung ứng vốn của thị trường vốn gia tăng. Chất lượng tải sản cải thiện, cụ thể tỷ lệ nợ xấu hệ thống tài chính là 2,4% (năm 2017 là 2,5%).
Cung tiền và tín dụng so với GDP tăng nhẹ: Tổng phương tiện thanh toán (M2)/GDP ước khoảng 168%; Tín dụng/GDP là 134%. Tín dụng năm 2018 ước tăng 14-15%, thấp hơn 3-4 điểm% so với năm 2017. Cung tiền, tín dụng đang dần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô.
Thanh khoản của hệ thống TCTD vẫn được đảm bảo mặc dù kém dồi dào hơn vào cuối năm. Nguồn vốn huy động toàn hệ thống ước tăng tương đương năm 2017; Hệ số LDR khoảng 87,5% (năm 2017: 87,8%). Trong nửa đầu năm 2018, thanh khoản hệ thống TCTD khá dồi dào do được hỗ trợ từ việc NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ. Tuy nhiên, từ cuối tháng 7/2018, thanh khoản kém dồi dào hơn chủ yếu do áp lực từ phía tỷ giá và nhu cầu về vốn cuối năm tăng cao. Lãi suất qua đêm VND tăng từ mức bình quân khoảng 1,53% trong đầu năm lên khoảng 3% trong nửa cuối năm 2018.
Lãi suất trên thị trường tiền gửi của khách hàng tổ chức kinh tế và cá nhân tăng. Lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5,11% năm 2017 lên 5,25% năm 2018. Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8,91% (năm 2017: 8,86%).
Video đang HOT
Cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã nhích nhẹ trong năm 2018
Theo NFSC, lãi suất có xu hướng tăng chủ yếu do kỳ vọng lạm phát tăng trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới biến động và các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel II.
Năm 2019, lãi suất có thể có những yếu tố thuận lợi do áp lực lạm phát có thể giảm bớt khi giá dầu thế giới không biến động nhiều. Cùng với đó, đồng USD dự báo suy yếu làm giảm áp lực từ phía tỷ giá.
Bình luận xu hướng lãi suất năm 2019, TS Nguyễn Xuân Thành đến từ Đại học Fulbright cho rằng lãi suất vẫn là một ẩn số của năm 2019. Vị chuyên gia cho biết những tháng cuối năm 2018, số liệu thị trường cho thấy lãi suất đang tăng dù tín dụng đang tăng chậm lại. Tuy nhiên, việc lãi suất tăng này chưa đánh giá được chỉ là tín hiệu thời vụ hay tín hiệu tăng lãi suất của năm 2019.
Còn về thị trường ngoại hối, tỷ giá trung tâm đã tăng khoảng 1,5% so với đầu năm, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại tăng khoảng 2,8% và tỷ giá thị trường tự do tăng khoảng 3,5% so với đầu năm.
Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ giá trong nước tăng, theo NFSC là do trên thế giới chỉ số USD-Index tăng khoảng 5% so với đầu năm, tăng 9% so với mức đáy hồi tháng 2/2018. Còn xét yếu tố cơ bản trong nước, tỷ giá vẫn chịu áp lực từ phía lạm phát song lại được hỗ trợ tích cực từ phía cân đối cung cầu ngoại tệ.
Triển vọng năm 2019, áp lực lên tỷ giá được giảm thiểu do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn so với dự báo. Trong đó, USD sẽ không tăng nhiều thậm chí có thể suy yếu hơn, đồng thời lạm phát trong nước có khả năng kiểm soát khoảng 4% do giá hàng hóa thế giới tăng không lớn, áp lực lên tỷ giá giảm bớt.
Theo anninhthudo.vn
Nợ công dự kiến giữ mức 61,4% GDP
Đây là số liệu mới nhất được Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính về quản lý, sử dụng nợ công. Bộ Tài chính khẳng định, các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP được kiểm soát chặt chẽ và nằm trong giới hạn theo Nghị quyết của Quốc hội.
Bộ Tài chính cho biết, với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, công tác quản lý, huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2018 đã đạt nhiều kết quả tích cực, đã giảm tốc độ tăng nợ công: Giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 18,1%/năm, 3 năm 2016-2018 tăng bình quân khoảng 10%/năm; sau nhiều năm đã kéo tỷ lệ nợ công giảm từ mức cuối năm 2016 là 63,7%GDP xuống còn 61,4%GDP cuối năm 2017; năm 2018 dự kiến giữ nguyên ở mức 61,4%GDP, nợ của Chính phủ ở mức 52,1% GDP.
"Việc kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP trong giới hạn cho phép đã góp phần quan trọng trong việc tiếp tục cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong năm 2018. Theo đó, ngày 14-5-2018, Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ mức BB- lên mức BB với triển vọng Ổn định; ngày 10-8-2018, Moodys nâng mức tín nhiệm của Việt Nam từ mức B1 lên mức Ba3 với triển vọng Ổn định", Bộ Tài chính cho biết.
Nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh. Ảnh minh họa
Riêng về nợ nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết đã tích cực cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỷ trọng nợ nước ngoài, từ 60% năm 2011 xuống còn khoảng 40% vào cuối năm 2018. Tỷ lệ nợ nước ngoài của Chính phủ giảm từ mức 24% GDP vào cuối năm 2011 xuống còn 21% GDP của giai đoạn 2016-2018. Đối với nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, đã hạn chế cấp bảo lãnh cho các dự án mới, do đó dư nợ được Chính phủ bảo lãnh giảm từ mức 10,9% GDP năm 2015 xuống còn 8,7% GDP năm 2018.
Về những rủi ro đối với danh mục nợ công, Bộ Tài chính cho biết với cơ chế huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài theo nhu cầu đề xuất của các bộ, ngành và địa phương như hiện nay, khả năng kiểm soát tổng mức vay vốn nước ngoài trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 đã được Quốc hội phê chuẩn (tối đa 300 nghìn tỷ đồng) gặp khó khăn, gây sức ép lên trần bội chi, trần nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ của NSNN.
"Để kiểm soát rủi ro, các biện pháp đặt ra là phải kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, nâng cao quản lý việc huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển; tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay trên cơ sở kế hoạch đầu tư công, kế hoạch vay trả nợ công trung hạn và hằng năm; tiếp tục tái cơ cấu nợ công, thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn trong nước; đồng thời kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn để đảm bảo chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép của Quốc hội...", Bộ Tài chính cho biết.
Hà An
Theo cand.com.vn
NamABank đạt lợi nhuận trước thuế đạt 471 tỷ đồng, nợ xấu giảm 48% 9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) đạt lợi nhuận trước thuế gần 471 tỷ đồng, vượt 47% so với kế hoạch năm. Đặc biệt, nợ xấu của ngân hàng giảm đến 48% so với hồi đầu năm. Ngày 1/11, ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) cho biết, thu nhập lãi thuần của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm...