Uỷ ban Chứng khoán độc lập, thuộc Chính phủ là yêu cầu khách quan
Theo dự thảo Chính phủ trình thì Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vẫn là cơ quan thuộc Bộ Tài chính…
Đó là quan điểm của Thường trực Uỷ ban Kinh tế khi thẩm tra sơ bộ dự án Luật Chứng khoán sửa đổi.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án luật này đã được trình bày trước khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, chiều 16/4.
Tờ trình của Chính phủ cho biết, so với Luật Chứng khoán hiện hành, dự thảo Luật sửa đổi 98 điều, bổ sung 29 điều, bãi bỏ 30 điều và giữ nguyên 8 điều.
Nâng cao vị thế là yêu cầu khách quan
Theo dự thảo Chính phủ trình thì Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trong phiên họp mở rộng thẩm tra dự án luật, đa số ý kiến cho rằng vị trí, vai trò của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần được xác lập để cơ quan này có đủ thẩm quyền trực tiếp tổ chức, quản lý và giám sát toàn diện hoạt động đối với thị trường chứng khoán (là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước; bổ nhiệm nhân sự của sàn giao dịch chứng khoán, tổ chức lưu ký và bù trừ chứng khoán).
Tuy nhiên, về mô hình tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước có 2 loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng: Uỷ ban Chứng khoán nhà nước cần độc lập, trực thuộc Chính phủ để khắc phục những bất cập hiện tại, giảm bớt các khâu trung gian, đề cao trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, phù hợp với kinh nghiệm và thông lệ quốc tế.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng: Uỷ ban Chứng khoán nhà nước trước mắt có thể trực thuộc Bộ Tài chính, tuy nhiên cần có lộ trình rõ ràng để chuyển thành cơ quan độc lập thuộc Chính phủ trong tương lai.
Video đang HOT
Quan điểm của Thường trực Ủy ban Kinh tế là, việc xác lập Uỷ ban Chứng khoán nhà nước là cơ quan độc lập, thuộc Chính phủ là cần thiết.
Trong giai đoạn trước đây, việc uỷ ban này trực thuộc Bộ Tài chính là nhằm có sự hỗ trợ về chính sách, nguồn lực và các yếu tố để thúc đẩy thị trường. Qua đó, thị trường chứng khoán có bước phát triển nhanh, trở thành nguồn cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, đến nay quy mô thị trường đã được mở rộng, với tốc độ tăng trưởng nhanh, cùng với những yêu cầu đổi mới và cấu trúc lại thị trường tài chính bảo đảm bền vững (bao gồm cả thị trường vốn và thị trường tiền tệ) theo hướng giảm áp lực đối với nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng, đòi hỏi phải lành mạnh hóa, nâng cao vai trò của thị trường vốn để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn trung – dài hạn, phục vụ cho phát triển kinh tế.
Do vậy, việc nâng cao vai trò, vị thế của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước là yêu cầu khách quan và cần thiết trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới, cơ quan thẩm tra lập luận.
Bên cạnh đó, Thường trực Uỷ ban Kinh tế cho rằng Uỷ ban Chứng khoán nhà nước độc lập sẽ đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO). Việc tiệm cận với thông lệ quốc tế sẽ giúp tăng sự minh bạch và góp phần nâng hạng thị trường, tạo niềm tin và thu hút nhiều hơn nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy phần lớn các nước quy định Uỷ ban Chứng khoán nhà nước có vị trí độc lập (121/128 quốc gia) và có đủ thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến thị trường vốn.
Ngoài ra, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước trực thuộc Chính phủ sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập hiện nay, giảm bớt các khâu trung gian trong xử lý các tình huống biến động bảo đảm tính chủ động, kịp thời cũng như trong quy trình ban hành văn bản pháp quy liên quan lĩnh vực chứng khoán. Việc quản lý thống nhất từ ban hành quy chế, cấp và thu hồi giấy phép, bổ nhiệm nhân sự, chủ động ngân sách và nguồn lực cũng sẽ tăng cường hiệu quả quản lý, tăng trách nhiệm của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước.
Điều này cũng phù hợp với các kiến nghị của Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) hỗ trợ Chính phủ Việt Nam.
Với những lý do nêu trên, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, làm rõ vị trí, vai trò, mô hình tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước và thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, bảo đảm thống nhất với tinh thần của Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 19/3/2019 của Chính phủ. Mà theo đó “Thể chế, pháp luật cần thể hiện sâu sắc tinh thần đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, xử lý kịp thời, hiệu quả, có tính bền vững cao đối với các vấn đề thực tiễn phát triển của đất nước”.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn thiếu niềm tin
Mộ trong những nội dung đáng chú ý được sửa đổi, bổ sung lần này là nhóm chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung này được thể hiện tại điều 49 dự thảo luật.
Điều 49 : Tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư, hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư, việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến cho rằng theo các quy định tại dự thảo luật thì nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không biết rõ được quy định về tỷ lệ mà mình được quyền sở hữu trên thị trường chứng khoán là bao nhiêu. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư hiện hành quy định về các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng lại không quy định về tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài vẫn thiếu niềm tin để tham gia và đẩy mạnh đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, quy định giao Chính phủ hướng dẫn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài về cơ bản tương đồng với quy định hiện hành của Luật Đầu tư, bảo đảm tính linh hoạt về hướng dẫn chính sách.
Thực tế, trên thị trường chứng khoán giao dịch mua bán chứng khoán diễn ra liên tục trong ngày và có thể ngay lập tức làm thay đổi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư, cũng như tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình thêm về biện pháp kỹ thuật để quản lý giao dịch chứng khoán phù hợp với Luật Đầu tư, cơ quan thẩm tra phân tích.
Nguyễn Lê
Theo VnEconomy
Thu hồi các dự án bỏ hoang ở Vân Đồn
Theo yêu cầu, với dự án hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chậm triển khai, Ban quản lý Khu kinh tế rà soát, nếu nhà đầu tư không đáp ứng được yêu cầu thì thu hồi.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thắng tại cuộc họp rà soát các dự án có sử dụng đất, mặt nước sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn.
Theo đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế, các sở, ngành có liên quan và UBND huyện Vân Đồn tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để đề xuất xử lý cụ thể đối với từng dự án theo hướng đối với một số dự án quan trọng, có tính động lực, tạo sức lan tỏa, thu hút đầu tư; một số dự án đã tạm dừng triển khai theo chủ trương của tỉnh này qua rà soát vẫn phù hợp với quy hoạch và cần thiết triển khai thực hiện tiếp thì khẩn trương tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho tiếp tục triển khai thực hiện.
Đối với nhóm dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định nhưng chậm triển khai do nguyên nhân chủ quan từ phía nhà đầu tư: Ban quản lý Khu kinh tế chủ trì phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản đôn đốc, yêu cầu nhà đầu tư thực hiện dự án, trong văn bản nêu rõ các yêu cầu, điều kiện đối với nhà đầu tư (về tiến độ, tài chính,...), nếu nhà đầu tư không đáp ứng được các yêu cầu của tỉnh thì thực hiện các thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư, quy hoạch, địa điểm,... để xem xét, lựa chọn nhà đầu tư khác có đủ năng lực thực hiện.
Đối với các dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư (Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn tại xã Vạn Yên; Phân khu B8 thuộc Dự án Con đường di sản tại xã Hạ Long; Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City - Phân khu 2; Khu dịch vụ và nghỉ dưỡng khu vực đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn - Phân khu B), yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục liên quan (đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư) để sớm thực hiện dự án.
Đối với một số dự án lớn về phát triển dịch vụ, du lịch, đô thị khác đã tạm dừng triển khai hoặc có đề nghị điều chỉnh quy hoạch, tiến độ thực hiện,... ( Khu đô thị Ocean Park tại xã Hạ Long; Khu Du lịch sinh thái Làng nghề Bãi Dài tại xã Hạ Long; Khu Du lịch sinh thái VIT Hạ Long tại xã Quan Lạn; Khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái rừng, biển cao cấp Hòn Giai, xã Quan Lạn; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Phượng Hoàng I tại đảo Phượng Hoàng, xã Ngọc Vừng...): Ban quản lý Khu kinh tế rà soát từng dự án, báo cáo UBND tỉnh nghe, chỉ đạo cụ thể.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị đã và đang triển khai: Yêu cầu kiếm soát tiến độ chặt chẽ, hạn chế việc gia hạn tiến độ thực hiện dự án và thời gian kinh doanh; trường hợp phải thực hiện gia hạn tiến độ, yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế, các sở, ngành cần rà soát, đánh giá tổng thể tình hình triển khai thực hiện dự án, xác định rõ nguyên nhân phải gia hạn, căn cứ để đề xuất thời gian gia hạn và phải đi kèm các điều kiện để bảo đảm hoàn thành theo đúng thời gian đã được gia hạn, tránh việc gia hạn nhiều lần cũng như lợi dụng việc gia hạn cho các mục đích khác của chủ đầu tư dự án.
Theo yêu cầu, Ban quản lý Khu Kinh tế chủ trì cùng UBND huyện Vân Đồn tiếp tục rà soát các khu vực, quỹ đất chưa giao nhà đầu tư mà có lợi thế, tiềm năng phát triển trên địa bàn đảo Cái Bầu và khu vực quần đảo Vân Hải để giới thiệu, kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể xem xét, quyết định đầu tư ngay và không bị trùng chéo với các dự án hiện có; báo cáo UBND tỉnh trong tháng 2/2019.
Theo báo cáo, trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn đến thời điểm hiện nay có 124 dự án có sử dụng đất, mặt nước sử dụng vốn ngoài ngân sách, gồm: 42 dự án đã được giao đất, cho thuê đất (trong đó: 08 dự án đúng tiến độ, 24 dự án chậm tiến độ, 10 dự án đã thu hồi); 60 dự án chưa được giao đất và 22 dự án đã hoàn thành.
Đáng chú ý, trong 60 dự án chưa được giao đất có: 6 dự án đã được chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (nhưng chưa được phê duyệt quy hoạch, chưa lựa chọn chủ đầu tư); 18 dự án đã được phê duyệt quy hoạch, chưa lựa chọn chủ đầu tư (chưa chấp thuận chủ trương đầu tư/phê duyệt dự án đầu tư/giao chủ đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư); 17 dự án đã lựa chọn chủ đầu tư (Chấp thuận chủ trương đầu tư/phê duyệt dự án đầu tư/giao chủ đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đầu tư) và 19 dự án đã chấm dứt hoạt động đầu tư/Hủy bỏ quy hoạch/Thu hồi chủ trương nghiên cứu quy hoạch.
Theo Vạn Xuân
BizLive
Hà Nội: Gần 150 ngàn doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp đăng ký kê khai thuế qua mạng Đây là nỗ lực của Thành phố Hà Nội trong năm qua về đẩy mạnh công tác ứng dụng thuế điện tử hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính. Cục Thuế Hà Nội đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ thông tin trong...